Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trần Thanh Dũng

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trần Thanh Dũng

1.kiến thức:+HS nắm được khái niệm thoái hóa giống.

 +HS hiểu, trình bày được nguyên nhân thoái hóa của tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở ĐV, vai trò trong chọn giống.

 -HS trình bày được phương pháp tạo dòng thuần ở cây Ngô.

2.Kỹ Năng: -Quan sát tranh hình phát hiện kiến thức.

 -Tổng hợp kiến thức, hoạt động nhóm.

3.Thái Độ: Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn

 

doc 47 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1561Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trần Thanh Dũng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC KỲ II
Tiết 37 bài 34 
I.Mục Tiêu:
1.kiến thức:+HS nắm được khái niệm thoái hóa giống.
	+HS hiểu, trình bày được nguyên nhân thoái hóa của tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở ĐV, vai trò trong chọn giống.
	-HS trình bày được phương pháp tạo dòng thuần ở cây Ngô.
2.Kỹ Năng: -Quan sát tranh hình phát hiện kiến thức.
	-Tổng hợp kiến thức, hoạt động nhóm.
3.Thái Độ: Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn.
II.Đồ Dùng Dạy Học:
1.Ổn định lớp: lớp trưởng báo cáo sỉ số.
2.Kiểm tra bài cũ: EM hãy nêu thành tựu của việc sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống ĐV,TV và VSV.?
3.Bài mới:
Hoạt Động 1: HIỆN TƯỢNG THOÁI HÓA
I.Mục Tiêu: -HS nhận biết được hiện tượng thoái hóa ở ĐV và TV.
	-Từ đó hiểu khái niệm: Thoái hóa, giao phối cận huyết.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
-GV nêu câu hỏi:
+Hiện tượng thoái hóa ở ĐV và TV được biểu hiện như thế nào?
+Theo em vì sao dẫn đến hiện tượng thoái hóa?
+Tìm ví dụ về hiện tượng thoái hóa
(Cây Ngô tự thụ phấn qua nhiều thế hệ, ta thấy xuất hiện những đặc điểm có hại nào?
-Ở ĐV do giao phối gần, ở thế hệ con cháu thường xảy ra hiện tượng gì?)
-GV yêu cầu HS khái quát kiến thức.
+Thế nào là hiện tượng thoái hóa ?
+Giao phối gần là gì?
-HS nghiên cứu SGK tr.99,100.
-Quan sát hình 34.1 và 34.2.
-Thảo luận nhóm thống nhất ý kiến.
+Chỉ ra hiện tượng thoái hóa
+Lý do dẫn đến thoái hóa ở ĐV,TV
-Đại diện nhóm trình bàyànhóm khác bổ sung.
-HS nêu ví dụ: Hồng Xiêm thoái hóa quả nhỏ, không ngọt, ít quả. Bưởi thoái hóa quả nhỏ, khô.
-HS dựa vào kết quả ở nội dung trên khái quát kiến thức.
1.Hiện tượng thoái hóa ở ĐV và TV:
-Ở TV: Cây Ngô tự thụ phấn sau nhiều thế hệ chiều cao cây giảm, bắp dị dạng, hạt ít.
-Ở ĐV: Thế hệ con cháu sinh trưởng phát triển yếu, quái thai, dị tật bẩm sinh, chết non.
*Lý do thoái hóa:
+Ờ TV: do tự thụ phấn ở cây giao phấn.
+Ở ĐV: do giao phối gần.
2.Khái Niệm:
-Thoái hóa: là hiện tượng các thế hệ con cháu có sức sống kém dần, bộc lộ tính trạng xấu, năng suất giảm.
-Giao phối gần (giao phối cận huyết): Là sự giao phối giữa con cái sinh ra từ 1 cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ với con cái.
Hoạt Động 2: NGUYÊN NHÂN CỦA HIỆN TƯỢNG THOÁI HÓA
Mục Tiêu: HS giải thích được nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa là do xuất hiện thể đồng hợp gen hoặc gây hại.:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
-GV nêu câu hỏi:
+Qua các thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết tỉ lệ đồng hợp tử và tỉ lệ dị hợp biến đổi như thế nào?
+Tại sao tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở ĐV lại gây hiện tượng thoái hóa?
(GV giải thích H.34.3 màu xanh biểu thị thể đồng hợp trội và lặn).
(Tỉ lệ đồng hợp tăng,dị hợp giảm dần?
-GV cho đại diện các nhóm trình bày dáp án bằng cách giải thích H.34.3 phóng to.
-GV nhận xét kết quả các nhóm giúp HS hoàn thiện kiến thức.
-GV mở rộng thêm: ở 1 số loài ĐV, TV cặp gen đồng hợp không gây hại nên không dẫn tới hiện tượng thoái hóa, do vậy vẫn có thể tiến hành giao phối gần.
-HS nghiên cứu SGK và H.34.3 tr.100 và 101à ghi nhớ kiến thức.
-Trao đổi nhómàthống nhất ý kiến trả lời câu hỏi.
Yêu cầu nêu được:
+Tỉ lệ đồng hợp tăng, tỉ lệ dị hợp giảm (Tỉ lệ đồng hợp trội và tỉ lệ đồng hợp lặn bằng nhau)
+Gen lặn thường biểu hiện tính trạng xấu.
+Gen lặn gây hại khi ở thể dị hợp không được biểu hiện.
+các gen lặn khi gặp nhau (thể đồng hợp) thì biểu hiện ra kiểu hình.
-Đại diện nhóm trình bày trên H.34.3àcác nhóm khác theo dõi nhận xét.
(xem SGKtr.101)
*Kết Luận:
Nguyên nhân hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết vì qua nhiều thế hệ tạo ra các cặp gen đồng hợp lặn gây hại.
Hoạt Động 3: VAI TRÒ CỦA PHƯƠNG PHÁP TỰ THỤ PHẤN BẮT BUỘC VÀ GIAO PHỐI CẬN HUYẾT TRONG CHỌN GIỐNG.
Mục Tiêu: HS chỉ ra được vai trò tạo dòng thuần của phương pháp tự thụ phấn và giao phối cận huyết trong chọn giống.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
-GV nêu câu hỏi:
+Tại sao tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hóa nhưng những phương pháp này vẫn được con người sử dụng trong chọn giống?
(GV nhắc lại khái niệm thuần chủng, dòng thuần)
-Giúp HS hoàn thiện kiến thức.
(GV lưu ý: nội dung này trừu tượng nên GV lấy ví dụ cụ thể để giải thích cho HS dễ hiểu)
-HS nghiên cứu SGK tr.101 và tư liệu GV cung cấp trả lời câu hỏi.
-Yêu cầu nêu được:
-Do xuất hiện cặp gen đồng hợp tử.
+Xuất hiện tính trạng xấu.
+Con người dễ dàng loại bỏ tính trạng xấu.
+Giữ lại tính trạng mong muốn nên tạo được giống thuần chủng.
-HS trình bàyàlớp nhận xét.
(Vì các PP này dùng để củng cố và giữ tính ổn định của 1 số tính trạng mong muốn và tạo dòng thuần).
*Kết Luận:
Vai trò của phương pháp tự thụ phấn và giao phối cận huyết trong chọn giống.
+Củng cố đặc tính mong muốn.
+Tạo dòng thuần có cặp gen đồng hợp.
+Phát hiện gen xấu để loại bỏ ra khỏi quần thể.
+Chuẩn bị lai khác dòng để tạo ưu thế lai.
IV/Kiểm Tra Đánh Giá:
	GV kiểm tra HS bằng câu hỏi:
	Tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở ĐV gây nên hiện tượng gì? Giải thích nguyên nhân.
V/Dặn Dò: -Học thuộc bài . trả lời câu hỏi SGK
	-Tìm hiểu ưu thế lai, giống Ngô, Lúa có năng suất cao. Xem bài mới.
*RÚT KINH NGHIỆM CUỐI BÀI:
...
Tiết 38 Bài 35
I.Mục Tiêu:
1.Kiến Thức: - HS nắm được 1 số khái niệm: ư thế lai, lai kinh tế.
-HS hiểu và trình bày được:
+Cơ sở di truyền của hiện tượng ư thế lai, lý do không dùng cơ thể F1 để nhân giống.
+Các biện pháp duy trì ưu thế lai, phương pháp tạo ưu thế lai.
+Phương pháp thường dùng để tạo cơ thể lai kinh tế ở nước ta.
2.Kỹ Năng: Rèn 1 số kỹ năng;
	-Quan sát tranh hình tìm hiểu kiến thức.
	-Giải thích hiện tượng bằng cơ sở khoa học.
	-Tổng hợp, khái quát.
3.Thái Độ: Giáo dục ý thức tìm tòi, trân trọng thành tựu khoa học.
II.Đồ Dùng Dạy Học: -Tranh phóng to H.35 SGK.
	-Tranh 1 số giống ĐV: Bò,Lợn,Dê. Kết quả của phép lai kinh tế.
III.Hoạt Động Dạy Học:
1.Ổn định lớp: Lớp trưởng báo cào sỉ số lớp.
2.Kiểm tra bài cũ: 
	Trong chọn giống người ta dùng 2 phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần nhằm mục đích gì? (Sau khi HS trả lờià GV dẫn dắt vào bài mới.
3.Bài mới:
Hoạt Động 1: HIỆN TƯỢNG ƯU THẾ LAI
Mục Tiêu: -HS nắm được hiện tượng ưu thế lai.
	-HS trình bày được cơ sở DT của hiện tượng ưu thế lai.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
-GV đưa vấn đề:
-So sánh cây và bắp Ngô ở 2 dòng tự thụ phấn với cây và bắp NGô ở cơ thể lai F1 trong H.35 (SGKtr.102)
a,c: bố mẹ
F1 b: thế hệ con lai.
-GV nhận xét ý kiến của HS và dẫn dắt àhiện tượng trên được gọi là ưu thế lai.
-GV nêu câu hỏi:
+Ưu thế lai là gì? Cho ví dụ về ưu thế lai ở ĐV và TV.
-GV cung cấp thêm 1 số ví dụ để minh họa.
-GV nêu vấn đề: Để tìm hiểu cơ sở DT của hiện tượng ư thế lai HS trả lời câu hỏi:
+Tại sao khi lai 2 dòng thuần ưu thế lai thể hiện rõ nhất?
+Tại sao ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở thế hệ F1, sau đó giả dần qua các thế hệ?
 -GV đánh giá kết quả và bổ sung thêm kiến thức về hiện tượng nhiều gen qui định 1 tính trạng để giải thích.
-GV hỏi tiếp:
+Muốn duy trì ưu thế lai con người đã làm gì?
(xem sách kiến thức tr.87)
-HS quan sát hình phóng to hoặc hình SGK chú ý đặc điểm sau:
+Chiều cao thân cây Ngô.
+Chiều dài bắp, số lượng hạt.
-HS đưa ra nhận xét sau khi so sánh thân và bắp Ngô ở cơ thể lai F1 có nhiều đặc điểm trội hơn so với cây bố mẹ.
-HS trình bày và lớp bổ sung.
--HS nghiên cứu SGK kết hợp với nội dung vừa so sánhàkhái quát thành khái niệm.
HS lấy ví dụ ở SGK.
(đáng chú ý là ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1, sau đó giảm dần. qua các thế hệ. đó là lý do không dùng cơ thể lai F1 để nhân giống) 
-HS nghiên cứu SGK tr.102, 103.
-chú ý ví dụ lai 1 dòng thuần có 2 gen trội và 1 dòng thuần có 1 gen trội.
-Yêu cầu nêu được:
+Ưu thế lai rõ vì xuất hiện nhiều gen trội ở con lai F1.
+Các thế hệ sau giảm (hiện tượng thoái hóa)à ưu thế lai cũng giảm dần.
-Đại diện trình bày, lớp bổ sung
-HS trả lời được: áp dụng nhân giống vô tính.
-HS tổng hợp khái quát kiến thức.
1.Khái niệm:
*Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có ưu thế hơn hẵn so với bố mẹ về sự sinh trưởng phát triển, khả năng chống chịu, năng suất, chất lượng.
2.CƠ sở DT của hiện tượng ưu thế lai:
*Kết Luận:
-Lai 2 dòng thuần (KG đồng hợp) con lai F1 có hầu hết các cặp gen ở trạng thái dị hợpàchỉ biểu hiện tính trạng của gen trội.
-Tính trạng số lượng( hình thái, năng suất) do nhiều gen trội qui định.
Ví dụ: 
P. AAbbcc x aaBBcc
àF1 : AaBbCc
Hoạt Động 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP TẠO ƯU THẾ LAI
Mục Tiêu: -HS nắm được khái niệm lai kinh tế.
	-Trính bày được các phương pháp tạo ưu thế lai.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
-GV giới thiệu: Người ta có thể tạo ưu thế lai ờ cây trồng và vật nuôi.
-GV hỏi:
+Con người đã tiến hành tạo ưu thế lai ở cây trồng bằng phương pháp nào?
+Nêu ví dụ cụ thể.
-GV giải thích thêm về lai khác dòng và lai khác thứ.
-GV hỏi:
+Con người đã tiến hành tạo ưu thế lai ở vật nuôi bằng phương pháp nào?
+cho ví dụ
-GV hỏi thêm:
+Tại sao không dùng con lai kinh tế để nhân giống?
-GV mở rộng:
+Lai kinh tế thường dùng con cái thuộc giống trong nước lai với đực nhập nội.
+Áp dụng kỹ thuật giữ tinh đông lạnh.
+Lai Bò vàng Thanh Hóa với Bò Honsten Hà Lan àcon lai F1 chịu được nóng, lượng sữa tăng.
-HS nghiên cứu SGK tr.103 và các tư liệu sưu tầm, trả lời câu hỏi.
-Yêu cầu chỉ ra 2 phương pháp.
-HS nghiên cứu SGK tr.103 và 104 kết hợp tranh ảnh về các giống vật nuôi.
-Yêu cầu nuôi được:
+Phép lai kinh tế
+Áp dụng ở Lợn và Bò.
-HS trình bày à lớp bổ sung.
-HS nêu được: nếu nhân giống thì thế hệ sau các gen lặn gây hại ở trạng thái đồng hợp sẽ được biểu hiện tính trạng.
1.Phương pháp tạo ưu thế lai ở cây trồng:
-Lai khác dòng: Tạo 2 dòng tự thụ phấn rồi cho giao phối với nhau.
Ví dụ: ở Ngô tạo được Ngô lai F1 năng suất cao hơn từ 25-30% so với giống hiện có.
-Lai khác thứ: để kết hợp giữa tạo ưu thế lai và tạo giống mới.
2.Phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi:
*Lai kinh tế: Là cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc 2 dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm.
Ví dụ:
 Lợn Ỉ Móng Cái x Lợn Đại Bạch àLợn con mới sinh nặng 0.8 kg tăng trọng nhanh, tỉ lệ nạc cao.
IV/Kiểm Tra – Đánh Giá:
	1.Ưu thế lai là gì? Cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai.
	2.Lai kinh tế mang lại hiệu quả kinh tế như thế nào?
V/Dặn Dò: -Học thuộc bài mới. Trả lời câu hỏi SGK.
	-Tìm hiểu thêm về các thành tựu ưu thế lai và lai kinh tế ở nước ta.
	-Xem bài mới: các phương pháp chọn lọc.
*RÚT KINH NGHIỆM CUỐI BÀI:
.
Tiết 39 Bài 36	
	I/Mục Tiêu:
	1.Kiến Thức: -HS trình bày được phương pháp chọn lọc hàng loạt 1 lần và nhiều lần, thích hợp cho sử dụng đ/v đối tượng nào, những ưu nhược điểm của phương pháp chọn lọc này.
	-Trình bày phương pháp chọn lọc cá thể, những ưu thế và nhược điểm so với phương pháp chọn lọc hàng loạt, thích hợp sử dụng đối với đối tượng nào.
	2.Kỹ Năng: Tổng hợp, khái quát kiến thức. Hoạt động nhóm.
	3.Thái  ... ung chuẩn bị ở nhà.
-GV cho lớp thảo luận nhưng theo trật tự và có ý nghĩa xây dựng.
-GV nắm bắt ý kiến của các nhóm về từng vấn đề và làm nhiệm vụ là người đánh giá thông báo đáp án đúng.
-Sau khi thảo luận xong GV cho HS tóm tắt 1 số ý chính trong nội dung này.
-Đại diện nhóm trình bày (có thể dùng cả tranh miêu tả)
-Các nhóm theo dõi nội dung --> ghi nhớ.
-các nhóm có thể đặt câu hỏi trong nội dung vừa trình bày hoặc đề nghị trình bày lại 1 đoạn nào đó.
Ví dụ:
+Con người đốt lửa--> cháy rừng --> dồn thú dữ--> thú bị nướng chín từ đó con người chuyển sang ăn thịt chín--> điều đó có ý nghĩa gì?
+Việc hình thành khu dân cư, khu sản xuất nông nghiệp có nhất thiết phải chặt phá rừng hay không?
+Thời kỳ công nghiệp hóa gây hậu quả mất diện tích đất trồng, vậy nếu không tiến hành công nghiệp hóa thì sao?
+Con người biết dùng lửa trong cuộc sống, đã làm cháy nhiều cánh rừng rộng lớn.
+Con người biết trồng trọt, chăn nuôi, chặt phá rừng lấy đất ở, canh tác và chăn thả gia súc, đã làm thay đổi đất và nước tầng mặt. Những hoạt động đó đã tích lũy được nhiều giống vật nuôi, cây trồng và hình thành các hệ sinh thái trồng trọt.
+Con người đã sử dụng bằng máy móc, tác động mạnh mẽ vào môi trường sống: tạo ra nhiều vùng trồng trọt lớn, phá đi nhiều diện tích rừng trên trái đất.
*Kết luận: 
Tác động của con người:
-Thời kỳ nguyên thủy:
Đốt rừng, đào hố săn bắt thú dữ -->giảm diện tích rừng.
-XH nông nghiệp:
+Trồng trọt, chăn nuôi.
+Phá rừng làm khu dân cư, khu SX--> thay đổi đất và tầng nước mặt.
-XH công nghiệp:
+Khai thác tài nguyên bừa bãi, XD nhiều khu công nghiệp --> đất cáng thu hẹp.
+Rác thải rất lớn.
 Hoạt Động 2: TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI LÀM SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
Mục Tiêu: HS chỉ ra được hoạt động cụ thể của con người gây hậu quả cho môi trường.
-GV nêu câu hỏi:
+Những hoạt động nào của con người làm phá hủy MT tự nhiên.
+Hậu quả từ những hoạt động của con người là gì?
-GV thông báo đáp án đúng và tìm hiểu số nhóm có kết quả đúng ( đáp án đúng: 1a, 2ah, 3 tất cả, 4abcdgh, 5abcdgh, 6abcdgh, 7 tất cả).
-GV hỏi: Ngoài những hoạt động của con người trong bảng 53.1, em hãy cho biết còn những hoạt động nào của con người gây suy thoái môi trường?
-GV nêu vấn đề: Trình bày hậu quả của việc chặt phá rừng bừa bãi và gây cháy rừng?
-GV cho HS thảo luận giữa các nhóm sau đó yêu cầu HS khái quát nội dung thành những vấn đề cơ bản:
 Đất
Cây rừng Nước ngầm
 Đời sống
*Liên hệ: Cho biết thành tựu con người đã đạt được trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường.
-HS nghiên cứu bảng 53,1 SGK tr.159.
-Thống nhất ý kiến trong nhóm hoàn thành bảng 53.1.
-HS kể thêm như: XD nhà máy lớn, chất thải công nghiệp nhiều.
-Một vài nhóm trình bày nội dung đã chuẩn bị từ nhà.
-Các nhóm khác theo dõi--> nhận xét bổ sung và hỏi thêm.
-HS có thể kể: Lũ quét ở Hà Giang...
+Lở đất
+Sạt lở bờ sông Hồng.
*Kết Luận:
Nhiều hoạt động của con người đã gây hậu quả rất xấu.
+Mất cân bằng sinh thái
+Xói mòn đất--> gây lũ lụt diện rộng, hạn hán kéo dài, ảnh hưởng mạch nước ngầm.
+Nhiều loài SV bị mất, đặc biệt nhiều loài ĐV quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Qua những tình hình đó con người đã làm gì để bảo vệ và cải tạo MT? --> sang HĐ 3.
Hoạt Động 3: TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA CON NGƯỜI TRONG VIỆC BẢO VỆ VÀ CẢI TẠO MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
Mục tiêu: HS chỉ ra các hoạt động tích cực của con người trong việc cải tạo MT tự nhiên.
-GV nêu câu hỏi:
+Con người đã làm gì để bảo vệ và cải tạo môi trường.
-GV nhận xét và giúp HS hoàn chỉnh nội dung kiến thức.
Liên hệ: Cho biết thành tựu con người đã đạt được trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường.
-HS nghiên cứu SGK tr.159.
-Kết hợp kiến thức từ sách báo trao đổi nhóm thống nhất ý kiến.
-Đại diện trình bày đáp án, nhóm khác bổ sung.
-HS kể thêm:
+Phủ xanh đồi trọc
+XD khu bảo tồn
+XD nhà máy thủy điện.
*Kết Luận:
-Hạn chế sự gia tăng dân số.
-Sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên.
-Pháp lệnh bảo vệ sinh vật.
-Phục hồi trồng rừng
-Xử lý rác thải
-Cải tạo giống có năng suất và phẩm chất tốt.
IV.Kiểm Tra- Đánh giá:
-HS trả lời câu hỏi: Trình bày nguyên nhân dẫn đến suy thoái môi trường cho hoạt động của con người.
V.Dặn dò: HTB - Làm bài tập số 2 SGK tr.160.
	-Tìm hiểu nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
RÚT KINH NGHIỆM:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày dạy: Lớp dạy: 9A1,2,3
Tuần 29 Tiết 57
 Bài 54: 
I.Mục Tiêu:
1.Kiến thức: -HS nêu được các nguyên nhân gây ô nhiễm, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường sống.
	-Mỗi HS hiểu được hiệu quả của việc bảo vệ MT bền vững, qua đó nâng cao ý thức bảo vệ MT.
2.Kỹ năng: -Quan sát tranh hình phát hiện kiến thức.
	-Hoạt động nhóm - Khái quát hóa kiến thức.
3.Thái độ: Giáo dục ý thức giữ gìn và bảo vệ MT.
II.Đồ dùng dạy học:
	-Tranh hình SGK. - Tranh ảnh thu thập được trên sách báo.
	-Tư liệu về ô nhiễm MT.
	-Cuốn sách "hỏi đáp về về MT và sinh thái".
III.Hoạt Động Dạy Học:
1.Ổn định lớp: LT báo cáo sỉ số . - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2.Kiểm tra bài cũ: câu hỏi trắc nghiệm tr.136 sách bài tập trắc nghiệm và kiểm tra.
	Bài tập số 2 SGK tr.160.
3.Bài mới: Từ nội dung của bài tập 2 dẫn dắt vào bài mới.
Hoạt Động 1: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LÀ GÌ?
Mục tiêu: -HS hiểu được khái niệm ô nhiễm MT.
	-Chỉ ra nguyên nhân gây ô nhiễm MT.
-GV nêu vấn đề dưới dạng câu hỏi:
+Theo em như thế nào là ô nhiễm MT?
+Em thấy ở đâu bị ô nhiễm MT?
-GV đánh giá phần thảo luận và yêu cầu HS khái quát kiến thức.
-HS nghiên cứu SGK tr.161.
-Kết hợp tài liệu sưu tầm.
-Trao đổi nhóm--> thống nhất ý kiến--> yêu cầu nêu được:
+Môi trường bị bẩn
+Thay đổi bầu không khí
+Độc hại
-Đại diện nhóm trình bày--> nhóm khác bổ sung.
-HS từ những thảo luận khái quát thành khái niệm ô nhiễm và nguyên nhân gây ô nhiễm.
*Kết Luận:
-Ô nhiễm MT là hiện tượng MT bị nhiễm bẩn, đồng thời các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của MT bị thay đổi gây tác hại tới đời sống của con người và các SV khác.
-Ô nhiễm MT do:
+Hoạt động của con người
+Hoạt động tự nhiên: Núi lửa, SV gây bệnh.
Hoạt Động 2: CÁC TÁC NHÂN CHỦ YẾU GÂY Ô NHIỄM
Mục tiêu: HS chỉ ra được các tác nhân gây ô nhiễm và tác hại do các tác nhân gây ra, từ đó biết cách tránh ô nhiễm MT.
-GV hỏi:
+các chất khí gây độc đó là chất gì?
+Các chất khí độc được thải ra từ những hoạt động nào?
(GV yêu cầu HS hoàn thành bảng 54.1 SGK tr.162)
-GV chữa bảng 54.1 bằng cách cho các nhóm lên ghi từng nội dung.
-GV đánh giá kết quả của các nhóm.
*Liên hệ:
Ở nơi gia đình em sinh sống có hoạt đốt cháy nhiên liệu gây ô nhiễm không khí không? Em sẽ làm gì trước tình hình đó?
-GV phân tích thêm: Việc đốt cháy nhiên liệu trong gia đình như than, củi, gas,sinh ra lượng CO2 chất này tích tụ sẽ gây ô nhiễm. Vậy trong từng gia đình phải có biện pháp thông thoáng khí để tránh độc hại;
-GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi mục ▼SGK tr 163.
-GV treo tranh phóng to hình 54.2 SGK.
-GV để HS chữa bài trên tranh.
-GV giúp HS hoàn thiện kiến thức dưới dạng sơ đồ.
-GV nêu câu hỏi:
+Chất phóng xạ có nguồn gốc từ đâu?
+Các chất phóng xạ gây nên tác hại như thế nào?
-GV sử dụng hình 54.4 để giảng con đường các chất phóng xạ nhiễm vào cơ thể người.
-GV mở rộng: nói về thảm họa chec nô bưn ở nước CH Ucraina (Liên Xô cũ)
-GV chữa bài bằng cách gọi 2 HS 1 em đọc “Tên chất thải”, 1 em đọc mục “Hoạt động thải ra chất thải”
-GV lưu ý thêm: Loại chất thải rắn gây cản trở giao thông, gây tai nạn cho người.
-GV đưa câu hỏi: HS thảo luận:
+SV gây bệnh có nguồn gốc từ đâu?
+Nguyên nhân của các bệnh giun sán, sốt rét, tả lị.
*GV hỏi:
+Để phòng tránh các bệnh do SV gây nên chúng ta cần có biện pháp gì?
-GV giảng dựa vào hình 54.5,6.
-HS nghiên cứu SGK--> trả lời các khí: CO,CO2,NO2 (nitơ dioxit), SO2 (lưu huỳnh dioxit), bụi.....
-HS thảo luận để tìm ý kiến và hoàn thành bảng 54.1 SGK.
-Mỗi nhóm hoàn thành 1 nội dung.
-HS khái quát kiến thức từ nội dung bảng 54.1 đã hoàn chỉnh HS có thể trả lời:
+Có hiện tượng ô nhiễm do đun than, bếp dầu hoặc xưởng SX.
+Bản thân sẽ cùng đại diện khu dân cư tuyên truyền để người dân hiểu và có biện pháp giảm bớt ô nhiễm.
-HS tự nghiên cứu hình 54.2.
-Trao đổi nhóm, chú ý chiều mũi tên, màu sắc mũi tên. Thống nhất ý kiến.
-Đại diện nhóm lên trình bày trên tranh hoặc viết sơ đồ lên bảng.
-Các nhóm theo dõià nhận xét bổ sung, nếu cần.
-HS nghiên cứu SGK tr.163 và các hình 54.3,54.4 SGK. Yêu cầu nêu được:
+Từ nhà máy điện nguyên tử, thử vũ khí hạt nhân
+Phóng xạ vào cơ thể người và ĐV thông qua chuỗi thức ănà gây bệnh DT-ung thư.
+HS nghiên cứu thông tin ở SGK tr.163 kết hợp với quan sát hàng ngày hoàn thành bảng 54.2.
-HS thay nhau chữa bài theo sự hướng dẫn của GV.
-HS nghiên cứu SGK và hình 54.5,54.6 tr.164,165.
-Một vài HS trả lời và lớp nhận xét bổ sung.
Yêu cầu:
+Các bệnh đường tiêu hóa do ăn uống mất vệ sinh 
+Bệnh sốt rét do sinh hoạt.
-HS vận dụng kiến thức đã học trước đó trả lờià lớp bổ sung.
1.ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt:
-Các chất thải ra từ nhà máy, phương tiện giao thông, đun nấu sinh hoạt là CO2, SO2và bụi gây ô nhiễm không khí.
Nguyên nhân: Chủ yếu do quá trình đốt cháy nhiên liệu: gỗ củi, than đá, dầu mỏ, khí đốt,
2.Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học:
Các chất hóa học độc hại được phát tán và tích tụ:
-Hóa chất (dạng hơi)ànước mưa à đấtà tích tụà ô nhiễm mạch nước ngầm.
-Hóa chất (dạng hơi)à nước mưa àao, hồ, sông biểnà tích tụ.
-Hóa chất còn bám và ngấm vào cô thể SV.
3.Ô nhiễm do các chất phóng xạ:
-Gây đột biến ở người và SV.
-Gây 1 số bệnh DT và bệnh ung thư.
4.Ô nhiễm do các chất thải rắn:
-Các chất thải rắn gây ô nhiễm gồm: Đồ nhựa, giấy vụn, mảnh cao su, bông kim tiêm y tế, vôi, gạch vụn,..
5.Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh:
*Kết luận:
-SV gây bệnh có nguồn gốc từ chất thải không được xử lý (Phân, nước thải sinh hoạt, xác ĐV,)
-SV gây bệnh vào cơ thể gây bệnh cho người do 1 số thói quen sinh hoạt như: ăn gỏi, ăn tái, ngủ không màn,
IV/Kiểm tra-Đánh giá: -Đọc tóm tắt cuối bài.
	-Câu hỏi trắc nghiệm ở STK tr.184.
	-Có những tác nhân nào gây ô nhiễm MT? con người và các SV khác sẽ sống như thế nào và tương lai sẽ ra sao?
V/Dặn dò: -Học thuộc bài –Trả lời câu hỏi SGK.
	-Chuẩn bị nội dung về nguyên nhân gây ô nhiễm MT, công việc mà con người đã và đáng làm để hạn chế ô nhiễm MT.
Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an sinh 9(20).doc