Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết thứ: 53 - Kiểm tra giữa học kì II

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết thứ: 53 - Kiểm tra giữa học kì II

. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức: Học sinh trình bầy được môi trường sống và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật sau khi thực hành.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng tư duy và kĩ năng phân tích tổng hợp.

3. Thái độ:

- Thái độ tự giác, nghiêm túc trong học tập.

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1317Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết thứ: 53 - Kiểm tra giữa học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / /2010. 
Ngày dạy: / /2010.
Tiết thứ: 53
Kiểm tra giữa học kì II
Nội dung kiểm tra thực hành bài 45- 46 trang 135
Thời gian: 45 phút( không kể thời gian giao đề )
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức : Học sinh trình bầy được môi trường sống và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật sau khi thực hành.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng tư duy và kĩ năng phân tích tổng hợp.
3. Thái độ:
- Thái độ tự giác, nghiêm túc trong học tập.
II. Hoạt động dạy và học:
1.ổn định tổ chức:
2. Đề bài : Thực hành tìm hiểu môi trường sống và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật.
A : Đề chẵn :
Câu I. Em hãy trình bày mục tiêu bài học m hiểu môi trường sống và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật?
Câu II. Em hãy nêu cách tiến hành:
Tìm hiểu ảnh hưởng của môi trường sống tới đặc điểm của động vật. Quan sát 10 loài động vật ở các môi trường khác nhau, điền bảng
STT
Tên động vật
Môi trường sống
Đặc điểm của động vật thích nghi mới môi trường sống
Nhận xét khác
1
2
II. Lý thuyết: (Trả lời các câu hỏi):
1. Có mấy loại môi trường sống của sinh vật? Đó là những môi trường nào?
2. Những nhân tố sinh thái nào ảnh hưởng tới đời sống sinh vật?
3. Các loài động vật em quan sát được ở bảng trên thuộc nhóm động vật sống trong nước, ưa ẩm hay ưa khô?
4. Giả sử có các loại sinh vật sau: trâu, sán lá gan, cá, giun đất, giun đũa, chim, ve, bét, hổ, báo, cò, hươu nai.
a.Hãy cho biết những nhóm nhân tố sinh thái nào tác động đến con trâu: hãy sắp xếp các nhân tố sinh thái đó và từng nhóm cho phù hợp.
b. Các sinh vật trên có quan hệ với nhau như thế nào?
5. Trong các quan hệ sau, quan hệ nào là cộng sinh, hội sinh, cạnh tranh, kí sinh, sinh vật ăn sinh vật khác
a. Lúa và cỏ dại.
b. Dê và trâu bò trên đồng cỏ.
c. Trâu ăn cỏ.
d. Địa y sống bám trên cành cây.
e. Giun đũa sống trong ruột người.
g. Vi khuẩn sống trong nốt sần rễ cây họ đậu.
B . Đề lẻ :
Câu . Em hãy trình bày mục tiêu bài học ?
Câu II. Em hãy nêu cách tiến hành:
 Tìm hiểu ánh sáng ảnh hưởng tới hình thái của lá cây. Quan sát 10 loại lá cây ở các môi trường khác nhau và điền bảng
STT
Tên cây
Môi trường sống
Đặc điểm của phiến lá
Nhận xét 
1
2
3
Câu II. Lý thuyết: (Trả lời các câu hỏi):
1. Có mấy loại môi trường sống của sinh vật? Đó là những môi trường nào?
2 Lá cây ưa sáng và cây ưa bóng có những đặc điểm hình thái như thế nào?
3. Các loài động vật em quan sát được ở bảng trên thuộc nhóm động vật sống trong nước, ưa ẩm hay ưa khô?
4, Giả sử có các quần thể sinh vật sau: cỏ, thỏ, dê, chim ăn sâu, sâu hại thực vật, hổ, vi sinh vật, mèo rừng.
a,Xác định các chuỗi thức ăn có thể có trong quần xã sinh vật trên?
b, Nếu các loài sinh vật trên là một quần xã, hãy vẽ sơ đồ lưới thức ăn của quần xã sinh vật trên?
5, Các cây: lá lốt, lá dong thường sống ở nơi ít ánh sáng như tán rừng, góc vườn các cây bạch đàn, phi lao lại sống ở những nơi quang đãng. Hãy cho biết các cây đó sinh trưởng và phát triển như thế nào? nhận xét về nhu cầu ánh sáng của các cây trên, từ đó rút ra kết luận gì?
3, Đáp án
A : Đề chẵn :
Câu I, Mục tiêu : ( 0,5 điểm )
-Tìm được dẫn chứng về ảnh hưởng của nhân tố sinh thái ánh sáng và độ ẩm lên đời sống sinh vật ở môi trường đã quan sát 	( 0,25 điểm ).
-Quan bài học, học sinh thêm yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ thiên nhiên.
	( 0,25 điểm )
Câu II, Tiến hành: ( 2,5 điểm ) 
Mỗi ví dụ nêu đủ, đúng được 0,25 điểm
Câu III: Lý thuyết: ( 7,0 điểm):
1, Có 4 loại môi trường sống của sinh vật gồm:
+ Môi trường đất. 	( 0,25 điểm ) 
+ Môi trường nước. 	( 0,25 điểm ) 
+Môi trường không khí.	( 0,25 điểm ) 
+Môi trường sinh vật. 	( 0,25 điểm ) 
2, (0,5 điểm ) Những nhân tố sinh thái ảnh hưởng tới đời sống sinh vật là:
	+ Nhân tố vô sinh: nhiệt độ, ánh sáng, mưa	( 0,25 điểm )
	+ Nhân tố hữu sinh: sinh vật và con người.	( 0,25 điểm )
3, ( 0,5 điểm )
Các loài động vật ở bảng trên thuộc nhóm:
+ Động vật sống trong nước: VD 	( 0,25 điểm )
+ Động vật ưa ẩm: VD 
+Động vật ưa khô: VD	( 0,25 điểm )
4, ( 3,0 điểm )
a,Các nhân tố sinh thái tác động đến con trâu là: đất, ánh sáng, nhiệt độ, không khí, nước, cỏ, người, hổ báo, ve, bét, sán lá gan, chim 	( 0,75 điểm ) 
Các nhân tố sinh thái trên gồm 3 nhóm:
	+Nhân tố vô sinh: ánh sáng, nhiệt độ, đất, nước.	( 0,25 điểm )
	+Nhân tố hữu sinh: cỏ, ve, bét, sán lá gan	( 0,25 điểm )
	+ Nhân tố con người:	( 0,25 điểm )
b, Các sinh vật trên có quan hệ đối với nhau là:
	+ Cạnh tranh: hổ báo cạnh tranh với nhau về thức ăn, nơi ở như hổ báo, hươu nai trâu 	( 0,5 điểm )
	+ Kí sinh: sán lá gan, ve, bét, giận.	( 0,5 điểm )
	+Sinh vật ăn sinh vật: Hổ báo ăn thịt hươu, nai, trâu. ( 0,5 điểm )
	Chim ăn ve, bét.
	Cò ăn cá.
5, ( 2,0 điểm )
Cộng sinh: vi khuẩn trong nốt sần rễ cây họ đậu. ( g)	( 0,5 điểm )
Hội sinh: địa y sống bám trên cành cây ( d).	( 0,5 điểm )
Cạnh tranh : lúa và cỏ dại, dê và bò trên đồng cỏ ( a,b). ( 0,5 điểm )
Kí sinh : giun đũa ; ve, bét sống trên da trâu bò ( e, h). ( 0,5 điểm )
B : Đề lẻ :
Câu I, Mục tiêu bài học: ( 0,5 điểm )
-Tìm được dẫn chứng về ảnh hưởng của nhân tố sinh thái ánh sáng và độ ẩm lên đời sống sinh vật ở môi trường đã quan sát 	( 0,25 điểm ).
-Quan bài học, học sinh thêm yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ thiên nhiên.
	( 0,25 điểm ).
Câu II, Tiến hành: ( 2,5 điểm ) 
Mỗi ví dụ nêu đủ, đúng được 0,25 điểm
Câu III: Lý thuyết: ( 7,0 điểm):
1, Có 4 loại môi trường sống của sinh vật gồm:
+ Môi trường đất. 	( 0,25 điểm ) 
+ Môi trường nước. 	( 0,25 điểm ) 
+Môi trường không khí. 	( 0,25 điểm ) 
+Môi trường sinh vật. 	( 0,25 điểm ) 2, (1,0 điểm)
-Lá cây ưa sáng có đặc điểm hình thái: Phiến lá hẹp, mầu xanh nhạt, lỗ khí tập trung ở mặt dưới của lá, mô dậu phát triển.	( 0,5 điểm )
-Lá cây ưa bóng có đặc điểm hình thái : Phiến lá mỏng, bản rộng, mầu xanh thẫm, lá có lớp cutin dầy, có lỗ khí ở hai mặt lá, mô dâu ít phát triển.	( 0,5 điểm )
3, ( 0,5 điểm )
Các loài động vật ở bảng trên thuộc nhóm:
+ Động vật sống trong nước: VD 	( 0,25 điểm )
+ Động vật ưa ẩm: VD 	
+Động vật ưa khô: VD	( 0,25 điểm )
4. ( 2,5 điểm )
a. Các chuỗi thức ăn có thể có trong quần xã sinh vật trên là:
	1, Cỏ –> thỏ-> vi sinh vật.	( 0,25 điểm )	2, Cỏ -> thỏ -> hổ -> vi sinh vật.	( 0,25 điểm )
	3, Cỏ -> dê -> vi sinh vật.	( 0,25 điểm )
	4, Cỏ -> dê -> hổ -> vi sinh vật.	( 0,25 điểm )
	5, Cỏ -> thỏ -> mèo rừng -> vi sinh vật.	( 0,25 điểm )
	6, Cỏ -> sâu hại thực vật -> vi sinh vật.	( 0,25 điểm )
	7, Cỏ -> sâu hại thực vật -> chim ăn sâu -> vi sinh vật 	( 0,25 điểm )
b, Sơ đồ lưới thức ăn của quần xã sinh vật là: ( 0,75 điểm ):
 	Dê	Hổ
Cỏ	Thỏ	Mèo	Vi sinh vật
	Sâu	Chim	
5. ( 2,0 điểm)
*Sự sinh trưởng và phát triển :
Cây lá lốt, lá dong phát triển tốt ở dưới tán lá, góc vườn: lá xanh tốt.( 0,5 điểm )
Cây bạch đàn, phi lao phát triển tốt nơi quang đãng.	( 0,5 điểm )
*Nhận xét và kết luận :
Có những cây chỉ sống được ở những nơi ít ánh sáng như cây lá dong, lá lốt nên chúng là những cây ưa bóng.	( 0,5 điểm )
Những cây sinh trưởng tốt ở những nơi quang đãng như cây phi lao, bạch đàn nên chúng là những cây ưa sáng.	( 0,5 điểm )
 3. Củng cố và kiểm tra đánh giá:
Nhận xét chung:
+ Đa số học sinh có ý thức ôn tập bài và nắm vững kiến thức, kĩ năng.
+ Một số em còn chưa đọc kĩ câu hỏi, một số em còn trao đổi khi làm bài.
+Bài kiểm tra vừa sức với học sinh.
ưu điểm:
+Một số học sinh có ý thức làm bài tốt, hiểu và trình bày khoa học.
Nhược điểm:
+Nhiều học sinh làm bài còn mắc lỗi chính tả, viết tắt.
+ Khi làm bài nhiều em còn trao đổi bài.
Kết quả:
điểm
Lớp 9A:
Lớp 9B:
Lớp 9C:
Lớp 9D:
giỏi
khá
trung bình
yếu
kém

Tài liệu đính kèm:

  • docthu t53.doc