Mục tiêu : học xong bài này học sinh phải:
- Hiểu và trình bày được nguyên nhân thoái hóa của tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật , vai trò của 2 trường hợp trên trong chọn giống.
- Trình bày được phương pháp tạo dòng thuần ở cây giao phấn ( cây ngô ).
II/ Thiết bị dạy học : - Tranh vẽ phóng to H. 34.1, 34.2, 34.3 . PHT
III/Tiến trình dạy học :
Tiết 37 - Baì 34: THOÁI HÓA DO TỰ THỤ PHẤN VÀ DO GIAO PHỐI GẦN I/Mục tiêu : học xong bài này học sinh phải: Hiểu và trình bày được nguyên nhân thoái hóa của tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật , vai trò của 2 trường hợp trên trong chọn giống. Trình bày được phương pháp tạo dòng thuần ở cây giao phấn ( cây ngô ). II/ Thiết bị dạy học : - Tranh vẽ phóng to H. 34.1, 34.2, 34.3 . PHT III/Tiến trình dạy học : 1/ Tổ chức lớp : 2/ Bài cũ: 3/ Bài mới: Thời gian Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung *HĐ1: Tìm hiểu biểu hiện thoái hoá do tự thụ phấn ở cây giao phấn. - Treo TV hình 34.1 - Cho HS quan sát và đọc thông tin ở SGK, thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi ở PHT1 : 1.Hiện tượng thoái hoá do tự thụ phấn ở cây giao phấn biểu hiện như thế nào ? 2. Việc thực hiện tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn nhằm mục đích gì? - Tổng kết, nêu đáp án đúng , ghi bảng. *HĐII: Tìm hiểu khái niệm và những biểu hiện thoái hoá của giao phối gần - Treo TV hình 34.2 - Cho HS quan sát và đọc thông tin ở SGK, thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi ở PHT 2: 1. Giao phối gần là gì? 2. Giao phối gần gây ra những hậu quả nào ở động vật? - Tổng kết, nêu đáp án đúng , ghi bảng. *HĐIII: Tìm hiểu nguyên nhân của sự thoái hoá do tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật. - Treo TV hình 34.3 - Cho HS quan sát và đọc thông tin ở SGK, thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi ở phần lệnh. - Tổng kết, nêu đáp án đúng , ghi bảng. *HĐIV: Tìm hiểu tác dụng của sự tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật trong chọn giống: - Đọc thông tin ở SGK, trả lời câu hỏi ở phần lệnh - Tổng kết, nêu đáp án đúng , ghi bảng. -Quan sát, đọc thông tin ở SGK, thảo luận nhóm. - Đại diện nhóm trình bày -Nhóm khác nhận xét, bổ sung, hoàn thành đáp án đúng -Quan sát, đọc thông tin ở SGK, thảo luận nhóm. - Đại diện nhóm trình bày -Nhóm khác nhận xét, bổ sung, hoàn thành đáp án đúng -Quan sát, đọc thông tin ở SGK, thảo luận nhóm. - Đại diện nhóm trình bày -Nhóm khác nhận xét, bổ sung, hoàn thành đáp án đúng - 1 HS trả lời - HS khác nhận xét, bổ sung. I/ Hiện tượng thoái hoá: 1.Hiện tượng thoái hoá do tự thụ phấn ở cây giao phấn: - Hiện tượng thoái hoá giống ở cây giao phấn biểu hiện: phát triển chậm, chiều cao cây và năng suất giảm dần, nhiều cây bị chết, bạch tạng, thân lùn, bắp dị dạng, kết hạt ít. - Tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn nhằm mục đích: tạo dòng thuần 2. Hiện tượng thoái hoá do giao phối gần ở động vật: a) Giao phối gần: SGK b) Thoái hoá do giao phối gần: Hậu quả của giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hoá như: sinh trưởng và phát triển yếu, khả năng sinh sản giảm, quái thai, dị tật bẩm sinh, chết non. II/ Nguyên nhân của sự thoái hoá: Do các gen lặn có hại chuyển từ trạng thái dị hợp sang trạng thái đồng hợp gây hại . III/ Vai trò của phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết trong chọn giống: - Củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn - Tạo dòng thuần, thuận lợi cho sự đánh giá kiểu gen từng dòng . - Phát hiện gen xấu để loại bỏ khỏi quần thể. 4/ Củng cố: Hãy chọn đáp án đúng nhất: Ý nghĩa của phương pháp tự thụ phấn và giao phối gần trong chọn giống là gì ? a) Tạo dòng thuần. b) Củng cố và duy trì những tính trạng mong muốn. c) Đánh giá kiểu gen, phát hiện gen xấu để loại bỏ. d) Cả a,b và c. - Hãy sắp xếp thông tin ở cột A với cột B sao cho phù hợp và ghi kết quả vào cột C trong bảng sau: Các hình thức ( A ) Các đặc điểm thoái hoá ( B ) Kết quả ( C ) 1.Tự thụ phấn 2.Giaophối gần a) Các cá thể có sức sống kém dần ( phát triển chậm, năng suất giảm) b) Sinh trưởng và phát triển yếu c) Sức đẻ giảm, quái thai, dị tật bẩm sinh, chết non d) Nhiều cá thể chết hoặc bộc lộ những đặc điểm có hại ( bạch tạng, thân lùn, ít hạt ) 1 2 5/ Hướng dẫn về nhà: - Học bài, vẽ hình 34.3, trả lời câu hỏi và bài tập. - Chuẩn bị bài mới : “Ưu thế lai “ -------------------------------------------- Tiết 38 - Baì 35 : ƯU THẾ LAI I.Mục tiêu: Học xong bài này học sinh phải: -Trình bày được khái niệm ưu thế lai , cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai, lí do không dùng cơ thể lai F1 để nhân giống, các biện pháp duy trì ưu thế lai. - Trình bày được các phương pháp thường dùng để tạo ưu thế lai. - Hiểu và trình bày được khái niệm lai kinh tế và phương pháp thường dùng để tạo cơ thể lai kinh tế ở nước ta. - RLKN: Quan sát, phân tích, tổng hợp. Hợp tác nhóm nhỏ. II. Thiết bị dạy học: TV phóng to hình 35 SGK.PHT III. Tiến trình dạy học: 1/ Tổ chức lớp: 2/ Bài cũ: - Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật qua nhiều thế hệ có thể gây ra hiện tượng thoái hoá? Cho ví dụ. -Trong chọn giống, người ta dùng hai phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần nhằm mục đích gì 3/ Bài mới: Thời gian Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung *HĐ1: Tìm hiểu hiện tượng ưu thế lai - Treo TV hình 35 SGK - Cho HS quan sát, đọc thông tin ở SGK, thảo luận nhóm và thực hiện phần lệnh.( PHT số 1) -Tổng kết, nêu đáp án đúng, ghi bảng. *HĐ2: Tìm hiểu nguyên nhân di truyền của hiện tượng ưu thế lai. - Cho HS đọc thông tin ở SGK, thảo luận nhóm và thực hiện phần lệnh ( PHT số 2 ) -Tổng kết,nêu đáp án đúng , ghi bảng. *HĐ3:Tìm hiểu các phương pháp tạo ưu thế lai. - Cho HS đọc thông tin ở SGK, trả lời các câu hỏi: 1.Trong chọn giống cây trồng người ta dùng những phương pháp gì để tạo ưu thế lai? Phương pháp nào được sử dụng phổ biến nhất ? Tại sao? 2. Lai kinh tế là gì? Tại sao không dùng con lai kinh tế để nhân giống? - Tổng kết,nêu đáp án đúng , ghi bảng. -Quan sát, đọc thông tin ở SGK, thảo luận nhóm. - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung, hoàn thành đáp án đúng. -Đọc thông tin ở SGK, thảo luận nhóm. - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung, hoàn thành đáp án đúng. - Đọc thông tin ở SGK. - 2 HS trả lời câu hỏi. - HS khác nhận xét , bổ sung hoàn thành đáp án đúng. I. Hiện tượng ưu thế lai: - Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nha Cây và bắp ngô của nh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ. - Ví dụ: Cây và bắp ngô của cơ thể lai F1 vượt trội cây và bắp ngô của 2 cây bố mẹ. II. Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai: - Sự tập trung các gen trội có lợi ở cơ thể lai F1 là 1 nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai. Vídụ P: AAbbCC x aaBBcc → F1: AaBbCc - Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ vì có hiện tượng phân li tạo các cặp gen đồng hợp ,nên số cặp gen dị hợp giảm đi. III. Các phương pháp tạo ưu thế lai: 1/ Phương pháp tạo ưu thế lai ở cây trồng: Người ta dùng phương pháp lai khác dòng ( chủ yếu ) và lai khác thứ . 2/ Phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi : Người ta dùng phép lai kinh tế * Lai kinh tế là phép lai giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần khác nhau rồi dùng cơ thể lai F1 làm sản phẩm, không dùng nó làm giống. 4/ Củng cố: Chọn đáp án đúng nhất: - Thế nào là ưu thế lai? Cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn ( sinh trưởng nhanh , phát triển mạnh, chống chịu tốt..) Tính trạng về năng suất đều cao hơn bố mẹ. Có đời sống kéo dài hơn bố mẹ. Cả a và b - Ở nước ta , tạo ưu thế lai bằng phương pháp nào? a) Đối với động vật , dùng phương pháp lai kinh tế. b) Đối với thực vật, dùng phương pháp lai khác dòng và lai khác thứ. c) Dùng phương pháp gây đột biến và gây đa bội thể ở sinh vật. d) Cả a và b. 5/ Hướng dẫn về nhà: Học bài, trả lời câu hỏi và bài tập. Chuẩn bị bài mới: “ Các phương pháp chọn lọc “. ------------------------------- Tiết 39 - Bài 36 : CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỌN LỌC I.Mục tiêu: Học xong bài này học sinh phải: -Trình bày được phương pháp chọn lọc hàng loạt một lần và nhiều lần, thích hợp cho sử dụng với đối tượng nào, những ưu nhược điểm của phương pháp chọn lọc này. - Trình bày được phương pháp chọn lọc cá thể, những ưu thế và nhược điểm so với phương pháp chọn lọc hàng loạt, thích hợp sử dụng với đối tượng nào. - RLKN: Quan sát, phân tích, tổng hợp. Hợp tác nhóm nhỏ. II. Thiết bị dạy học: TV phóng to hình 36.1; 36.2 SGK.PHT III. Tiến trình dạy học: 1/ Tổ chức lớp: 2/ Bài cũ: - Ưu thế lai là gì ? Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai ? Tại sao không dùng cơ thể lai F1 để nhân giống? - Trong chọn giống cây trồng và vật nuôi người ta dùng những phương pháp nào để tạo ưu thế lai? 3/ Bài mới: Trong chọn giống, khâu đầu tiên là phải chọn lọc, có những phương pháp chọn lọc nào?, bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu: Các phương pháp chọn lọc. Thời gian Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung HĐI:Tìm hiểu vai trò của chọn lọc trong chọn giống. - Cho HS tìm hiểu thông tin ở SGK và trả lời câu hỏi: Vai trò của chọn lọc trong chọn giống? - Tổng kết, hoàn thành đáp án đúng, ghi bảng. *HĐII: Tìm hiểu chọn lọc hàng loạt - Treo TV 36.1 -Cho HS quan sát, so sánh 2 sơ đồ I và II, đọc thông tin ở SGK, thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi ở PHT1( phần lệnh). - Tổng kết, hoàn thành đáp án đúng, ghi bảng. * HĐII: Tìm hiểu chọn lọc cá thể - Treo TV 36.2 -Cho HS quan sát, đọc thông tin ở SGK, thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi ở PHT2( phần lệnh). - Tổng kết, hoàn thành đáp án đúng, ghi bảng. -Đọcthôngtin ở SGK. - 1-2 HS trả lời . - HS khác nhận xét, bổ sung hoàn thành đáp án đúng. - Quan sát, đọc thông tin ở SGK, thảo luận nhóm. - Đại diện nhóm trình bày. - Nhóm khác bổ sung hoàn thành đáp án đúng. - Quan sát, đọc thông tin ở SGK, thảo luận nhóm. - Đại diện nhóm trình bày. - Nhóm khác bổ sung hoàn thành đáp án đúng. I. Vai trò của chọn lọc trong chọn giống: - Phục hồi lại các giống đã thoái hoá . - Đánh giá chọn lọc đối với các giống mới tạo ra . - Hoặc cải tiến giống cũ phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. II. Các phương pháp chọn lọc: 1/ Chọn lọc hàng loạt : a/- Phương pháp tiến hành: + Năm I:- Gieo trồng giống khởi đầu . - Chọn lọc các cây ưu tú . - Hạt các cây ưu tú thu hoạch chung làm giống cho vụ sau . +Năm II:-So sánh giống chọn lọc hàng loạt với giống khởi đầu và giống đối chứng nếu đạt yêu cầu đặt ra ( hơn hẳn giống ban đầu, bằng hoặc hơn giống đối chứng ) thì không cần chọn lọc lần 2. - Nếu chưa đạt yêu cầu thì tiếp tục chọn lọc lần 2,3,4...cho đến khi đạt yêu cầu b/- Ưu, nhược điểm : + Ưu điểm:đơn giản, dễ làm, ít tốn kém và áp dụng rộng rãi ở cây tự thụ phấn ,cây giao phấn và cả vật nuôi . + Nhược điểm: chỉ dựa vào kiểu hình, không đánh giá được kiểu gen và dễ nhầm với thường biến. 2/ Chọn lọc cá thể : a/- Phương pháp tiến hành: + Năm I: -Gieo trồng giống khởi đầu . -Chọn các cây ưu tú . -Thu hoạch hạt các cây ưu tú để riêng và gieo riêng từng dòng. +Năm II: -So sánh từng dòng với nhau và so sánh với g ... ng 47.3 vẽ tháp tuổi của chuột đồng , chim trĩ và nai . - Mật độ các cá thể trong quần thể được điều chỉnh quanh mức cân bằng như thể nào ? 3 / Bài mới : Thời gian Hoạt động của GV Họat động của HS Nội dung * HĐ1 : Tìm hiểu sự khác nhau giữa quần thể người và quần thể SV khác . - Yêu cầu HS dựa vào bài trước và hiểu biết của bản thân , hoàn thành bảng 48.1 theo nhóm . - Nhận xét và nêu đáp án đúng . * HĐ2 : Tìm hiểu đặc trưng về thành phần nhóm tuổi của mỗi quần thể người . - Treo TVẽ hình 48 . - CHo HS quan sát , đọc thông tin và hoàn thành bảng 48.2 theo nhóm và so sánh tháp dân số trẻ với tháp dân số già . - Nhận xét , nêu đáp án đúng . * HĐ3 :Tìm hiểu sự tăng dân số và phát triển xã hội - Cho HS thực hiện phần lệnh , đọc thông tin ở SGK để thấy hậu quả của sự phát triển dân số không hợp lý và mục đích của việc thực hiện pháp lệnh dân số ở Việt Nam . - Thảo luận nhóm , hoàn thành bảng 48.1 . - Đại diện nhóm trình bày . - Nhóm khác nhận xét , bổ sung , hoàn thành đáp án đúng . - Quan sát , thảo luận hoàn thành bảng 48.2 . - Đại diện nhóm trình bày . - Nhóm khác nhận xét , bổ sung , hoàn thành đáp án đúng . - HS thực hiện phần lệnh , đọc thông tin ở SGK . - 1-2 HS trình bày - HS khác nhận xét , bổ sung . I . Sự khác nhau giữa quần thể người và các quần thể SV khác . Ngoài những đặc điểm chung của 1 quần thể SV , quần thể người còn có những đặc trưng mà các quần thể SV khác không có . Đó là những đặc trưng về kinh tế , xã hội như : luật pháp , hôn nhân , giáo dục , văn hóa ... Sự khác nhau đó là do con người có lao động , có tư duy . II . Đặc trưng về thành phần nhóm tuổi của mỗi quần thể + Có 3 nhóm tuổi : - Nhóm tuổi trước sinh sản : từ sơ sinh " dưới 15 tuổi . - Nhóm tuổi sinh sản và lao động : từ 15 " 64 tuổi . - Nhóm tuổi hết khả năng lao động nặng nhọc : 65 tuổi trở lên + Có 2 dạng tháp tuổi : Tháp DS trẻ Tháp DS già - Đáy tháp rộng . - Cạnh tháp xiên nhiều . - Đỉnh tháp nhọn . - Tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong cao . - Tuổi thọ TB thấp . - Đáy tháphẹp - Cạnh tháp gần như thẳng đứng . - Đỉnh tháp không nhọn . - Tỉ lệ sinh và tử vong thấp . - Tuổi thọ TB cao . III. Tăng dân số và phát triển xã hội : Mỗi quốc gia cần phát triển cơ cấu dân số hợp lý và thực hiện pháp lệnh dân số để đảm bảo chất lượng cuộc sống của cá nhân , gia đình và xã hội . Số con sinh ra phải phù hợp với khả năng nuôi dưỡng chăm sóc của mỗi gia đình và hài hòa với sự phát triển kinh tế , xã hội , tài nguyên môi trường của đất nước . 4 / Củng cố : - Vì sao quần thể người lại có những đặc trưng mà quần thể SV khác không có ? - Tháp dân số trẻ và tháp dân số già khác nhau như thế nào ? 5 / Hướng dẫn về nhà : - Học bài . - Trả lời câu hỏi và BT , chuẩn bị bài mới . -------------------------------- Tiết 51 - Bài 49 : QUẦN XÃ SINH VẬT I . Mục tiêu : - Nêu được khái niệm quần xã , phân biệt được quần xã với quần thể . - Nêu ví dụ minh họa mối quan hệ sinh thái trong quần xã . - Trình bày được một số dạng biến đổi thường xảy ra ở quần xã . - Nêu được một số biến đổi có hại cho quần xã do con người gây ra . - Rèn luyện kĩ năng quan sát , phân tích để thu nhận kiến thức từ các hình vẽ và kĩ năng thảo luận theo nhóm và tự nghiên cứu với SGK . II . Thiết bị dạy học : Tranh phóng to hình 49.1 – 2, tập “ TLH ASH9” III . Tiến trình dạy học : 1 / Tổ chức lớp : 2 / Bài cũ : 3 / Bài mới : Thời gian Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung * HĐ1 : Tìm hiểu thế nào là quần xã SV . - Cho HS quan sát tranh phóng to hình 49.1 - 2 , để nêu lên được : + Thế nào là quần xã SV ? Cho VD . + Phân biệt quần thể và quần xã SV . - Nhận xét nêu đáp án đúng . * HĐ2 : Tìm hiểu những tính chất của quần xã . - Yêu cầu HS thu thập thông tin từ bảng 49 và nêu tính chất của quần xã - Giáo viên giải thích . * HĐ3 : Tìm hiểu quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã - Yêu cầu HS thu thập thông tin mục III và cho biết : + Môi trường đã ảnh hưởng tới quần xã SV như thế nào ? VD (sự pt của ongà sự pt của cây có hoa, sự pt của chuột à sự pt của mèo) + Thế nào là cân bằng sinh học . - Quan sát hình 49.1 - 2 , thảo luận theo nhóm . - Đại diện nhóm trình bày . -Quần thể SV + Tập hợp các cá thể cùng loài. + Đơn vị cấu trúc là cá thể. + Các cá thể giao phấn hoặc giao phối được với nhau + Phạm vi p.bố hẹp. - HS thu thập , xử lý thông tin . - 1-2 HS nêu tính chất của quần xã . - Quan sát , thu thập xử lý thông tin thảo luận nhóm theo yêu cầu của GV . - 1-2 đại diện nhóm trình bày . - HS khác bổ sung hoàn thành đáp án đúng . I . Thế nào là quần xã SV? - Khái niệm : ( SGK) - Phân biệt quần thể SVvà quần thể SV : -Quần xã SV + Tập hợp các quần thể khác loài. + Đơn vị cấu trúc là quần thể. + Các cá thể trong QX không giao phấn hoặc giao phối được với nhau + Phạm vi phân bố rộng. II .Những dấu hiệu điển hình của quần xã : Số lượng loài. Thành phần loài. (Bảng 49/ SGK ). III . Quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã - Các nhân tố môi trường luôn thay đổi " làm biến đổi về số lượng SV. -Tuy nhiên số lượng cá thể của mỗi QT trong QX luôn được khống chế ở mức độ nhất định phù hợp với khả năng của môi trường tạo nên sự cân bằng sinh học trong quần xã . 4 / Củng cố : -Làm bt trắc nghiệm 1-Tập hợp các SV nào sau đây được coi là một quần xã ? a. Đồi cọ ở Vĩnh phúc b. Đàn Hải âu ở biển . c. Những con chim nuôi trong vườn Bách thú d.Bầy sói trong rừng. e. Các cây xanh trong một khu rừng. g. Tôm cá trong hồ. 2- Thế nào là cân bằng sinh học trong quần xã ? a. Là tổng số loài TV = tổng số loài ĐV có trong QX. b. Biểu hiện ở số lượng cá thể SV trong QX luôn được khống chế ở mức độ nhất đinh. c. Số lượng cá thể SV phù hợp với khả năng c/cấp nguồn sống của m.trường. d. Cả a và c . 5 / Hướng dẫn về nhà : - Học thuộc phần tóm tắt . - Chuẩn bị bài mới . ------------------------------------------ Tiết 52 - Bài 50 : HỆ SINH THÁI I . Mục tiêu : - Nêu được thế nào là một hệ sinh thái . - Phân biệt được các kiểu HST , chuỗi và lưới thức ăn . - Giải thích được ý nghĩa của các biện pháp nông nghiệp trong việc nâng cao năng suất cây trồng . - Rèn luyện kĩ năng quan sát , phân tích để thu nhận kiến thức từ các hình vẽ , thảo luận theo nhóm và tự nghiên cứu với SGK . II . Thiết bị dạy học : Tranh vẽ hình 50.1 - 2 III . Tiến trình dạy học : 1 / Tổ chức lớp : 2 / Bài cũ : 1- Thế nào là một quần xã SV ? Quần xã SV khácvới Quần thể SV ntn ? 2-Làm bt số 2 /SGK> 3 / Bài mới : Thời gian Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung * HĐ1 : Tìm hiểu khái niệm hệ sinh thái . - Treo tranh vẽ hình 50.1 . - Yêu cầu HS quan sát , thu thập thông tin ở mục I và trả lời các câu hỏi. - Nhận xét và kết luận . * HĐ2 : Tìm hiểu về chuỗithức ăn và lưới thức ăn 1. Chuỗi thức ăn : - Treo tranh vẽ hình 50.2 . - Yêu cầu HS quan sát và hoàn thành BT mục I . - Nhận xét . 2 . Lưới thức ăn : - Yêu cầu HS quan sát hình 50.2 , trả lời mục 2 . - Nhận xét , nêu đáp án đúng . * HĐ3 : Tìm hiểu sự trao đổi vật chất và năng lượng trong HST . - Hdẫn HS quan sát tranh vẽ hình 50.3 . - Giảng về sự vận chuyển năng lượng của HST . - HS thu thập , xử lý thông tin . - Thảo luận nhóm , trả lời câu hỏi mục I và nêu khái niệm Hệ sinh thái - 1-2 HS trả lời . - HS khác bổ sung , hoàn thành đáp án đúng . - Quan sát , thu thập thông tin . - Thảo luận nhóm hoàn thành BT mục I . - 1-2 HS trình bày , HS khác bổ sung Cây --sâu--bọ ngựa Cây --sâu—chuột Cây --sâu—cầy -SVsản xuất : cây cỏ. -SV tiêu thụ cấp1: sâu, chuột, hươu . -SV tiêu thụ cấp2:bọ ngựa, cầy, rắn. -SV tiêu thụ cấp 3: rắn,đại bàng, hổ. -SV phân giải: nấm,vi sinh vật,địa y, giun đất. I . Thế nào là một hệ sinh thái ? - HST bao gồm quần xã SV và môi trường sống của quần xã . HST là một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định . -Thành phần của HST : + Thành phần vô sinh : đất , nước, thảm mục , á sáng, nhiệt độ + Thành phần hữu sinh : SV sản xuất : thực vật. SV tiêu thụ : ĐV ăn TV và ĐV ăn thịt . SV phân giải: vi khuẩn , nấm . II . Chuỗi thức ăn và lưới thức ăn 1. Chuỗi thức ăn : - Các chuỗi thức ăn : Cây cỏ " chuột " rắn Cây cỏ " chuột "cầy" đại bàng Sâu ăn lá " bọ ngựa " rắn Lá cây " sâu " bọ ngựa - Chuỗi TĂ là một dãy bao gồm nhiều loài SV có quan hệ dinh dưỡng với nhau , mỗi loài trong chuỗi TĂ vừa là SV tiêu thụ mắt xích phía trước , vừa là SV bị mắt xích phía sau tiêu thụ. 2 . Lưới thức ăn : - Các chuỗi TĂ có nhiều mắt xích chung tạo thành một lưới thức ăn .. - Một lưới TĂ hoàn chỉnh bao gồm 3 thành phần chủ yếu là SV sản xuất ,SV tiêu thụ và SV phân giải . III . Sự trao đổi vật chất và năng lượng trong HST : Chu trình vật chất của HST có 3 quá trình vận động cơ bản : - Tạo thành - Tích tụ - Phân giải của vật chất . 4 / Củng cố : - Đọc phần tóm tắt ở cuối bài và trả lời câu hỏi ở cuối bài . - Cho ví dụ về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn. 5 / Hướng dẫn về nhà : - Học thuộc phần tóm tắt . - Chuẩn bị bài mới . ----------------------------------- Tiết 53 : KIỂM TRA I- Mục tiêu: - Đánh giá được mức độ nắm vững kiến thức và kỹ năng trình bày ,diễn đạt của HS. - HS có ý thức tự giác ,nghiêm túc khi lạm bài . II- Chuẩn bị :- 2 đề chẳn, lẽ : (có đề kèm theo ) III- Nội dung tiến hành : 1/ Tổ chức lớp :nắm sĩ số HS. 2/ Phát giấy kiểm tra : 3/ Theo dõi HS làm bài : 4/ Thu bài ,dặn dò :chuẩn bị bài thực hành Đề kiểm tra một tiết ( kiểm tra thực hành ) Đề chẵn : Câu1 : Vẽ sơ đồ giới hạn sinh thái của Cây mắm biển thường sống ở các bãi cát ven biển chịu được sự thay đổi nồng độ muối NaCl từ 5 % đến 90 % và sinh trưởng tốt nhất ở nồng độ muối 30 % . ( 3 điểm) Câu 2 : Vẽ tháp tuổi của các loài sau và cho biết tháp đó thuộc loại tháp gì : ( 3 điểm ) Chuột đồng Chim trĩ - Nhóm tuổi trước sinh sản : 50 con /ha . 75 con /ha . - Nhóm tuổi sinh sản : 48 con / ha . 25 con /ha . - Nhóm tuổi sau sinh sản : 10 con / ha . 5 con /ha . Câu 3: Có các loài sinh vật sau : cỏ ,châu chấu , rắn ,hổ, đại bàng ,chuột , vi khuẩn . Viết sơ đồ 3 chuỗi thức ăn có thể có từ các loài trên .( 2 điểm ) Vẽ một lưới thức ăn . ( 2 điểm ) ---------------------------- Đề lẻ : Câu1 : Vẽ sơ đồ giới hạn sinh thái của Cây thông đuôi ngựa chịu được sự thay đổi nồng độ muối NaCl từ 0,5 % đến 4 % và sinh trưởng tốt nhất ở nồng độ muối 2% ( 3 điểm) Câu 2 : Vẽ tháp tuổi của các loài sau và cho biết tháp đó thuộc loại tháp gì : ( 3 điểm ) Sâu rau Nai - Nhóm tuổi trước sinh sản : 20 con /m2 . 15 con /ha . - Nhóm tuổi sinh sản : 10 con / m2 . 50 con /ha . - Nhóm tuổi sau sinh sản : 5 con / m2 . 5 con /ha . Câu 3: Có các loài sinh vật sau : cỏ , ếch , gà , mèo , cáo , diều hâu , vi sinh vật . Viết sơ đồ 3 chuỗi thức ăn có thể có từ các loài trên .( 2 điểm ) Vẽ một lưới thức ăn . ( 2 điểm ) ------------------------------------
Tài liệu đính kèm: