Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Hệ thống hoá được các kiến thức cơ bản về di truyền và biến di.
- Biến vận dụng lí thuyết vào thực tiễn sản xuất và đời sống.
2. Kĩ năng:
-Rèn kĩ năng tư duy tổng hợp và hệ thống hoá kiến thức.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
Tiết thứ : 34 Ngày soạn: / / 2008. Ngày dạy: / / 2008. Bài 40 : Ôn tập học kì I. Phần : Di truyền và biến dị. I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức : - Hệ thống hoá được các kiến thức cơ bản về di truyền và biến di. - Biến vận dụng lí thuyết vào thực tiễn sản xuất và đời sống. 2. Kĩ năng : -Rèn kĩ năng tư duy tổng hợp và hệ thống hoá kiến thức. - Rèn kĩ năng hoạt động nhóm. 3.Thái độ : - Giáo dục ý thức tìm hiểu ứng dụng sinh học vào đời sống sản xuất. II. Phương pháp : Sử dụng phương pháp diễn giảng và hỏi đáp. III.Chuẩn bị phương tiện: * Phương tiện: SGK, Giáo án, Sách BT, Sách tham khảo. * Chuẩn bị: - Giáo viên: + Bảng phụ: Từ bảng 40.1 -> 40.5. + Phiếu học tập và nội dung câu hỏi SGK tr 117. -Học sinh: +Trả lời những kiến thức của bài theo câu hỏi SGK do giáo viên yêu cầu. IV.Tiến trình bài giảng: 1. ổn định tổ chức lớp:(1 phút). Sĩ số lớp: 9A: 9C: 9B: 2. Kiểm tra đầu giờ(1 phút).Xen lồng vào trong giờ. 3.Bài mới:(40 phút) Hoạt động 1. (18 phút). Hệ thống hoá kiến thức. - Mục tiêu: HS trình bày kiến thức một cách có hệ thống. - Tiến hành: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò. -GV chia lớp làm 8 nhóm nhỏ và yêu cầu chuẩn bị kiến thức trước ở nhà: -HS nghiên cứu bảng 40.1 SGK tr116: -Nêu tên qui luật? -Nội dung và giải thích qui luật? -ý nghĩa của qui luật: /QL Phân li: Xác định tính trội, tính lặn /QL phân li độc lập: Tạo biến dị tổ hợp. /QL di truyền liên kết: Tạo sự di truyền ổn định của cả nhóm tính trạng có lợi. /QL di truyền giới tính: Điều chỉnh tỉ lệ đực cái ở vật nuôi. -Điều kiện nghiệm đúng qui luật phân li, QL phân li độc lập. -GV treo bảng phụ 40.2 yêu cầu 1 HS lên hoàn thành bảng, lớp nhận xét. -GV treo bảng phụ 40.3 yêu cầu 1 HS lên hoàn thành bảng, lớp nhận xét. -GV treo bảng phụ 40.4 yêu cầu 1 HS lên hoàn thành bảng, lớp nhận xét. -Nêu nguyên tắc bổ sung? -GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học và nội dung B 40.5 trả lời câu hỏi -GV treo sơ đồ: -Thế nào là biến dị? Có những loại biến dị nào? -Biến dị di truyền gồm những loại nào? -Nêu khái niệm: +Đột biến gen. +Đột biến cấu trúc NST. +Đột biến số lượng NST. +Thường biến. +Các dạng đột biến. -GV tóm tắt theo sơ đồ. ? Vai trò của đột biến gen? ?Vai trò đột biến NST. -GV đưa kiến thức chuẩn. I.Các qui luật di truyền: Phân li: Nội dung ý nghĩa. Gồm Phân li độc lập: ND, ý nghĩa. Di truyền liên kết. Di truyền giới tính. -ĐKNĐ qui luật phân li: +Cặp cá thể đem lai phải thuần chủng +Tính trạng trội phải trội hoàn toàn +Số lượng con lai phải đủ lớn. -Gồm những điều kiện trên, thêm ĐK các cặp gen qui định tính trạng theo dõi phải phân li độc lập. II. Nguyên phân, giảm phân: 1.Những diễn biến cơ bản của NST qua các kì nguyên phân và giảm phân. Học theo ND bảng 40.2. 2. Bản chất ý nghĩa của quá trình nguyên phân và giảm phân. Học theo ND bảng 40.3. III. ADN và gen: Học theo ND bảng 40.4. -NTBS: Trong ADN( A- T, G- X) -ADN->ARN (A-U, T- A, G- X, X- G) IV.Biến dị: khôngDT Di truyền Biến dị TB ĐB gen ĐBNST Mất,thêm,thay thế 1 cặpNu Thể dị bội, thể đa bội Mất, lặp, đảo đoạn ĐB SL NST ĐB cấu trúc NST Hoạt động 2. (10 phút). Trả lời các câu hỏi SGK trang 117. - Mục tiêu: Bằng những kiến thức đã học học sinh trả lời được những câu hỏi theo dàn ý của GV. - Tiến hành: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò -GV yêu cầu HS đọc những SGK và trả lời câu hỏi: Câu1: Hãy giải thích sơ đồ: ADN(gen)-> mARN ->Prôtêin->TT. Câu2: Hãy giải thích mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình. Người ta vận dụng mối quan hệ này vào thực tiễn như thế nào? Câu3:Vì sao nghiên cứu di truyền người phải có phương pháp thích hợp? Câu4:Sự hiểu biết về di truyền học tư vấn có tác dụng gì? Câu5:Trình bày những ưu thế của công nghệ tế bào? Câu6: Vì sao nói kĩ thuật gen có tầm quan trọng trong sinh học hiện đại? -GV chốt kiến thức chuẩn. Hoạt động nhóm.Các nhóm nghiên cứu và tư liệu GV cung cấp, trả lời được câu hỏi: +Câu 1: Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa gen và tính trạng cụ thể: - Gen là khuôn mẫu để tổng hợp nên mARN. - m ARN làm khuôn mẫu tổng hợp nên chuỗi aa cấu thành nên Prôtêin. - Prôtêin qui định tính trạng. +Câu 2: - Kiểu hình là kết quả sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường. - Vận dụng: Bất kì giống nào(kiểu gen) muốn có năng suất, cần được chăm sóc tốt(ngoại cảnh). +Câu 3: Nghiên cứu di truyền học người, ta phải có phương pháp thích hợp vì: - ở người sinh sản chậm, đẻ ít con. - Vì lí do xã hội không thể áp dụng những phương pháp lai và gây đột biến. +Câu 4: -Chuẩn đoán cung cấp và cho lời khuyên liên quan đến các bệnh, tật di truyền. -Hạn chế tật và bệnh di truyền. +Câu 5: Ưu thế của công nghệ tế bào. -Chỉ nuôi cấy tế bào, mô trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo ->Tạo ra cơ quan hoàn chỉnh. - Rút ngắn thời gian tạo giống. - Chủ động tạo ra các cơ quan thay thế các cơ quan. bị hỏng. Câu6: Kĩ thuật gen cho phép tạo ra các sản phẩm hàng hoá trên qui mô cônh nghiệp. Tạo ra các sản phẩm sinh học, các giống cây trồng và động vật biến đổi gen. Hoạt động 3. (12 phút). Giải một số dạng bài tập. - Mục tiêu: +Bằng những kiến thức đã học học sinh biết vận dụng vào giải bài tập. - Tiến hành: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò. Bài1: Cho hai nòi thuần chủng lông đen và lông trắng giao phối với nhau được F1 đều lông đen. a.Cho F1 tiếp tục giao phối với nhau được F2cũng chỉ xuất hiện lông đen và lông trắng. Xác định tỉ lệ kiểu hình ở F2? b.Cho F1 lai phân tích thì kết quả kiểu gen và kiểu hình của phép lai trên như thế nào? Biết rằng màu lông do một gen qui định và đều nằm trên NST thường. Bài 2: Khi cho hai thứ hoa thuần chủng màu đỏ và màu trắng lai với nhau được F1 cho các cây F1thụ phấn với nhau F2 thu được: 150 cây hoa đỏ: 50 cây hoa trắng. a.Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2. b.Xác định cây hoa đỏ thuần chủng ở F2bằng cách nào? Bài 3: Một đoạn mạch đơn của gen có trình tự sắp xếp của các Nu như sau: - A- T- A- T- G- X- X- G- a.Xác định trình tự các Nu trên mạch bổ sung với nó. b. Xác định trình tự các Nu trên mạch mARN được tổng hợp từ mạch bổ sung. Bài4: ở đậu Hà Lan gen D qui định màu hạt vàng là trội so với gen d qui định hạt màu xanh. Cho giao phấn giữa cây đậu hạt vàng không thuần chủng với nhau thì cây lai F1có kết quả như thế nào? Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F1. 1.Bài giải. a.F1đều lông đen chứng tỏ lông đen là trội so với lông trắng. -Qui ước: Gen A- Lông đen. Gen a- Lông trắng. -Con lông đen thuần chủng có kiểu gen AA. -Con lông trắng thuần chủng có kiểu gen aa. -Sơ đồ phép lai: P : AA Lông đen x aa Lông trắng GR: A a F1 : Aa Kiểu hình 100% Lông đen. F1 x F1 Aa (Lông đen) x Aa (Lông đen). G F1 A, a A, a F2 ♂ ♀ A a A AA Lông đen Aa Lông đen a Aa Lông đen aa Lông trắng Kết luận F2: -Kiểu gen: 1AA: 2Aa: 1aa. - Kiểu hình: 3 lông đen: 1 lông trắng. b.Lai phân tích: P: Aa Lông đen x aa Lông trắng. GR: A, a a FB: Kiểu gen: 1 Aa: 1 aa Kiểu hình: 1 lông đen: 1 lông trắng. 2. Giải bài 2: a. F2 có tỉ lệ 150 cây hoa đỏ: 50 cây hoa trắng, tỉ lệ ≈3 hoa đỏ: 1 hoa trắng. Kết quả tuân theo định luật phân li của Men Đen. Vậy màu hoa đỏ là tính trạng trội, màu hoa trắng là tính trạng lặn - Qui ước: Gen A- Hoa đỏ, gen b- Hoa trắng. -Hoa đỏ thuần chủng có kiểu gen: AA. Hoa trắng thuần chủng có kiểu gen: aa. - Sơ đồ lai từ P đến F2. P: AA Hoa đỏ x aa Hoa trắng G: A a F1: Aa Kiểu hình 100% Hoa đỏ. F1 x F1 Aa (Hoa đỏ) x Aa (Hoa trắng). G F1 A, a A, a. F2 ♂ ♀ A a A AA Hoa đỏ Aa Hoa đỏ a Aa Hoa đỏ aa Hoa trắng Kết luận F2: -Kiểu gen: 1AA: 2Aa: 1aa. - Kiểu hình: 3 Hoa đỏ: 1 hoa trắng. 4. Củng cố và kiểm tra đánh giá:(2 phút). - Đánh giá sự chuẩn bị các hoạt động của học sinh? 5. Dặn dò và hướng dẫn học bài: (1 phút). - Học bài theo câu hỏi SGK trang 117. - Hoàn thành các câu hỏi theo dạng đề cương ôn tập. - Chuẩn bị bài theo dàn ý ôn tập . - Giờ sau kiểm tra hết học kì I. *Đáp án các bảng như sau: Bảng 40.1: Tóm tắt định luật di truyền. Tên định luật. Nội dung. Giải thích. ý nghĩa. Phân li -P thuần chủng ->F2 có tỉ lệ kiểu hình =3 trội:1 lặn. -Phân li và tổ hợp của cặp gen tương ứng. -Xác định tương quan trội- lặn. di truyền độc lập -P thuần chủng, khác nhau 2 cặp tính trạng thì F2 có tỉ lệ kiểu hình bằng tích tỉ lệ của các cặp TT. Phân ly độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen tương ứng. Tạo biến dị tổ hợp di truyền liên kết Các tổ hợp do nhóm gen liên kết quy định được di truyền cùng nhau. Các gen liên kết cùng phân li với NST trong phân bào Tạo sự di truyền ổn định của các nhóm tính trạng có lợi. DTgiới tính ở các loài giao phối tỉ lệ đực cái xấp xỉ tỉ lệ 1:1 Phân li và tổ hợp của cặp NST giới tính Điều khiển tỉ lệ đực cái Bảng 40.2: Những diến biến của NST qua các thời kì trong nguyên phân và giảm phân Các kì Nguyên phân Giảm phân I Giảm phân II Kì đầu NST kép co ngắn, đóng xoắn và đính vào sợi thoi phân bào ở tâm động NST kép co ngắn đóng xoắn cặp NST tương đồng tiếp hợp. NST kép co lại thấy rõ số lượng NST kép ( đơn bội ) Kì giữa Các NST kép co ngắn cực đại và xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Từng cặp NST kép xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phôi bào. Các NST kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Kì sau Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn, phân li về hai cực của tế bào. Các cặp NST kép tương đồng phân li độc lập về 2 cực của tế bào. Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về hai cực của tế bào. Kì cuối Các NST đơn nằm gọn trong nhân tế bào với số lượng bằng 2n như ở tế bào mẹ Các NST kép nằm gọn trong nhân với số lượng bằng n (kép) bằng ở tế bào mẹ Các NST đơn nằm gọn trong nhân với số lượng = n ( NST đơn ) Bảng 40.3: Bản chất và ý nghĩa của các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. Các quá trình Bản chất ý nghĩa Nguyên phân Giữ nguyên bộ NST nghĩa là 2 tế bào con được tạo ra 2n giống như tế bào mẹ Duy trì ổn địn bộ NST trong sự lớn lên của cơ thể và ở những loài sinh sản vô tính. Giảm phân Làm giảm số lượng NST đi một nửa, nghĩa là các tế bào con được tạo ra có số lượng NST (n) = ẵ của tế bào mẹ (2n) Góp phần duy trì ổn định bộ NST qua các thế hệ ở những loài sinh sản hữu tính và tạo ra nguồn biến dị tổ hợp. Thụ tinh Kết hợp 2 bộ nhân đơn bội (n) thành bộ nhân lưỡng bội (2n) Góp phần duy trì ổn định bộ NST qua các thế hệ ở những loài sinh sản hữu tính và tạo ra nguồn biến dị tổ hợp. Bảng 40.4: Cấu trúc và chức năng của ADN, ARN và Prôtêin. Đại phân tử. Cấu trúc. Chức năng. ADN -Chuỗi xoắn kép. -4 loại Nu: A, T, G, X. -Lưu giữ thông tin di truyền. -truyền đạt thông tin di truyền. ARN -Chuỗi xoắn đơn. 4 loại Nu: A, U, G, X. truyền đạt thông tin di truyền, V/c aa. -Tham gia cấu trúc ribôxôm. Prôtêin. -Một hay nhiền chuỗi đơn. -20 loại aa. -Cấu trúc các bộ phận của tế bào. -En zim xúc tác quá trình TĐC, vận chuyển và cung cấp năng lượng. Bảng 40.5: Các dạng đột biến. Các loại đột biến. khái niệm. Các dạng đột biến. Đột biến gen Những biến đổi trong cấu trúc của ADN thường tại một điểm nào đó. Mất, thêm, chuyển, thay thế 1 cặp Nu. Đột biến cấu trúc NST Những biến đổi trong cấu trúc của NST. Mất, lặp, đảo đoạn NST. Đột biến số lượng NST. Những biến đổi về số lượng trong bộ NST. Dị bội thể và đa bội thể. V.Rút kinh nghiệm giờ dạy:
Tài liệu đính kèm: