Giáo án môn Sinh học 9 - Trường THPT Ba Gia

Giáo án môn Sinh học 9 - Trường THPT Ba Gia

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1. Kiến thức:

 - Trình bày được các cấp tổ chức của thế giới sống

 - Giải thích được tại sao tế bào được xem là đơn vị tổ chức cơ bản của thế giới sống

 - Phân tích được mối quan hệ qua lại giữa các cấp bậc tổ chức của thế giới sống, nêu ví dụ

 2. Kỹ năng

 - Rèn luyện tư duy phân tích- tổng hợp, kĩ năng hợp tác nhóm và làm việc độc lập

 3. Thái độ, hành vi

 - Thấy được sự thống nhất của thế giới sống

II. PHƯƠNG TIỆN GIẢN DẠY

 - Tranh ảnh số 1 SGK - Phiếu học tập

III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

 - Hỏi đáp tìm tòi bộ phận - Thuyết trình - giảng giải -Hoạt động nhóm

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

 1. Ổn định lớp(1’)

 2. Kiểm tra bài cũ (0’)

 3.Bài giảng: 35’

 Đặt vấn đề: Sinh vật sống khác

doc 52 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 965Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Sinh học 9 - Trường THPT Ba Gia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NGÃI.
TRƯỜNG THPT BA GIA
--- ˜ & ™ ---
TỔ: SINH – CÔNG NGHỆ
Giáo viên: Nguyễn Thị Lệ Diễm
Tiết 1, tuần 1	 Ngày soạn 23/8/2008
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG
BÀI 1: CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
	1. Kiến thức:
	- Trình bày được các cấp tổ chức của thế giới sống
	- Giải thích được tại sao tế bào được xem là đơn vị tổ chức cơ bản của thế giới sống
	- Phân tích được mối quan hệ qua lại giữa các cấp bậc tổ chức của thế giới sống, nêu ví dụ
	2. Kỹ năng
	- Rèn luyện tư duy phân tích- tổng hợp, kĩ năng hợp tác nhóm và làm việc độc lập
	3. Thái độ, hành vi
	- Thấy được sự thống nhất của thế giới sống 
II. PHƯƠNG TIỆN GIẢN DẠY
	- Tranh ảnh số 1 SGK - Phiếu học tập
III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
	- Hỏi đáp tìm tòi bộ phận - Thuyết trình - giảng giải -Hoạt động nhóm
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 
	1. Ổn định lớp(1’)
	2. Kiểm tra bài cũ (0’)
	3.Bài giảng: 35’
	Đặt vấn đề: Sinh vật sống khác với vật vô sinh ở đặc điểm nào? Sinh vật sống được phân chia thành những cấp độ tổ chức sống như thế nào?
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
 NỘI DUNG CHÍNH
Hoạt động 1:
GV: Tại sao để nghiên cứu sự sống người ta tập trung nghiên cứu các đặc điểm của cơ thể sống?
GV thông báo: 
Tuy nhiên để nghiên cứu ở cấp độ cơ thể được tốt người ta cần nghiên cứu các cấp độ tổ chức sống trên và dưới cơ thể.
T? Cho biết vật chất xung quanh ta được cấu tạo ntn?
T? Theo thuyết tế bào thì mọi cơ thể sống được cấu tạo từ đơn vị cơ bản nào?
* GV treo tranh hình 1 SGK à yeâu caàu HS quan saùt traû lôøi caâu hoûi: Cho bieát theá giôùi soáng goàm nhöõng caáp ñoä naøo?
GV boå sung, hoaøn chænh
T? Trong caùc caáp toå chöùc treân, toå chöùc naøo laø caáp ñoä döôùi teá baøo vaø töø teá baøo trôû leân?
GV Nhận xét và kết luận 
Hoạt động 2:
Chuyển ý: Thế giới sống tuy đa dạng nhưng đều có những đặc điểm chung nhất định.
T? Thế nào là tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc?
T? Giữa cấp tổ chức trên là cấp tổ chức dưới có mối liên hệ như thế nào?
* Yêu cầu HS nghiên cứu H1.SGK và phân tích những đặc điểm nổi trội của cấp tổ chức ở trên so với cấp tổ chức sống ở dưới?
GV Nhận xét, bổ sung và hoàn thiện.
V? Ở người khi lạnh thì sao? Khi nóng thì sao?
 T? Đó là đặc điểm gì của các cấp tổ chức sống?
GV Nhận xét và kết luận
N? Cấu trúc của thế giới sống có đặc điểm gì? 
 Yêu cầu HS lấy ví dụ chứng minh.
Gv hoàn thiện
T? Thế giới sống được tiếp diễn là nhờ điều gì?
Điều này dẫn đến kết quả gì?
GV bổ sung: Tuy nhiên sinh vật trong thế giới thì vô cùng đa dạng và phong phú. Điều này được giải thích như thế nào?
GV Nhận xét và kết luận 
 * Giáo dục môi trường:
- Đa dạng của các cấp tổ chức sống tạo nên sự đa dạng của thế giới sinh vật / đa dạng sinh học.
- V? Làm gì để bảo vệ đa dạng sinh học?
- Môi trường và sinh vật có mối quan hệ thống nhất , giúp cho các tổ chức sống tồn tại và tự điều chỉnh. Nếu môi trường bi biến đổi thì sẽ ảnh hưởng đến sự tồn tại và chức năng sống của các tổ chức sống trong môi trường.
→ Vì ở cơ thể sống thể hiện đầy đủ các đặc trưng của cơ thể sống.
→ Vật chất đều được cấu tạo từ các nguyên tử và phân tử
HS nghiên cứu nội dung SGK và hình 1. SGK trả lời:
Nguyeân töû à phaân töû à teá baøo à moâ à cô quan à heä cô quan à cô theå à quaàn theå à quaàn xaõ à sinh quyeån.
- HS4: + Caáp ñoä döôùi teá baøo: phaân töû - baøo quan.
+ Caáp ñoä töø TB trôû leân: TB - moâ - ....... à sinh quyeån
- Là thế giới sống được phân chia thành các bậc lớn nhỏ khác nhau.
- Cấp dưới làm nền tảng để xây dựng nên cấp trên.
N4: HS dựa vào kiến thức đã học hoàn thành yêu cầu của GV
- Lạnh thì run, nóng thì toát mồ hôi.
- Đó là cơ chế điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể.
-cấu trúc phù hợp với chức năng.
- Nhờ quá trình truyền đạt thông tin từ AND của tế bào này cho tế bào khác và từ cơ thể này cho cơ thể khác 
- Các sinh vật đều có những đặc điểm chung
- Do những đột biến và biến dị phát sinh.
 Chọn lọc tự nhiên đã tích luỹ lại những đặc điểm thich nghi với môi trường.
- Bảo vệ sinh vật và môi trường sống của chúng.
I. Các cấp tổ chức của thế giới sống
* Vật chất đều được cấu tạo từ các nguyên tử và phân tử
* Các cơ thể đều được cấu tạo từ đơn vị cơ bản là tế bào.
1. Cấp tổ chức dưới tế bào 
Các phân tử nhỏ à các đại phân tử lớn à các bào quan của tế bào 
2. Câp tổ chức từ tế bào trở lên
Tế bào mô à cơ quan à hệ cơ quanàCơ thể à quần thểàloài àQuần xãàhệ sinh tháià Sinh quyển
II. Đặc điểm tổ chức của thế giới sống
1. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.
 - Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc, cấp dưới làm nền tảng để xây dụng nên cấp trên. Cấp tổ chức cao có những đặc điểm nổi trọi mà cấp tổ chức dưới không có đựơc.
2. Hệ thống mở và tự đièu chỉnh.
- Mọi cấp tổ chức từ thấp đến cao của thế giới sống đều có các cơ chế tự điều chỉnh nhằm đảm bảo duy trì và điều hoà sự caâ bằng động trong hệ thống để tổ chức có thể tồn tại và phát triển.
3. Cấu trúc phù hợp với chức năng.
 - Cấu trúc của tổ chức sống luôn có cấu tạo phù hợp với chức năng.
Ví dụ : chức năng của hồng cầu ở người là vận chuyển ôxi và cacbônic. Vì thế tế bào hồng cầu có cấu tạo hình đĩa( lõm hai mặt) để tăng diện tích trao đổi với bên ngoài.
4. Thế giới sống liên tục tiến hoá.
Sinh vật liên tục sinh sôi nảy nảy và không ngừng tiến hoá. tạo nên một thế giới sống vô cùng đa dạng và phong phú.
V. CỦNG CỐ:
Đặc tính nổi trội của các cấp tổ chức sống là gì? Ví dụ?
VI. DẶN DÒ :
 Đọc bài mới và học bài cũ 
Tiết 2, tuần 2	 Ngày soạn 30/8/2008
BÀI 2: CÁC GIỚI SINH VẬT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
	1. Kiến thức:
	- Trình bày khái niệm về giới và các cấp độ tổ chức trên giới.
	- Nêu được hệ thống 5 giới của Whittaker và mối quan hệ nguồn gốc của các giới
	- Trình bày đặc điểm của từng giới sinh vật.
	2. Kỹ năng
	- Vẽ được sơ đồ các bậc phân loại 
	- Rèn luyện tư duy phân tích- tổng hợp, kĩ năng hợp tác nhóm và làm việc độc lập
	3. Thái độ, hành vi
	- Thấy được sự thống nhất của thế giới sống 
II. PHƯƠNG TIỆN GIẢNG DẠY
	- Tranh ảnh số 2 SGK 
	- Phiếu học tập củng cố
III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠYs
	- Hỏi đáp- tìm tòi bộ phận - Thuyết trình - giảng giải -Hoạt động nhóm
IV. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
	1. Ổn định lớp(1’)
	2. Kiểm tra bài cũ(4’)
	BT1: Trình bày các cấp tổ chức sống của thế giới sống? Thế giới sống có những đặc điểm chung nào? .Tại sao tế bào được xem là đơn vị cơ bản của sự sống?
	3.Bài giảng: 35’
* Đặt vấn đề: Người ta thường sắp xếp, phân loại các sinh vật vào các nhóm khác nhau tuỳ từng mục đích và để tiện lợi cho công tác nghiên cứu khoa học. Vậy những nguyên tắc để tiến hành phân loại sinh vật là gì? Và hiện nay sinh giới được phân loại như thế nào?
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
 NỘI DUNG CHÍNH
GV cho HS nhắc lại kiến thức đã học ở cáp 2:
N? Giới là gì? 
N? Hai giới nào em biết nhiều nhất?
Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi :
T? Hãy sắp xếp sự phân chia thế giới sinh vật từ lớn đến nhỏ?
N? Hiện nay, hệ thống phân loại nào được chấp nhận nhiều nhất? và hệ thống này gồm những giới sinh vật nào?
GV Nhận xét và kết luận 
Vậy mỗi giới có những đặc điểm chung khác với những giới còn lại như thế nào?
Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi:
N? Giới khởi sinh gồm những loại sinh vật nào? Cấu tạo cơ thể ntn? Môi trường sống của chúng ở đâu?.
GV Nhận xét và kết luận:
N? Giới nguyên sinh gồm những nhóm sinh vật nào? Đặc điểm cấu tạo tế bào và hình thức dinh dưỡng?
GV Nhận xét và kết luận :
Yêu cầu HS nghiên cứu nội dung mục 3 SGK và trả lời câu hỏi 
N? Đặc điểm chung của giới nấm?
N? Hình thức dinh dưỡng của giới nấm?
T? Lấy một số ví dụ về các loại nấm?
GV Nhận xét và kết luận:
- Yêu cầu HS nghiên cứu mục 4 SGK và trả lời câu hỏi 
N? Đặc điểm chung của giới thực vật?
N? Gồm có những ngành nào?
Nhận xét và kết luận 
V? Vai trò của giới thực vật đối với sự sống? ví dụ?
Yêu cầu HS nghiên cứu mục 5 SGK và trả lời câu hỏi:
N? Đặc điểm chung của giới động vật?
N? Giới ĐV gồm những ngành nào?
V? Vai trò của giới động vật đối với sự sống? ví dụ?
GV Nhận xét và kết luận:
* Giáo dục môi trường:
- Đa dạng sinh học thể hiện qua sự đa dạng các giới sinh vật .
- Vai trò của sinh vật trong giới khởi sinh và nguyên sinh góp phần hoàn thành chu trình tuần hoàn vật chất. 
-V? Vai trò tuần hoàn của thực vật đối với hệ sinh thái như thế nào?
V? Vai trò của giới động vật trong hệ sinh thái như thế nào?
V? Là HS em phải làm gì để bảo vệ các loài động, thực vật quí hiếm?
- Giới là đơn vị phân loại lớn nhất gồm các ngành có chung những đặc điểm nhất định.
- Giới ĐV và Thực vật .
Giới à ngànhà lớpàbộà họ à chi à loài 
- Hệ thống 5 giới của Whittaker và Margulis
- Học sinh nghiên cứu SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi của GV.
N3: Giới NS gồm những sinh vật nhân thực, đơn bào hoặc đa bào. sống dị dưỡng
- HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi:
+ Nấm thuộc giới Sinh vật nhân thực, đơn hoặc đa bào, thành tế bào có chứa kitin, không có lục lạp, không có lông và roi.
+ Sống dị dưỡng 
N3: HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi 
+ Gồm những sinh vật nhân thực, đa bào, sống tự dưỡng, khả năng cảm ứng chậm.
+ Có những ngành: Rêu, quyết, hạt trần, hạt kín.
HS trả lời.
N3:HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi 
HS lắng nghe,
HS trả lời: 
- Thực vật fóp phần điều hoà khí hậu, hạn chế xói mòn, lũ lụt, hạn hán) mắt xích đầu tiên trong chuỗi, lưới thức ăn .
- Đảm bảo tuần hoàn vật chất và năng lượng, góp phần cân bằng hệ sinh thái. 
- Có ý thức và thái độ đúng đắn trong việc bảo vệ rừng và khai thác tài nguyên hợp lí. 
- Bảo vệ động thực vật quí hiếm, bảo tồn đa dạng sinh học 
- Lên án các hành động săn bắn trái phép các động vật hoang giả quí hiếm. 
I. Giới và hệ thống phân loại 5 giới.
1. Khái niệm về giới
Giới ( Regnum) trong sinh học là đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định.
Thế giới sinh vật được phân chia:
Giới – ngành - lớp - bộ - họ - chi( giống) – loài
2. Hệ thống phân loại 5 giới
Whittaker và Margulis đã chia thế giới sinh vật thành 5 giới: 
 Giới khởi sinh - Giới nguyên sinh - Giới nấm - Giới thực vật - Giới động vật.
II. Đặc điểm chính của mỗi giới
1. Giới khởi sinh.
- Gồm các loài vi khuẩn là những sinh vật nhân sơ rất nhỏ bé, kích thước thường từ: 1-5.
 -Cơ thể đơn bào
 -Sống tự dưỡng, dị dưỡng hoặc kí sinh.
 -Vi khuẩn sống khắp nơi : đất, nước, không khí, trên cơ thể sinh vật khác.
2. Giới Nguyên sinh ( Protista)
- Tảo: Sinh vật nhân thực, đơn bào hoặc đa bào, có mang sắc tố quang hợp.Tảo là sinh vật quang tự dưỡng, sống trong nước.
- Nấm nhày: Sinh vật nhân thực.
Cơ thể gồm hai pha: pha đơn bào: giống trùng amip, pha hợp bào là khối nguyên sinh chứa nhiều nhân. Sinh vật dị dưỡng, sống hoại sinh
- Động vật nguyên sinh: Sinh vật nhân thực, sống dị dưỡng
3. Giới nấm.(Fungi)
Sinh vật nhân thực, cơ thể đơn bào hoặc đa bào. Cấu trúc dạng sợi ... y lần phân bao? Đặc điểm?
T? Kết quả của quá trình giảm phân từ một tế bào?
 Gv bổ sung và nhân mạnh:
+ Lần phân bào 2 NST không nhân đôi.
+ TB con tạo nên có bộ NST giảm đi một nữa so với tế bào mẹ bân đầu.
Hoạt động 2:
 - Treo tranh 
- Phân nhiệm vụ mỗi nhóm: mỗi nhóm trình bày 1 kỳ
- Gọi HS bổ sung, nhận xét.
- Treo bảng phụ thông báo đáp án
- GV bổ sung và nhấn mạnh:
- Do các NST tương đồng bắt đôi ở kì đầu nên qua kì gữa chúng di chuyển về mặt phẳng xích đạo và tập trung thành hai hàng. (khác so với nguyên phân) 
- Kì sau: 
- Mỗi NST kép trong cặp NST kép tương đồng được các dây thoi vô sắc kéo về hai cực của tế bào
- Kì cuối: Tạo nện hai tê bào con có bộ NST đơn bội kép.(khác với nguyên phân)
Hoạt động 3:
Yêu cấu HS nghiên cứu nội dung SGK và so sánh với quá trình nguyên hoàn thành nội dung kiến thức.
- GV gọi một HS trình bày và so sánh, sau đó bỏ sung và giúp HS hoành nội dung kiến thức.
Hoạt động 4:
- Thông báo: Giảm phân 2 trải qua các kỳ tương tự như nguyên phân.
* HS tự nghiên cứu nội dung SGK và kiến thức bài học 
giảm phân
T?1 TB mẹ bân đầu(2n) 
 4 tế bào con 
có bộ NST giảm đi một nữa.
- VD ở động vật:
T? Vậy tb sinh tinh cho ra mấy tinh trùng?
T? Và một tb sinh trứng cho ra mấy trứng?
Gv hoàn thiện
GV hỏi: Bộ NST của loài sinh sản hữu tính được ổn định qua các thế hệ của bài nhờ những cơ chế nào?
- GV: Giải thích sự phân li độc lập và tổ hợp tự do.
Rút ra ý nghĩa của quá trình giảm phân?
HS nghiên cứu SGK và hình vẽ
- Nhóm thảo luận, thống nhất và cử đại diện báo cáo:
+ Giảm phân chỉ xảy ra ở tế bào sinh sản.
+ QT giảm phân trải qua 2 lân phân bào.
+ Kết quả: Từ 1 tế bào ban đầu qua GP ( 2 lần phân bào) tạo nên 4 tế bào con .
HS thảo luận nhóm và hoạt động độc lập thống nhất ý kiến trả lời.
- Các nhóm khác bổ sung và nhận xét. 
- Một HS trình bày,các em khác bổ sung và rút ra nội dung.
HS dựa trên kiến thức đã học và trả lời:
- Một TB (2n) qua giảm phân cho ra 4 tb (n)
+ 1 tế bào sinh tinh " 4tinh trùng (n)
+ HS trả lời
- TL : Kết hợp Nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
HS rút ra KL về ý nghĩa của giảm phân.
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA GIẢM PHÂN: 
1. Giảm phân bao gồm hai lần phân bào liên tiếp nhưng chỉ có một lần NST nhân đôi.
2. Giảm phân chỉ xảy ra ở tế bào của cơ quan sinh sản.
3. Kết quả của GP: Từ 1 tế bào ban đầu (2n) qua GP ( 2 lần phân bào) tạo nên 4 tế bào con có bộ NST giảm đi một nữa (n)
II. GIẢM PHÂN I
1. Kỳ trung gian:
- Nhiễm sắc thể (NST) tiến hành tự nhân đôi.
2. Kỳ đầu 1:
- NST đã được nhân đôi ở kì trung gian
- Thoi vô sắc được hình thành
- Các NST có kích thước và hình dạng giống nhau (các NST tương đồng) bắt đôi với nhau và dính nhau từ đầu nọ đến đầu kia rồi co xoắn lại. Sau đó tách dần nhau ra ở tâm động và chỉ còn dính nhau ở chổ bắt chéo của nhiễm sắc tử với nhau.
- Trong quá trình bắt đôi và tách nhau ra các NST tương đồng trao đổi các đoạn cho nhau, gọi là trao đổi chéo. 
- Màng nhân và nhân con dần tiêu biến.
 3. Kỳ giữa 1: 
- NST kép co xoắn cực đại tạo dạng đặc trưng và di chuyển tập trung thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.
 4. Kỳ sau 1:
- Mỗi NST kép trong cặp NST kép tương đồng được các dây thoi vô sắc kéo về hai cực của tế bào. 
5. Cuối kỳ 1:
- Ở mỗi cực của tế bào, NST dần dần dược dãn xoắn.
- Màng nhân và nhân con xuất hiện
- Thoi vô sắc biến mất, tế bào chất phân chia tạo nên hai tế bào con có số lượng NST kép giảm đi một nửa.
III.GIẢM PHÂN II
- Tiến hành qua các kỳ như nguyên phân
* Kết quả của giảm phân:
- 1 tế bào (2n) " 4 tế bào (n)
+ 1 Tb sinh tinh qua giảm phân cho ra 4 tinh trùng đều tham gia vào quá trình sinh sản.
+ Một tb trứng qua giảm phân cho ra 1 trứng và 3 thể định hướng (tiêu biến)
 IV. Ý NGHĨA CỦA GIẢM PHÂN.
1. Nhờ quá trình giảm phân giao tử được tạo thành mang bộ NST đơn bội, qua thụ tinh bộ NST lưỡng bội được phục hồi. 
2. Sự kết hợp của ba quá trình: NP – GP – TT đã đảm bảo duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của các loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ cơ thể.
3. Sự trao đổi chéo và sự phân li độc của các cặp NST tương đồng trong GP tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc và câu trúc NST, cùng với sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử trong thụ tinh tạo ra các hợp tử mang những tổ hợp NST khác nhau, Đó là nguyên nhân tạo ra sự đa dạng về KH và KG đẫn đến xuất hiện nguồn nguyên liệu phong phú cho quá trình tiến hoá và và chọn giống.
4. CỦNG CỐ:
a) Ở ruồi giấm: 2n = 8. Hãy xác định số lượng NST qua:	Kỳ giữa I, Kỳ sau II, Kỳ cuối II
 b) Cho HS quan sát lại mô hình của Nguyên phân và Giảm phân và xác định đây là kỳ nào của giảm phân hay nguyên phân?
5. Dặn dò
 Đọc bài mới và học bài
Ngày soạn 16/1/2008 Tiết 22, tuần 22
BÀI 20: THỰC HÀNH 
QUAN SÁT CÁC KỲ CỦA NGUYÊN PHÂN TRÊN TIÊU BẢN RỄ HÀNH
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
	1. Kiến thức:
- HS nhân biết được các kì khác nhau của nguyên phân dưới kính hiển vi.
- HS vẽ được các kì của nguyên phân dưới kính hiển vi .
	2. Kỹ năng
	- Rèn luyện kỹ năng quan sát tiêu bản và sử dụng kính hiển vi.
	3. Thái độ, hành vi
	HS tập tính cẩn thận và bảo vệ dụng cụ, đồ dùng thực hành.
II. CHUẨN BỊ:
	* GV: 
	- Kính hiển vi
	- Tiêu bản cố định lát cắt dọc rễ hành.
	- Băng hình vẽ quá trình nguyên phân,máy chiếu.
	- Ôn lại kiến thức về tế bào, đặc biệt quá trình phân bào.
	- Đọc bài SGK trang 81.
III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
	- Trực quan - Vấn đáp - Giảng giải.
IV. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
	1. Ổn định lớp(1’)
	2. Kiểm tra bài cũ(4’)
	3.Bài giảng: 35’
* Đặt vấn đề
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1:
Trước giờ thực hành GV làm một số công việc:
 + Chia nhóm
 + Phát dụng cụ: Kính hiển vi, một tiêu bản cố định.
- GV đưa các yêu cầu:
 + Sử dung kính hiển vi quan sát tiêu bản rể hành.
 + Nhận biết được các kì của quá trình nguyên phân.
 + Vẽ sơ lược các hính của tế bào với các kí quan sát được 
- Gv kiểm tra bằng cách:
 + Quan sát thị trường trên kính hiển vi của các nhóm. 
 + Giúp đỡ nhóm yếu. 
- Gv cho HS xem thêm băng hình về các kì của nguyên phân.
_ GV yêu cầu HS trong khi xem phải nhận biết các kì, diễn biến hoạt động của NST. 
Hoạt động 2:
 Gv yêu cầu: 
T? Tại sao cùng một kì nào đó của nguyên phân trên tiêu bản lại có thể trong rất khác nhau? 
- Gv kiểm tra bằng cách thu th báo cáo của một số học sinh. 
- Gv nhận xét và có thể cho điểm HS làm bài tốt.
 I. Quan sát, nhận biết các kì của nguyên phân.
- Các nhóm nhận dụng cụ, lưu ý phải bảo quản dụng cụ.
- Các nhóm hoạt động: 
 + Dựa vào hướng dẫn SGK để tiến hành quan sát,
 + Nhìn rõ mẫu quan sát rồi vẽ hình.
 + Nhận biết các kì của nguyên phân và phân tích diễn biến của NST ở kì đó.
 + tham khảo thêm hình 21 SGK trang 82. 
II. Viết báo cáo thu hoạch:
Cá nhân hoàn thành báo cáo bản thu hoạch
- Vẽ đủ hình quan sát được
- Trả lời câu hỏi, yêu cầu nêu được: 
 + Tiêu bản lát cắt dọc rễ hành nên có các ki khác nhau với loại tế bào khác nhau.
 + Trong một kì diễn biến đầu kì, giữa kì, cuối kì khác nhau nên tiêu bản cũng khác nhau. 
V. Củng cố.
- Hs trả lại dụng cụ ( tiêu bản không bị vỡ) 
- Thu bài báo cáo thu hoạch
- Gv nhận xét giờ học
VI. Dặn dò
- Ôn tập toàn bộ về kiến thức sinh học tế bào. 
 - Đọc bài mới và học bài cũ
Ngày soạn: 05/02/2009 Tuần 23, Tiết 23
Bài 21: ÔN TẬP SINH HỌC TẾ BÀO
I. MỤC TIÊU: 
	1. Kiến thức: 
	- Hệ thống hoá kiến thức cơ bản của từng chương, mối liên hệ giữa các kiến thức trong từng chương, mối liên hệ giữa các kiến thức trong các chương, các bài có liên quan.
	- nắm được khái niệm cơ bản về tế bào.
Xây dựng được bản đồ khái niệm, hệ thống câu hỏi ôn tập từng chương.
	2. Kĩ năng: 
	- Rèn kỳ năng khái quát, so sánh, liên hệ, vận dụng, tư duy logic.
	- Hoạt động nhóm và cá nhân.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
	- GV: Một số bản đồ làm mẫu cho HS như trong SGK.
	- HS: Ôn tập kiến thức trọng tâm của từng chương.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:	
	1. Kiểm tra bai cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
	2. Trọng tâm: 
	- Xây dựng bản đồ khái niệm.
	- Xây dựng hệ thống câu hỏi cho từng bài: 
	3. Bài mới: 
T
G
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Gv yêu cầu HS trình bày các kiến thức cơ bản về các vấn đề sau:
+ thành phần hoá học của tế bào,
+ Cấu tạo tế bào.
+ chuyển hoá vật chất và năng lượng.
+ Phân chia tế bào 
* GV cần lưu ý: 
Nhắc nhở Hs tự đọc mục 1,2 SGK trang 24 để nắm được yêu cầu của bài ôn tập.
- Gv nêu yêu chính của bài học là biết xây dựng bản đồ khái niệm, sơ đồ kiến thức. 
- Gv hướng dẫn HS xây dựng bản đồ khái niệm. 
 * Yêu cầu:
 Trên mũi tên hay các lời gạch nối ghi chú thích sao cho phù hợp với mối quan hệ nhân quả giữa chúng và toàn bộ các mối quan hệ của bản đồ thể hiện chủ đề, quá trình đã chọn.
* Yêu cầu:
Vận dụng kiến thức, hoàn thành các phần còn lại của bản đồ dạng phân nhánh. 
* Gv yêu cầu:
N? Phân tích bản đồ khái niệm dạng lưới SGk trang 86.
 - Gv nhận xét và đánh giá, nhấn mạnh cách xây dựng bản đồ khái niệm dạng mạng lưới. 
* Gv có thể yêu cầu Hs xây dựng bản đồ khái niệm dạng lưới với chủ đề và khái niệm cho trước như sau;
 + sự sồn được tiếp diễn liên tục ( các khái niệm: phân đôi, nguyên phân, giảm phân,nhân đôi AND, thoi vô sắc)
+ Thế giới sống là một hệ mở với dòng năng lượng chuyển dời liên tục trong hệ sinh thái ( các khái niệm: Mặt trời,cây xanh, con bò, vi khuẩn, ATP) 
- Gv yêu cầu Hs xác định kiến thức thông qua yêu cầu và sơ đồ) 
Hs các nhóm đã chuẩn bị ở nhà , cử đại diện trả lời từng vấn đề một cách tóm tắt.
HS các nhóm đã chuẩn bị.
- các nhóm hoạt động :
+ Các nhân vận dụng kiên thức
+ thảo luận nhóm thống nhất ý kiến đê hoàn thành nội dung.
 * yêu cầu ngắn gọn và khái quát.
- HS nghiên cứu SGk trang 86, thảo luận nhóm về các vấn đề:
+ Chủ đề các bản đồ
+ vị trí các khái niệm
+ gạch nối giữa các khái niệm
+ Đại diện nhóm vẽ các sơ đồ lên bản và trình bày.
" Hs hoạt động nhóm và yêu cầu đạt được là: 
 Thoi vô sắc
 & (
Ng.phân"Nhân đôi AND"P.đôi
 ( Giảm phân &
 HS thảo luận, vận dụng kiến thức chương phân chia tế bào để trả lời.
+ Phân tích kết quả dể biết quá trình
+ Ý nghĩa của mỗi quá trình phân bào.
I. Tóm tắt nội dung cơ bản của phần sinh học tế bào.
 1. Thành phần hoá học của tế bào SGk trang 82.
 2. Cấu tạo tế bào SGK tang 83
 3. chuyển hoá vật chất và năng lượng SGk trang 83
 4. Phân chia tế bào SGK trang 84
1. Xây dựng bẩn đồ khái niệm:
 * Các bước xây dựng bản đồ khái niệm: 
- xây dựng một chủ đề lớn hay một quá trình
- chọn một số khái niệm then chốt phản ánh chủ đề hay quá trình đó
 - Vẽ gạch nối giữa hai mũi tên nối các khái niệm với nhau.
a. Các bước xây dựng bản đồ khái niệm dạng phân nhánh.
b. Bản đồ khái niệm dạng mạng lưới:
 * Ví dụ:
 + Chủ đè của bản đồ, Quá trình chuyển hoá năng lượng.
 + Các khái niệm liên quan: ATP, ti thể, lục lạp, tế bào thực vật và hô hấp tế bào.
 Hô hấp tế bào
Lục lạp ATP Ti thể 
 Tế bào thực vật
* 2, Sơ đồ kiến thức:

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN .10.doc