Giáo án môn Sinh học 9 - Năm 2011 - 2012

Giáo án môn Sinh học 9 - Năm 2011 - 2012

I/ Mục tiêu

 1/Kiến thức

 -Nêu được mục đích, nhiệm vụ, nội dung và vai trò của Di truyền học.

 - Giới thiệu Menđen là người đặt nền móng cho di truyền học.

 -Nêu dược những phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen

 - Trình bày được 1 số thuật ngữ, kí hiệu trong di truyền học

 2/ Kỹ năng

 -Rèn luyện kĩ năng quan sát phân tích

3. Thái độ: Giúp Hs thêm yêu thích môn sinh học nói chung và nghành Di truyền học nói riêng thông qua các thí nghiệm của Menden.

II/ Đồ dùng dạy học

 -Tranh h 1.1, 1.2 sgk/56

III/ Hoạt động dạy học:

 

doc 143 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1199Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Sinh học 9 - Năm 2011 - 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 1 Ngày soạn: 
Tiết : 1
 DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
 Chương I: CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENĐEN
 Bài 1: MENĐEN VÀ DI TRUYỀN HỌC
I/ Mục tiêu
 1/Kiến thức
 	-Nêu được mục đích, nhiệm vụ, nội dung và vai trò của Di truyền học.
 - Giới thiệu Menđen là người đặt nền móng cho di truyền học.
 -Nêu dược những phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen 
	- Trình bày được 1 số thuật ngữ, kí hiệu trong di truyền học 
 2/ Kỹ năng 
 	-Rèn luyện kĩ năng quan sát phân tích 
3. Thái độ: Giúp Hs thêm yêu thích môn sinh học nói chung và nghành Di truyền học nói riêng thông qua các thí nghiệm của Menden. 
II/ Đồ dùng dạy học
 	-Tranh h 1.1, 1.2 sgk/56
III/ Hoạt động dạy học:
 1/ Ổn định 
 2/ Học bài mới: 
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về di truyền học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
GV: Yêu cầu hs đọc thông tin sgk /5
 Gợi ý :đối tượng , nội dung, ý nghĩa 
 è giải thích : di truyền và biến dị là 2 hiện tượng song song , gắn liền với quá trình sinh sản.
HS: Đọc sgk, trao đổi , thảo luận , để tìm ra : đối tượng , nội dung, ý nghĩa của di truyền học .
 - Đại diện các nhóm trả lời, nhận xét, bổ sung = > thống nhất đáp án.
GV: Nhận xét, kết luận lại.
 GV: yêu cầu hs thực hiện lệnh 5/ SGK
HS: trả lời, phân tích => giống nhau và khác nhau.
I/Di truyền học
* Di truyền học nghiên cứu bản chất và tính quy luật của hiện tượng di truyền , biến dị 
* Di truyền học đề cập đến cơ sở vất chất, cơ chế và tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị 
* Di truyền học cung cấp cơ sở khoa học cho chọn giống, có vai trò quan trọng trong y học, đặc biệt là trong công nghệ sinh học .
*Hoạt động 2: Tìm hiểu về Menđen -Người đặt nền móng đầu tiên cho di truyền học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
GV : Cho hs quan sát hình 1.1,1.2 sgk/56 và đọc thông tin 
HS: quan sát tranh, đọc thông tin => nhận xét sự tương phản của từng cập tính trạng 
GV: Giới thiệu sơ lược tiểu sử của Menđen 
-Cho hs trao đổi, thảo luận , tìm ra nội dung cơ bản của phương pháp phân tích thế hệ lai của Menđen 
HS: thảo luận, trả lời, bổ sung cho nhau => thống nhất đáp án 
GV: Giải thích: vì sao Menđen lại chọn đậu Hà lan để nghiên cứu
II/Menđen -Người đặt nền móng đầu tiên cho di truyền học 
* Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen :
 -Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về 1 hoặc 1 số cặp tính trạng rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó ở con cháu 
 -Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu thập được để rút ra các quy luật di truyền , đặt nền móng cho di truyền học 
* Hoạt động 3: Tìm hiểu 1 số thuật ngữ và kí hiệu cơ bản của di truyền học 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
GV: Cho hs đọc sgk/67 
HS: Đọc sgk, trao đổi, thảo luận tìm ra các khái niệm cặp tính trạng tương phản, nhân tố di truyền , giống thuần chủng và cho VD 
-Đại diện các nhóm trả lời, bổ sung cho nhau => thống nhất đáp án 
III/ Một số thuật ngữ và kí hiệu cơ bản của di truyền học 
 -Tính trạng : là những đặc điểm cụ thể về hình thái, cấu tạo, sinh lí của 1 cơ thể 
 -Cặp tính trạng tương phản là 2 trạng thái khác nhau của cùng 1 loại tính trạng biểu hiện trái ngược nhau 
 -Gen là nhân tố di truyền qui định 1 hoặc 1 số tính trạng của sinh vật
 - Thuần chủng là giống có đặc tính di truyền đồng nhất, các thế hệ sau giống thế hệ trước
 -Các kí hiệu :* P: cặp bố mẹ xuất phát 
 * x: phép lai 
 * G: giao tử 
 * F: thế hệ con
IV/Kiểm tra đánh giá
 	-Trả lời câu hỏi 1,2,3sgk/7
	-Chọn câu trả lời đúng trong các câu sâu :
	Tại sao Menđen lại chọn các cặp tính trạng tương phản để thực hiện các phép lai ?
	 a/Để thuận tiện cho việc tác động vào cặp tính trạng 
	 b/ Để theo dõi những biểu hiện của tính trạng 
	 c/ Để dễ thực hiện phép lai
	 d/ Cả b,c đều đúng
V/ Dặn dò
 	-Học bài làm bài tập 1à4 sgk/7
	-Đọc mục: " Em có biết" sgk/7
	- Chuẩn bị bài 2-LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG
VI/ Rút kinh nghiệm
Tuần : 1 Ngày soạn: 
Tiết : 2
Bài 2: LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG 
I/ Mục tiêu
 1/Kiến thức
 	-Nêu được thí nghiệm lai 1 cặp tính trạng của Men đen và rút ra nhận xét.
 - Trình bày và phân tích được thí nghiệm lai 1 cặp tính trạng của Menđen .
	- Nêu được các khái niệm kiểu hình ,kiểu gen ,thể đồng hợp , thể dị hợp .
	- Phát biểu được nội dung quy luật phân li.
	- Giải thích được kết quả thí nghiệm của Menđen .
 2/ Kỹ năng - Viết được sơ đồ lai.
 - Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình để giải thích được các kết quả thí nghiệm theo quan điểm của Men đen.
 - Rèn luyện kĩ năng quan sát , phân tích từ tranh vẽ.
3. Thái độ: Giúp Hs thêm yêu thích môn sinh học nói chung và nghành Di truyền học nói riêng thông qua các thí nghiệm của Menden. 
II/ Đồ dùng dạy học
 	- GV: Tranh vẽ: Hình 2.1; 2,2; 2.3/SGK/8,9
	- HS: kẻ bảng 2/SGK/8
III/ Hoạt động dạy học
 1/ Ổn định 
 2/ Kiểm tra bài cũ :
	- HS: Trình bày nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen .
 3/ Học bài mới : 
 *Hoạt động 1: Tìm hiểu thí nghiệm của Menđen 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
GV: Cho hs quan sát hình 2.1 và đọc thông tin SGK = > yêu cầu xác định kiểu hình ở F1 và tỉ lệ kiểu hình ở F2
 - Yêu cầu thực hiện lệng SGK/8
HS: quan sát hình, đọc thông tin , trao đổi thảo luận => trả lời bổ sung cho nhau à thống nhất đáp án.
GV: Lưu ý: 
- tính trạng F1 : trội (hoa đỏ, thân cao,)
- tính trạng F2: lặn (hoa trắng, thân lùn,)
GV: cho hs quan sát hình 2.2 và thực hiện lệnh sgk/9
HS: thực hiện lệnh = > nhận xét về quy luật di truyền các tính trạng trội, lặn đến F2
 ( F2: 1/3 trội thuần chủng ; 2/3 trội không thuần chủng ; 1/3 lặn thuần chủng )
I/ Thí nghiệm
* Khi lai 2 cơ thể bố mẹ khác nhau về 1 cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ , còn F2 có sự phân li theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu sự giải thích thí nghiệm của Menđen :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
GV: Cho quan sát hình 2.3 và đọc thông tin trong sgk , trả lời các câu hỏi sau:
- Menđen giải thích kết quả thí nghiệm như thế nào?
- Tỉ lệ các loại giao tử ở F1 và tỉ lệ các loại gen ở F2 là bao nhiêu?
- Tại sao F2 lại có tỉ lệ 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng ?
HS: các nhóm quan sát tranh, trao đổi , thảo luận trả lời các câu hỏi của GV = > nhận xét, bổ sung cho nhau .
 = > F1 : 1 A : 1 a
 F2: 1AA : 1Aa : 1aa
à Kết luận lại nội dung
 ( Thể đồng hợp : AA (trội) , aa (lặn), 
 thể dị hợp : Aa )
II/ Menđen giải thích kết quả thí nghiệm
 P: AA x aa
 ( hoa đỏ) ( hoa trắng)
 G: A A a a
 F1: Aa Aa (hoa đỏ)
 F2: 
 ♂
♀
A
a
A
AA
Aa
a
Aa
aa
 - Ở các thế hệ P, F1, F2, các nhân tố di truyền (gen) tồn tại thành từng cặp tương ứng = > kiểu gen qui định kiểu hình ở cơ thể.
 - Menđen đã giải thích các kết quả thí nghiệm của mình bằng sự phân li và tổ hợp của cặp nhân tố di truyền (gen) qui định cặp tính trạng tương phản thông qua các quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh . Đó là cơ chế di truyền các tính trạng 
 * Nội dung của qui luật phân li: Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về 1 giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P.
 IV/Kiểm tra đánh giá
 	- Trả lời câu hỏi 1,2,3/SGK/10
	- Làm bài tập 4/SGK/10
 + Vì F1 có cá kiếm mắt đen, nên mắt đen là tính trạng trội , còn mắt đỏ là tính trạng lặn . Ta qui ước gen A qui định mắt đen, gen a qui dịnh mắt đỏ.
 + Sơ đồ lai:
 P: AA x aa
 (mắt đen) (mắt đỏ)
 GP: A a
 F1: Aa (mắt đen)
 GF1: 1A : 1a 
 F2: - kiểu gen : 1AA : 2Aa : 1aa
 - kiểu hình : 3 mắt đen : 1 mắt đỏ
V/ Dặn dò
 	- Học bài, làm bài tập 1,2,3,4/SGK/10
	- Chuẩn bị bài 3: LAI 1 CẶP TÍNH TRẠNG ( tt )
VI/ Rút kinh nghiệm
Tuần : 2 Ngày soạn: 
Tiết : 3
 Bài 3 : LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG ( TT )
I/ Mục tiêu
 1/Kiến thức: 
HS xác định được :
 	- Nội dung, mục đích và ứng dụng của phép lai phân tích .
	- Nêu được ý nghĩa của định luật phân li trong thực tiễn. 
	- Phân biệt được trội hoàn toàn với trội không hoàn toàn .
 2/ Kỹ năng 
- Viết được sơ đồ lai.
- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình để giải thích được các kết quả thí nghiệm theo quan điểm của Men đen.
 - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích để thu nhận kiến thức từ hình vẽ.
3. Thái độ:
 Giúp Hs thêm yêu thích môn sinh học nói chung và nghành Di truyền học nói riêng thông qua các thí nghiệm của Menden. 
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài 
Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ lớp.
Kĩ năng lắng nghe tích cực , trình bày suy nghĩ, ý tưởng , hợp tác trong hoạt động nhóm.
Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát sơ đồ lai để tìm hiểu về phép lai phân tích , tương quan trội lặn.
III. Các phương pháp / kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng.
Động não , vấn đáp tìm tòi.
Trực quan, dạy học nhóm.
IV/ Đồ dùng dạy học
 	- GV: Tranh hình 3/SGK/12
	 Bảng phụ ghi lệnh III/SGK/11 và lệnh V/SGK/12
V/ Hoạt động dạy học
 1/ Ổn định 
 2/ Kiểm tra bài cũ 
	-HS1: Làm bài tập 4/10/SGK
	- HS2: Phát biểu nội dung của qui luật phân li
	 Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm trên đận Hà Lan như thế nào?
 3/ Học bài mới : 
Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là lai phân tích 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
GV: cho hs đọc thông tin SGK để thực hiện lệnh Tr.11
HS: đọc thông tin, trao đổi , thảo luận để thực hiện lệnh SGK:
- Xác định kết quả của những phép lai sau:
 - AA x aa
 - Aa x aa
- Làm thế nào để xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội?
 Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận , nhận xét, bổ sung cho nhau
GV: nhận xét, sửa sai = > Kết luận.
 GV: Lưư ý:100% cá thể mang tính trạng trội => ... ù?
V DẶN DÒ:
Ôân tập nội dung chương III 
Chương IV BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Tuần 31
Tiết: 61 Bài 50 SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
I MỤC TIÊU
HS phân biệt được các dạng tài nguyên thiên nhiên.
HS nêu được tầm quan trọng và tác dụng của việc sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Rèn luyện kĩ năng quan sát, thảo luận theo nhóm và tự ngiên cứu với SGK.
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 Tranh phóng to hình 58.1- 2 SGK 
 Phiếu học tập, bảng phụ
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động 1: Tìm hiểu các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu.
Mục tiêu: 
 HS phân biệt được các dạng tài nguyên thiên không tái sinh, tài nguyên tái sinh và dạng tài nguyên vĩnh cửu.
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
GV nêu câu hỏi:
+ EM hãy kê tên và các đặc điểm của các dạng tài nguyên thiên nhiên?
+ Tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam không tái sinh có những dạng nào?
+Tài nguyên rừng là dạng tài nguyên gì? Vì sao?
GV thông báo đáp án đúng của bảng 58.1 
GV đánh giá kết qủa thảo luận của tứng nhóm
Cá nhân nghiên cứu SGK tr 173 Ịghi nhớ kiến thức 
Trao đổi nhóm hoàn thành nội dung bảng 58.1 yêu cầu.
+ Ở Việt Nam các tài nguyên không tái sinh là: Than đá, dầu mỏ, thiếc
+ Tài nguyên rừng là tài nguyên tái sinh vì khai thác rồi có thể phục hồi
Đại diện nhóm trình bày, cả lớp bổ sung.
HS dựa vào bảng 58.1 và nội dung SGK tóm tắt kiến thức.
I.Tìm hiểu các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu
Có 3 dạng tài nguyên thiên nhiên.
+ Tài nguyên tái sinh: Có khả năng phục hồi khi sử dụnghợp lí.
+ Tài nguyên không tái sinh: Là dạng tài nguyên sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt.
+ tài nguyên năng lượng vĩnh cửu: Là tài nguyên sử dụng mãi mãi , không gây ô nhiễm môi trường.
Hoạt động 2: Sử dụïng hợp lí tài nguyên thiên nhiên.
Mục tiêu: 
HS chỉ ra biệp pháp sử dụng hợp lí tài nguyên đất, nước và rừng.
Liên hệ thực tế ở Việt Nam.
Phiếu học tập: Sư dụïng hợp lí tài nguyên thiên nhiên.
Tài nguyên đất
Tài nguyên nước
Tài nguyên rừng
1. Đặc điểm
2. Loại tài nguyên
3. Cách sử dụng hợp lí
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
GV yêu cầu Hs làm bài tập mục‚tr 174, 176, 177
GV nêu vấn đề Những nội dung chúng ta nghiên cứu thấy rõ của việc hậu qủa của vịec sử dụng không hợp lý nguồn tài nguyên đất nước rừng. Vậy có biện pháp gì để sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên này?
 Gv treo bảng phụ sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên
HS hoàn thành bảng. 
Hoặc GV có thể thực hiện:
Nhóm 1, 2 thực hiện
- Hãy nêu vai trò của tài nguyên đất?
- Thế nào là sử dụng hợp lý tài nguyên đất?
Nhóm 3, 4 thực hiện:
- Hãy nêu vai trò tài nguyên nước?
- Thế nào là sử dụng hợp lý tài nguyên nước?
Nhóm 5,6 thực hiện:
- Hãy nêu vài trò tài nguyên rừng?
- Thế nào là sử dụng hợp lý tài nguyên rừng
Liên hệ: Em hãy cho biết tình hình sư63 dụng nguồn tài nguyên rừng, nước , đất ở Việt Nam hiện nay?
-GV có thể thêm một số dẫn chứng:
-Trái đất có khoảng 
1400. 000 triệu tỷ lít nước.
Và chỉ có 0,0001% lượng nước ngọt sử dụng được 
-Hàng năm đất ở Việt Nam xói mòn là: 200 tất/ ha trong đó có 6 tấn mùn
- Bản thân em làm gì để góp phần sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lý?
Cá nhân tự nghiên cứu SGK tr 174
HS thảo luận nhóm thống nhất ý kiến 
HS hoàn thành nội dung phiếu học tập.
Các nhóm thảo luận
- Đất là nơi sản xuất ra lương thực, thực phẩm cho người và gia súc, làm nhà, công trình giao thông..
-Nước dùng để sinh hoạt, nước là mội trường sống của nhiều loài sinh vật
-Cung cấp gỗ củi, thuốc ..là nợi sống của nhiều loài động vất 
HS có thể nêu:
- Phủ xanh đất trống đồi trọc
- Ruộng bậc thang
- Khử mặm, hạ mạch nước ngầm
HS nêu được:
+ Bản thân hiểu được giá trị tài nguyên
+ Tham gia các hoạt động bảo vệ nguồn nước, bảo vệ cây rừng
+ Tuyên truyền cho bạn bè và người xung quanh để cùng có ý thức bảo vệ tài nguyên.
II. Sư dụïng hợp lí tài nguyên thiên nhiên.
1. Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên đất.
- Sử dụng bảo vệ đất tránh bị xói mòn và không thoái hóa, chống nhiễm mặn, chống khô hạn cho đất và nâng cao độ phì cho đất.
- Đối với đất trồng trọt tránh lạm dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ để đất không bị ô nhiễm. Ngoài ra việc trồng cây bảo vệ rừng cũng góp phần bảo vệ đất, tráng đất bị khô hạn
2. Sử dụng hợp lý tài nguyên nước
 - Giữ cho nguồn nước không bị ô nhiễm và không bị cạn kiệt. Không thải các chất độc ra môi trường nước. - Không chặt phá rừng đễ rễ cây rừng giữ được nguồn nước ngầm.
3. Sử dụng hợp lý tài nguyên rừng
 Xây dựng kế hoạch để khai thác nguồn tài nguyên rừng ở mức đô phù hợp
- Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên rừng quốc gia.. để bảo vệ các rừng qúi có nguy cơ bị khai thác
 - Phòng chống cháy rừng không đốt phá rừng làm nương rẫy 
 - Phát tiển dân số hợp lý, ngăn chặc việc di dân tới ở và trồng trọt trong rừng 
 - Ngăn cấm việc săn bắn thú rừng bừa bãi và mua bán thú rừng
 - Ngoài ra cần có luật bảo vệ rừng và sử phạt nghiêm các hành vi phá hoại rừng.
IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ.
Phân biệt tài nguyên tái sinh và tải nguyên không tái sinh?
Tại sao phải sử dụnh hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên?
V. DẶN DÒ.
Học bài trả lời câu hỏi SGK
Tuần: 31	
Tiết: 62 Bài 59: KHÔI PHỤC MÔI TRƯỜNG VÀ GÌN
 GIỮ THIÊN NHIÊN HOANG DÃ
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: 
- HS Hiểu và giải thích được vì sao cần khôi phục môi trường, gìn giữ thiên nhiên hoang dã
- HS nêu được biên pháp bảo vệ thiên thiên hoang dã
Kĩ năng:
- Rèn luyên kỹ năng tư duy lôgic. Khả năng tổng hợp kiến thức 
- Kĩ năng hoạt động nhóm
II/. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh ảnh như: trồng rừng, bảo tồn thiên nhiên, rừng đầu nguồn..
- Tư liệu công việc bảo tồn gen độnh vật 
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Mở bài: 
Hoạt động1: Ý nghĩa của việc khôi phục mội trườngvà gìn giữ thiên nhiên hoang dã
Mục tiêu:
	HS chỉ ra được việc khôi phục gìn giữ thiên nhiên hoang dã góp phần cân bằng sinh thái. 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
+ Vì sao cần khôi phục gìn giữ thiên thiên hoang dã 
+ Tại sao gìn giữ thiên nhiên hoang dã góp phần cân bằng sinh thái
HS nghiên cứu thông tin kết hợp kiến thức bài trước
+ Cân bằng sinh thái tránh ô nhiễm môi trường và cạn kiệt nguồn tài nguyên 
I. Ý nghĩa của việc khôi phục mội trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã
 Gìn giữ tthiên dã là bảo vệ các loài sinh vật và mội trường sống của chúng. Đó là cơ sở duy trì cân bằng sinh thái, tránh ô nhiễm và cạn kiệt nguồn tài nguyên
Hoạt động2: Các biện pháp bảo vệ thiên nhiên
Mục tiêu:
Chỉ ra được các biện pháp để bảo vệ thiên nhiên
Liên hệ thực tế các vấn đề bảo vệ thiên nhiên
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
Gv cho Hs chọn những tranh dán lên những dòng chữ có sẳn
Các biện pháp bảo vệ thiên nhiên hoang dã?
Gv nhận xét 
Liên hệ:
Em hãy cho biết các công việc chúng ta đã làm được để bảo vệ tài nguyên sinh vật?
GV yêu cầu HS hoàn thành cột 2 trong bảng 59
Hiêu qủa củ việc bảo vệ như thế nào?
HS có thể trả lời :
+ Bảo vệ rừng già, rừng đầu nguồn
+ Trồng cây gây rừng
+ Cấm săn bắn và khai thác bừa bãi.
Các em khác nhận xét bổ sung
HS có thể kể:
+ Xây dựng rừng quốc gia Ba Vì, Các Bà, rừng Sát
+ Bảo vệ các loài sinh vật có tên trong sácg đỏ: mang lớn, sếu đầu đỏ, tê giác..
Cải tạo khí hậu cải tạo môi trường sống, hạn chế lũ lụt, hạn hán..
II. Các biện pháp bảo vệ thiên nhiên
1. Bảo vệ nguồn tài nguyên 
 Bả vệ nguồn tài nguyên sinh vật gồm:
+ Bảo vệ rừng già, rừng đầu nguồn
+ Trồng cây gây rừng
+ Xây dựng các khu bảo tồn giữ nguồn gen quý
+ Cấm săn bắn và khai thác bừa bãi.
Cải tạo các hệ sinh thái bị thoái hóa
Biện pháp cải tạo hệ sinh thái bị thoái hóa
Các biện pháp
Hiệu qủa
- Với vùng đất trống đồi trọc thì trồng cây gây rừng
- Tăng cường thuỷlợi, tưới tiêu hợp lý
- Bón phân hợp lý và hợp vệ sinh
- Thay đổi cây trồng hợp lý
- Chọn giống thích hợp
gHạn chế xói mòn đất, lũ, cải tạo khí hậu, tạo môi trường sống cho sinh vật
g Điều hoà lượng nước, mở rộng diện tích trồng trọt
g Tăng độ màu mở cho đất, không mang mần bệnh
gluân canh, xen canh, đất không bị cạn kiệt nguồn dinh dưỡng
gCho năng suất cao, lợi ích kinh tế, khi có đủ kinh phí sẽ có điều kiện đầu tư cho cải tạo đất.
Hoạt động3: Vai trò của học sinh trong việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã
Mục tiêu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
GV cho HS dựa vào kiến thức đã học và liên hệ thự tế ở địa phương để trả lời câu hỏi:
+ Trách nhiệm của mỗi người trong bảo vệ thiên nhiên đó là gì?
+ Em có thể làm gì để tuyên truyền cho mọi người cùng hành động để bảo vệ thiên nhiên?
HS thảo luận có thể nêu:
+Trồng cây bảo vệ rừng
+Không xả rác bừa bãi 
+Tìm hiểu thông tin về vấn đề bảo vệ thiên nhiên.
III. Vai trò của học sinh trong việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã
- Tham gia tuyên truyền giá trị của thiên nhiên và mục đích bảo vệ thiên nhiên cho bạn bè và cộng đồng.
- Có nhiều biện pháp bảo vệ thiên nhiên nhưng phải nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi người HS về vấn đề này.
IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ.
1.GV cho HS đọc phần tóm tắt cuối bài
2.Gọi ý trả lời cuối bài
Câu 1: Các biên pháp chủ yếu là:
Bảo vệ tài nguyên sinh vật. 
Cải tạo hệ sinh thái đã bị thoái hoá.
V. DẶN DÒ
Học thuộc bài và phần tóm tắt cuối bài
Trả lời câu hỏi sau:
1. Hãy nêu những biện pháp chủ yếu để bảo vệ thiên nhiên hoang dã?
2. Mỗi HS chúng ta làm gì để góp phần bảo vệ thiên nhiên hoang dã.

Tài liệu đính kèm:

  • docCopy of GIÁO ÁN SINH 9 2011-2012.doc