Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 22 - Tiết 44: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 22 - Tiết 44: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật

Kiến thức:

 - Nêu được ảnh hưởng của 1 số nhân tố sinh thái vô sinh (nhiệt độ, độ ẩm) đến sinh vật.

 - Nêu được một số nhóm sinh vật dựa vào giới hạn sinh thái của một số nhân tố sinh thái( nhiệt độ, độ ẩm).

 - Nêu được một số ví dụ thích nghi của sinh vật với môi trường.

 2. Kĩ năng:

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1192Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 22 - Tiết 44: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 22 Ngày dạy / / 2012 tại lớp 9A
 Ngày dạy / / 2012 tại lớp 9B 
 Tiết 44: ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm 
 lên đời sống sinh vật
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
 - Nêu được ảnh hưởng của 1 số nhân tố sinh thái vô sinh (nhiệt độ, độ ẩm) đến sinh vật.
 - Nêu được một số nhóm sinh vật dựa vào giới hạn sinh thái của một số nhân tố sinh thái( nhiệt độ, độ ẩm). 
 - Nêu được một số ví dụ thích nghi của sinh vật với môi trường.
 2. Kĩ năng: 
- Nhận biết một số nhân tố sinh thái trong môi trường.
 3. Thái độ:
	- Giáo dục ý thức bảo vệ các loài sinh vật.
II. chuẩn bị của giỏo viờn và học sinh: 
 1.Chuẩn bị của giáo viên: 
 - Bảng phụ kẻ bảng 43.1 và 43.2 SGK.
 2. Chuẩn bị của học sinh: 
 - Kẻ bảng trước vào vở.
III. Tiến trỡnh bài dạy
 1. Kiểm tra bài cũ: (5')
 + ánh sáng có ảnh hưởng tới những điểm nào của thực vật ? 
 + Kể tên và nêu ví dụ minh họa về 2 nhóm thực vật ?
 2. Dạy nội dung bài mới: 
	Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật.(18')
- GV: Yêu cầu h/s quan sát h43.1 và 43.2, nghiên cứu ắ mục I để tìm hiểu ảnh hưởng của nhiệt độ tới sinh vật.
- HS: Thảo luận nhóm để phân tích ví dụ 1; 2 và thực hiện ‚ (sgk):
 + Sinh vật sống được ở những nhiệt độ như thế nào?
+ Nhiệt độ có ảnh hưởng tới cấu tạo sinh vật như thế nào?
- HS: Đại diện nhóm trình bày đáp án, yêu cầu nêu được:
 + Phạm vi nhiệt độ sinh vật sống: 0oC - 50oC.
 + Nhiệt độ ảnh hưởng tới quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước
 + Cây nhiệt đới: Vỏ dày, tầng cutin dày, rễ phát triển hạn chế thoát hơi nước.
 + Cây ôn đới: Mùa lạnh cây rụng lá. giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh.
 + Động vật có lông dày, dài, kích thước lớn.
- GV: Bổ sung: 
 + ở lá cây cà chua nhiệt độ thấp (13o) hạt diệp lục ít nhỏ; nhiệt độ tối thích (21o) lá có nhiều hạt diệơ lục, nhiệt độ cao (35o) lá vàng úa do diệp lục bị phân huỷ.
 + Độ ẩm không khí thấp, nhiệt độ cao cây thoát hơi nước mạnh.
 + Hạt nảy mầm nhiệt độ ấm hơn khi ra hoa, quả chín cây cần nhiệt độ môi trường cao.
- GV: Tiếp tục đặt câu hỏi:
+ Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến đời sống động vật ?
- HS: ảnh hưởng tới hoạt động sinh lí, lượng thức ăn, tốc độ tiêu hoá thức ăn, trao đổi khí...
- GV: Ví dụ: Chuột nhắt sinh sản mạnh ở 18oC, sinh sản giảm và ngừng ở 30oC. Nhiệt độ quá cao, quá thấp Ư hiện tượng ngủ đông, ngủ hè (rùa, ếch, dơi, ốc sên...)
- HS: Tự hoàn chỉnh kiến thức.
- GV: Yêu cầu: 
 + Phân biệt sinh vật hằng nhiệt với sinh vật biến nhiệt?
 + Hoàn thành bảng 43.1.
 + Nhiệt độ ảnh hưởng lên đời sống sinh vật như thế nào?
I. ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật.
- Nhiệt độ ảnh hưởng tới hình thái, hoạt động sinh lí của sinh vật.
- Đa số các loài sống ở nhiệt dộ 0 - 50oC, một số sinh vật sống được ở nhiệt độ rất thấp hoặc rất cao.
Bảng 43.1: Các sinh vật biến nhiệt và hằng nhiệt
Nhóm sinh vật
Tên sinh vật
Môi trường sống
Sinh vật biến nhiệt
- Vi khuẩn cố định đạm.
- Cây lúa
- ếch
- Rắn hổ mang.
- Rễ cây họ đậu
- Ruộng lúa
- Hồ, ao, ruộng lúa
- Cánh đồng lúa
Sinh vật hằng nhiệt
- Chim bồ câu
- Chó
- Vườn cây
- Trong nhà
- GV: Mở rộng: Nhiệt độ môi trường thay đổi Ưsinh vật phát sinh biến dị để thích nghi và hình thành tập tính.
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống sinh vật .(18')
- GV: Cho h/s quan sát h43.3 yêu cầu đọc ắ sgk thực hiện ‚:
+ Thực vật và động vật được chia thành mấy nhóm ? Ví dụ? 
- HS: Thực vật ưa ẩm và chịu hạn; Động vật ưa ẩm và ưa khô.
+ Độ ẩm ảnh hưởng như thế nào lên đời sống sinh vật?
- HS nêu được: 
+ Cây ở nơi ẩm, thiếu ánh sáng phiến lá rộng, mỏng, mô giậu kém phát triển.
 + Cây nơi khô cơ thể mọng nước hoặc lá tiêu giảm thành gai.
- GV: Bổ sung: Nhóm cây ngập nước (ven bờ, ngập mặn), cây trung sinh
II. ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống sinh vật.
Bảng 43.2: Các nhóm sinh vật thích nghi với độ ẩm khác nhau của môi trường
Các nhóm sinh vật
Tên sinh vật
Nơi sống
Thực vật ưa ẩm
- Cây lúa nước
- Cói, cây ráy, thài lài
- Ruộng lúa nước
- Bãi ngập ven biển, dưới tán rừng
Thực vật chịu hạn
- Cây xương rồng.
- Cây thuốcc bỏng
- Cây thông
- Bãi cát
- Trong vườn
- Trên đồi
Động vật ưa ẩm
- ếch
- ốc sên
- Giun đất
- Hồ, ao
- Trên thân cây trong vườn
- Trong đất
Động vật ưa khô
- Thằn lằn
- Lạc đà
- Vùng cát khô, đồi
- Sa mạc
- GV: Cho h/s liên hệ:
+ Trong sản xuất người ta có biện pháp kĩ thuật gì để tăng năng suất cây trồng và vật nuôi?
- HS: Cung cấp điều kiện sống, đảm bảo thời vụ.
* Sinh vật thích nghi với môi trường sống có độ ẩm khác nhau.
 - Hình thành các nhóm sinh vật:
 + Thực vật:
 ả Nhóm ưa ẩm.
 ả Nhóm chịu hạn.
 + động vật:
 ả Nhóm ưa ẩm.
 ả Nhóm ưa khô.
* Kết luận chung: (sgk)
 3. Củng cố, luyên tập: (3')
	GV yêu cầu h/s trả lời câu hỏi:
+ Nhiệt độ và độ ẩm ảnh hưởng lên đời sống của sinh vật như thế nào? Cho ví dụ?
+ Tập tính của động vật và thực vật phụ thuộc vào nhân tố sinh thái nào?
 4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1') 
	- Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 sgk.
	- Đọc mục "Em có biết"
	- Sưu tầm tư liệu về rừng cây; nốt sần ở rễ cây họ đậu; địa y/.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 44 Anh huong cua nhiet do va do am len doisong sinh vat.doc