Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trần Văn Thinh - THCS Chân Lý

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trần Văn Thinh - THCS Chân Lý

. MỤC TIÊU.

 Học sinh trình bày được mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của di truyền học.

 Hiểu được công lao to lớn và trình bày được phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen.

 Hiểu và ghi nhớ một số thuật ngữ và kí hiệu trong di truyền học.

B. CHUẨN BỊ.

 Tranh phóng to hình 1.2.

 Tranh ảnh hay chân dung Menđen.

C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

 

doc 184 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1093Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trần Văn Thinh - THCS Chân Lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1	Ngày soạn: 20/08/2012
Tiết 1	Ngày dạy: 
Phần I Di truyền và biến dị
Chương I Các thí nghiệm của Menđen
Bài 1: Menđen và di truyền học
A. Mục tiêu.
 Học sinh trình bày được mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của di truyền học.
 Hiểu được công lao to lớn và trình bày được phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen.
 Hiểu và ghi nhớ một số thuật ngữ và kí hiệu trong di truyền học.
B. Chuẩn bị.
 Tranh phóng to hình 1.2.
 Tranh ảnh hay chân dung Menđen.
C. hoạt động dạy học.
I. ổn định tổ chức
 Kiểm tra sĩ số.
 Làm quen với học sinh.
 Chia nhóm học sinh.
II.Kiểm tra
III. Bài học
	VB: Di truyền học tuy mới hình thành từ đầu thế kỉ XX nhưng chiếm một vị trí quan trọng trong sinh học và Menđen là người đặt nền móng cho di truyền học. Vậy di truyền học nghiên cứu vấn đề gì? nó có ý nghĩa như thế nào? chúng ta cùng nghiên cứu bài hôm nay.
Hoạt động 1: Di truyền học
Mục tiêu: Học sinh khái niệm di truyền và biến dị. Nắm được mục đích, ý nghĩa của di truyền học.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
I. Di truyền học 
 Khái niệm di truyền, biến dị (SGK).
 Di truyền học nghiên cứu về cơ sở vật chất, cơ chế, tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị.
 Di truyền học có vai trò quan trọng không chỉ về lí thuyết mà còn có giá trị thực tiễn cho khoa học chọn giống, y học và đặc biệt là công nghệ sinh học hiện đại.
 GV cho HS đọc khái niệm di truyền và biến dị mục I SGK.
Thế nào là di truyền và biến dị ?
 GV giải thích rõ: biến dị và di truyền là 2 hiện tượng trái ngược nhau nhưng tiến hành song song và gắn liền với quá trình sinh sản.
 GV cho HS làm bài tập s SGK mục I.
 Cho HS tiếp tục tìm hiểu mục I để trả lời:
 Cá nhân HS đọc SGK.
 1 HS dọc to khái niệm biến dị và di truyền.
 HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
 Liên hệ bản thân và xác định xem mình giống và khác bó mẹ ở điểm nào: hình dạng tai, mắt, mũi, tóc, màu da... và trình bày trước lớp.
 Dựa vào Ê SGK mục I để trả lời.
Hoạt động 2: Menđen – người đặt nền móng cho di truyền học
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
II. Menđen – người đặt nền móng cho di truyền học
 Phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen (SGK).
 GV cho HS đọc tiểu sử Menđen SGK.
 Yêu cầu HS quan sát kĩ hình 1.2 và nêu nhận xét về đặc điểm của từng cặp tính trạng đem lai?
 Treo hình 1.2 phóng to để phân tích.
 Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và nêu phương pháp nghiên cứu của Menđen?
 GV: trước Menđen, nhiều nhà khoa học đã thực hiện các phép lai trên đậu Hà Lan nhưng không thành công. Menđen có ưu điểm: chọn đối tượng thuần chủng, có vòng đời ngắn, lai 12 cặp tính trạng tương phản, thí nghiệm lặp đi lặp lại nhiều lần, dùng toán thống kê để xử lý kết quả.
 GV giải thích vì sao menđen chọn đậu Hà Lan làm đối tượng để nghiên cứu.
 1 HS đọc to , cả lớp theo dõi.
 HS quan sát và phân tích H 1.2, nêu được sự tương phản của từng cặp tính trạng.
 Đọc kĩ thông tin SGK, trình bày được nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai.
 1 vài HS phát biểu, bổ sung.
 HS lắng nghe GV giới thiệu.
 HS suy nghĩ và trả lời.
Hoạt động 3: Một số thuật ngữ và kí hiệu cơ bản của Di truyền học
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Kết luận: 
1. Một số thuật ngữ:
+ Tính trạng
+ Cặp tính trạng tương phản
+ Nhân tố di truyền
+ Giống (dòng) thuần chủng.
F: Thế hệ con (F1: con thứ 1 của P; F2 con của F2 tự thụ phấn hoặc giao phấn giữa 
2. Một số kí hiệu
	P: Cặp bố mẹ xuất phát
	x: Kí hiệu phép lai
	G: Giao tử
	 : Đực ♂; Cái ♀
 Thế hệ con : F1
 GV hướng dẫn HS nghiên cứu một số thuật ngữ.
 Yêu cầu HS lấy thêm VD minh hoạ cho từng thuật ngữ.
 Khái niệm giống thuần chủng: GV giới thiệu cách làm của Menđen để có giống thuần chủng về tính trạng nào đó.
 GV giới thiệu một số kí hiệu.
 GV nêu cách viết công thức lai: mẹ thường viết bên trái dấu x, bố thường viết bên phải. P: mẹ x bố.
 HS thu nhận thông tin, ghi nhớ kiến thức.
 HS lấy VD cụ thể để minh hoạ.
 HS ghi nhớ kiến thức, chuyển thông tin vào vở.
IV. Củng cố
 1 HS đọc kết luận SGK.
 Yêu cầu HS trả lời câu hỏi 2, 3,4 SGK trang 7.
V. Hướng dẫn học bài ở nhà
 Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
 Kẻ bảng 2 vào vở bài tập.
 Đọc trước bài 2.	
Ngày soạn: 20/08/2012
Ngày dạy: 
Tiết 2 Bài 2: lai một cặp tính trạng
A. Mục tiêu.
 Học sinh trình bày và phân tích được thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen.
 Hiểu và ghi nhớ các khái niệm kiểu hình, kiểu gen, thể đồng hợp, thể dị hợp.
 Hiểu và phát biểu được nội dung quy luật phân li.
 Giải thích được kết quả thí nghiệm theo quan điểm của Menđen.
 Rèn kĩ năng phân tích số liệu và kênh hình.
B. Chuẩn bị.
 Tranh phóng to hình 2.1; 2.2; 2.3 SGK.
C. hoạt động dạy học.
I. ổn định tổ chức
 Kiểm tra sĩ số.
II. Kiểm tra bài cũ
Trình bày nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen?
III. Bài học
VB: Bằng phân tích thế hệ lai, Menđen rút ra các quy luật di truyền, đó là quy luật gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài hôm nay.
1. Khi cho lai hai cây đậu hoa đỏ với nhau, F1 thu được 100% hoa đỏ. Khi cho các cây đậu F1 tự thụ phấn, F2 có cả hoa đỏ và hoa trắng. Cây đậu hoa đỏ ban đầu (P) có thuộc giống thuần chủng hay không? Vì sao?
2. Trong các cặp tính trạng sau, cặp nào không phải là cặp tính trạng tương phản:
	a. Hạt trơn – nhăn	c. Hoa đỏ – hoa vàng
	b. Thân thấp – thân cao	d. Hạt vàng – hạt lục.
	( Đáp án: c)
Hoạt động 1: Thí nghiệm của Menđen
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
a. Thí nghiệm:
 Lai 2 giống đậu Hà Lan khác nhau về 1 cặp tính trạng thuần chủng tương phản
VD: P: Hoa đỏ x Hoa trắng
	F1: Hoa đỏ
	F2: 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng
b. Các khái niệm:
 Kiểu hình là tổ hợp các tính trạng của cơ thể.
 Tính trạng trội là tính trạng biểu hiện ở F1.
 Tính trạng lặn là tính trạng đến F2 mới được biểu hiện.
c. Kết quả thí nghiệm – Kết luận:
	Khi lai hai cơ thể bố mẹ khác nhau về 1 cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, F2 có sự phân li theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn.
 GV hướng dẫn HS quan sát tranh H 2.1 và giới thiệu sự tự thụ phấn nhân tạo trên hoa đậu Hà Lan.
 GV giới thiệu kết quả thí nghiệm ở bảng 2 đồng thời phân tích khái niệm kiểu hình, tính trạng trội, lặn.
 Yêu cầu HS: Xem bảng 2 và điền tỉ lệ các loại kiểu hình ở F2 vào ô trống.
 Nhận xét tỉ lệ kiểu hinìh ở F1; F2?
 GV nhấn mạnh về sự thay đổi giống làm bố và làm mẹ thì kết quả phép lai vẫn không thay đổi.
 Yêu cầu HS làm bài tập điền từ SGK trang 9.
 Yêu cầu HS đọc lại nội dung bài tập sau khi đã điền.
 HS quan sát tranh, theo dõi và ghi nhớ cách tiến hành.
 Ghi nhớ khái niệm.
 Phân tích bảng số liệu, thảo luận nhóm và nêu được:
+ Kiểu hình F1: đồng tính về tính trạng trội.
+ F2: 3 trội: 1 lặn
 Lựa chọn cụm từ điền vào chỗ trống:
1. đồng tính
2. 3 trội: 1 lặn
 1, 2 HS đọc.
Hoạt động 2: Menđen giải thích kết quả thí nghiệm
Nội dung
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Theo Menđen:
 Mỗi tính trạng do một cặp nhân tố di truyền quy định (sau này gọi là gen).
 Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể P thuần chủng.
 Trong quá trình thụ tinh, các nhân tố di truyền tổ hợp lại trong hợp tử thành từng cặp tương ứng và quy định kiểu hình của cơ thể.
=> Sự phân li và tổ hợp của cặp nhân tố di truyền (gen) quy định cặp tính trạng thông qua quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh chính là cơ chế di truyền các tính trạng.
 Nội dung quy luật phân li: trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P.
 GV giải thích quan niệm đương thời và quan niệm của Menđen đồng thời sử dụng H 2.3 để giải thích.
 Do đâu tất cả các cây F1 đều cho hoa đỏ?
 Yêu cầu HS:
 Hãy quan sát H 2.3 và cho biết: tỉ lệ các loại giao tử ở F1 và tỉ lệ các loại hợp tử F2?
 Tại sao F2 lại có tỉ lệ 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng?
 GV nêu rõ: khi F1 hình thành giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về 1 giao tử và giữ nguyên bản chất của P mà không hoà lẫn vào nhau nên F2 tạo ra:
 1AA:2Aa: 1aa
trong đó AA và Aa cho kiểu hình hoa đỏ, còn aa cho kiểu hình hoa trắng.
 Hãy phát biểu nội dung quy luật phân li trong quá trình phát sinh giao tử?
 HS ghi nhớ kiến thức, quan sát H 2.3
+ Nhân tố di truyền A quy định tính trạng trội (hoa đỏ).
+ Nhân tố di truyền a quy định tính trạng lặn (hoa trắng).
+ Trong tế bào sinh dưỡng, nhân tố di truyền tồn tại thành từng cặp: Cây hoa đỏ thuần chủng cặp nhân tố di truyền là AA, cây hoa trắng thuần chủng cặp nhân tố di truyền là aa.
 Trong quá trình phát sinh giao tử:
+ Cây hoa đỏ thuần chủng cho 1 loại giao tử: A
+ Cây hoa trắng thuần chủng cho 1 loại giao tử là a.
 ở F1 nhân tố di truyền A át a nên tính trạng A được biểu hiện.
 Quan sát H 2.3 thảo luận nhóm xác định được:
GF1: 1A: 1a
+ Tỉ lệ hợp tử F2
1AA : 2Aa : 1aa
+ Vì hợp tử Aa biểu hiện kiểu hình giống AA.
IV. Củng cố
 Trình bày thí nghiệm lai một cặp tính trạng và giải thích kết quả thí nghiệm của Menđen?
 Phân biệt tính trạng trội, tính trạng lặn và cho VD minh hoạ.
V. Hướng dẫn học bài ở nhà
 Học bài và trả lời câu hỏi SGK
 Làm bài tập 4 (GV hướng dẫn cách quy ước gen và viết sơ đồ lai)
Vì F1 toàn là cá kiếm mắt đen nên tính trạng màu mắt đen là trội so với tính trạng mắt đỏ.
	Quy ước gen A quy định mắt đen
	Quy ước gen a quy định mắt đỏ
	Cá mắt đen thuần chủng có kiểu gen AA
	Cá mắt đỏ thuần chủng có kiểu gen aa
	Sơ đồ lai: 
	P: Cá mắt đen x Cá mắt đỏ
	AA	 aa
	GP: A a
	F1: Aa (mắt đen) x Aa (mắt đen)
	GF1: 1A: 1a 1A: 1a
	F2: 1AA: 2Aa: 1aa (3 cá mắt đen: 1 cá mắt đỏ).
 TTCM
......../08/2012
Tuần 2
Ngày soạn: 24/08/2012
Ngày dạy: 
Tiết 3 Bài 3: lai một cặp tính trạng (tiếp)
A. Mục tiêu.
 Học sinh hiểu và trình bày được nội dung, mục đích và ứng dụng của các phép lai phân tích.
 Hiểu và giải thích được vì sao quy luật phân li chỉ nghiệm đúng trong những điều kiện nhất định.
 Nêu được ý nghĩa của quy luật phân li đối với lĩnh vực sản xuất.
 Hiểu và phân biệt được sự di truyền trội không hoàn toàn (di truyền trung gian) với di truyền trội hoàn toàn.
 Phát triển tư duy lí luận như phân tích, so sánh, luyện viết sơ đồ lai.
B. Chuẩn bị.
 Tranh phóng to hình 3 SGK.
 Bảng phụ ghi bài tập trắc nghiệm.
C. hoạt động dạy học.
I. ổn định tổ chức.
II. Kiểm tra bài cũ.
 Phát biểu nội dung quy luật phân li? Menđen giải thích kết quả thí nghiệm trên đậu Hà Lan như thế nào? (sơ đồ)
 Giải bài tập 4 SGK.
III. Bài học
Hoạt động 1: Lai phân tích
Mục tiêu: Học sinh trình bày được nội dung, mục đích và ứng dụng của phép lai phân tích.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Nội dung
 Nêu tỉ lệ các loại hợp tử ở F2 trong thí nghiệm của Menđen?
 Từ kết quả trên GV phân tích các khái niệm: kiểu gen, thể đồng hợp, thể dị hợp.
 Hãy xác  ... nh bày ý kiến trên máy chiếu hoặc trên giấy khổ to.
 Các nhóm khác theo dõi, bổ sung hoặc hỏi thêm vấn đề chưa rõ.
Nội dung kiến thức ở các bảng như SGV:.
Hoạt động 2: Sự tiến hoá của thực vật và động vật
Mục tiêu: HS chỉ ra được sự tiến hoá của giới động vật và sự phát sinh, phát triển của thực vật.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
 GV yêu cầu HS:
+ Hoàn thành bài tập mục s SGK trang 192 + 193.
 GV chữa bài bằng cách gọi đại diện từng nhóm lên viết bảng.
 Sau khi các nhóm thảo luận và trình bày, GV thông báo đáp án.
 GV yêu cầu HS lấy VD về động vật và thực vật đại diện cho các ngành động vật và thực vật.
 Các nhóm tiếp tục thảo luận để hoàn thành 2 bài tập SGK.
 Đại diện 2 nhóm lên viết kết quả lên bảng để lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
 Các nhóm so sánh bài với kết quả GV đưa ra và tự sửa chữa.
 HS tự lấy VD.
Ngày soạn: 15/03/13
Ngày dạy: 
Tiết 68 TỔNG KẾT CHƯƠNG TRèNH TOÀN CẤP.
A. MỤC TIấU:
1, Kiến thức:
 Sau khi học xong bài này hs đạt được cỏc mục tiờu sau: 
- Giỳp hs hệ thống húa kiến thức thức sinh học về cỏc nhúm sinh vật, đặc điểm cỏc nhúm thực vật và cỏc nhúm động vật.
2, Kỹ năng:
- Rốn cho hs kĩ năng vận dụng lớ thuyết vào thực tiễn, tư duy so sỏnh và khỏi quỏt húa kiến thức.
3, Thỏi độ:
- Giỏo dục cho hs lũng yờu thiờn nhiờn, ý thức bảo vệ thiờn nhiờn và ý thức nghiờn cứu bộ mụn.
B. CHUẨN BỊ.
1. GV: - Bảng 64.1 - 64.5.
2: HS: - Kiến thức đó học.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
I. Ổn định lớp;
II. Kiểm tra bài cũ: 
III. Bài mới:
Hụm nay chỳng ta cựng ụn lại kiến thức sinh học của chương trỡnh toàn cấp.
Hoạt động I: .Đa dạng sinh học.
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trũ
Nội dung 
- GV chia lớp thành 5 nhúm.
- GV giao việc cho từng nhúm và y/c hs hoàn thành nụi dung của cỏc bảng.
- GV cho đại diện nhúm trỡnh bày và cho nhúm khỏc bổ sung thờm.
- GV nhận xột, và bổ sung thờm dẫn chứng.
- GV thụng bỏo nội dung đầy đủ của cỏc bảng kiến thức.
- Cỏc nhúm thực hiện theo yờu cầu của GV.
- Cỏc nhúm bổ sung ý kiến nếu cần và cú thể hỏi thờm cõu hỏi khỏc trong nội dung của nhúm đú.
- HS theo dừi và sửa chữa nếu cần.
1. Đa dạng sinh học.
- Nội dung cỏc bảng kiến thức.
Hoạt động II: Sự tiến húa của thực vật và động vật.
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trũ
Nội dung
- GV y/c hs hoàn thành BT sở sgk ( T 192, 193) .
- GV cho cỏc nhúm thảo luận để trả lời.
- GV cho cỏc nhúm trả lời bằng cỏch gọi đại diện từng nhúm lờn viết trờn bảng.
- GV nhận xột và thụng bỏo đỏp ỏn đỳng.
- GV y/c hs lấy vớ dụ đại diện cho cỏc ngành động vật và thực vật.
- Cỏc nhúm thực hiện theo yờu cầu của GV
- 1-> 2 nhúm trả lời 
II. Sự tiến húa của thực vật và động vật. 
- Thực vật: Tảo xoắn, tảo vũng, cõy thụng, cõy cải, cõy bưởi, cõy bàng
- Động vật: Trựng roi, trựng biến hỡnh, sỏn dõy, thủy tức, sứa, giun đất, trai sụng, chõu chấu, sõu bọ, cỏ, ếchgấu, chú, mốo.
- Sự phỏt triển của thực vật: Sinh học 6 
- Tiến húa của giới động vật: 1d; 2b; 3a; 4e; 5c; 6i; 7g; 8h
IV. Củng cố: 	
- GV đỏnh giỏ hoạt động và kết quả của cỏc nhúm.
V. Dặn dũ: 
 - ễn tập cỏc nụi dung ở bảng 65.1 - 65.5 sgk
Ngày soạn: 15/03/13
Ngày dạy: 
Tiết 69 TỔNG KẾT CHƯƠNG TRèNH TOÀN CẤP (TT)
A. MỤC TIấU:
1, Kiến thức:
Sau khi học xong bài này hs đạt được cỏc mục tiờu sau: 
- Giỳp hs hệ thống húa kiến thức thức sinh học cỏ thể và sinh học tế bào, vận dụng kiến thức vào thực tế.
2, Kỹ năng:
- Rốn cho hs kĩ năng vận dụng lớ thuyết vào thực tiễn, tư duy so sỏnh và khỏi quỏt húa kiến thức.
3, Thỏi độ:
- Giỏo dục cho hs lũng yờu thiờn nhiờn, ý thức bảo vệ thiờn nhiờn và ý thức nghiờn cứu bộ mụn.
B. CHUẨN BỊ.
1. GV: - Bảng 65.1 -> 65.5.
2: HS: - Kiến thức đó học.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
I. Ổn định lớp;
II.Kiểm tra bài cũ: 
III.Bài mới:
Hụm nay chỳng ta cựng ụn lại kiến thức sinh học của chương trỡnh toàn cấp.
Hoạt động I: Sinh học cỏ thể.
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trũ
Nội dung
- GV y/c hs hoàn thành bảng 65.1 và 65.2 sgk ( T194) 
? Cho biết những chức năng của cỏc hệ cơ quan ở thực vật và người.
- GV theo dừi cỏc nhúm hoạt động giỳp đỡ nhúm yếu.
- GV cho đại diện nhúm trỡnh bằng cỏch dỏn lờn bảng và đại diện trỡnh bày.
- GV nhận xột, và bổ sung thờm dẫn chứng.
- GV thụng bỏo nội dung đầy đủ của cỏc bảng kiến thức.
- GV hỏi thờm: ? Em hóy lấy vớ dụ chứng minh sự hoạt động của cỏc cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể sinh vật liờn quan mật thiết với nhau. 
 .
- Cỏc nhúm trả lời, thực hiện theo yờu cầu của GV.
- Cỏc nhúm bổ sung ý kiến nếu cần và cú thể hỏi thờm cõu hỏi khỏc trong nội dung của nhúm đú.
- HS theo dừi và sửa chữa nếu cần.
1. Sinh học cỏ thể.
- Ở thực vật: Lỏ làm nhiệm vụ quang hợp Ư để tổng hợp chất hữu cơ nuụi sống cơ thể.Nhưng lỏ chỉ quang hợp được khi rễ hỳt nước, muối khoỏng và nhờ hệ mạch trong thõn vận chuyển lờn lỏ.
- Ở người: Hệ vận động cú chức năng giỳp cơ thể vận động, lao động, di chuyển. Để thực hiện được chức năng này cần năng lượng lấy từ thức ăn do hệ tiờu húa cung cấp, oxi do hệ hụ hấp và được vận chuyển tới từng TB nhờ hệ tuần hoàn
Hoạt động I: Sinh học tế bào.
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trũ
Nội dung
GV y/c hs hoàn thành nội dung cỏc bảng 65.3 - 65.5.
? Cho biết mối liờn quan giữa quỏ trỡnh hụ hấp và quang hợp ở tế bào thực vật.
- GV cho đại diện cỏc nhúm trỡnh bày
- GV đỏnh giỏ kết quả và giỳp hs hoàn thiện kiến thức.
- GV lưu ý hs: Nhắc nhở hs khắc sõu kiến thức về cỏc hoạt động sống của tế bào, đặc điểm cỏc quỏ trỡnh nguyờn phõn, giảm phõn.
- Học sinh hoàn thành bảng 65.3 -> 65.5.
1-2 nhúm cỏc nhúm khac nhan xet.
2.Sinh học tế bào.
Nội dung cỏc bảng 65.3 - 65.5.
IV. Củng cố: 	
- GV đỏnh giỏ hoạt động và kết quả của cỏc nhúm.
V. Dặn dũ: 
 - ễn tập cỏc nụi dung ở bảng 66.1 - 66.5 sgk
Ngày soạn: 15/03/13
Ngày dạy: 
Tiết 70: TỔNG KẾT CHƯƠNG TRèNH TOÀN CẤP (TT)
A. MỤC TIấU:
1, Kiến thức:
Sau khi học xong bài này hs đạt được cỏc mục tiờu sau: 
- Giỳp hs hệ thống húa kiến thức thức sinh học cỏ thể và sinh học tế bào, vận dụng kiến thức vào thực tế.
2, Kỹ năng:
Rốn cho hs kĩ năng vận dụng lớ thuyết vào thực tiễn, tư duy so sỏnh và khỏi quỏt húa kiến thức.
3, Thỏi độ:
Giỏo dục cho hs lũng yờu thiờn nhiờn, ý thức bảo vệ thiờn nhiờn và ý thức nghiờn cứu bộ mụn.
B. CHUẨN BỊ.
1. GV: - Bảng 66.1 -> 66.5.
2: HS: - Kiến thức đó học.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
I. Ổn định lớp;
II. Kiểm tra bài cũ: 
III. Bài mới:
Hụm nay chỳng ta cựng ụn lại kiến thức sinh học của chương trỡnh toàn cấp.
Hoạt động I: Di truyền và biến dị.
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trũ
Nội dung 
- GV chia lớp thành 8 nhúm thảo luận chung 1 nội dung 
- GV cho hs chữa bài và trao đổi toàn lớp.
- GV theo dừi cỏc nhúm hoạt động giỳp đỡ nhúm yếu.
- GV cho đại diện nhúm trỡnh bằng cỏch dỏn lờn bảng và đại diện trỡnh bày.
- GV nhận xột, và bổ sung thờm dẫn chứng.
- GV nhấn mạnh và khắc sõu kiến thức ở bảng 66.1 và 66.3.
- GV y/c hs phõn biệt được đột biến cấu trỳc NST và đột biến số lượng NST, nhận biết được dạng ĐB.
HS tiến hành chia nhúm. 
- Cỏc nhúm thực hiện theo yờu cầu của GV.
- Cỏc nhúm bổ sung ý kiến nếu cần và cú thể hỏi thờm cõu hỏi khỏc trong nội dung của nhúm đú.
- HS theo dừi và sửa chữa nếu cần.
- HS trả lời
1. Di truyền và biến dị.
- Kiến thức ở bảng
Hoạt động II: Sinh vật và mụi trường.
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trũ
Nội dung
HĐ 2: ( 16’) 
- GV y/c hs giải thớch sơ đồ hỡnh 66 sgk ( T197) 
- GV chữa bằng cỏch cho hs thuyết minh sơ đồ trờn bảng.
- GV tổng kết những ý kiến của hs và đưa nhận xột đỏnh giỏ nội dung chưa hoàn chỉnh để bổ sung.
- GV lưu ý: HS lấy được vớ dụ để nhận biết quần thể, quần xó với tập hợp ngẫu nhiờn.
HS chỳ ý lắng nghe.
HS lờn thuyết trỡnh.
HS chỳ ý lắng nghe.
II. Sinh vật và mụi trường.
- Giữa mụi trường và cỏc cấp độ tổ chức cơ thể thường xuyờn cú sự tỏc động qua lại.
- Cỏc cỏ thể cựng loài tạo nờn đặc trưng về tuổi, mật độcú mối quan hệ sinh sản Ư Quần thể.
- Nhiều quần thể khỏc loài cú quan hệ dinh dưỡng.
- Kiến thức ở bảng.
IV. Củng cố:
? Trong chương trỡnh sinh học THCS em đó học được những gỡ.	
- GV đỏnh giỏ hoạt động và kết quả của cỏc nhúm.
V. Dặn dũ: 
- Ghi nhớ kiến thức đó học để chuẩn bị cho việc học kiến thức sinh học THPT.
Tiết 30. Bài tập
A. Mục tiêu. 
- GV chữa một số bài tập trong vở bài tập.
- GV biết khả năng làm bài của hs để từ đó có những điều chỉnh kịp thời cho các tiết học sau.
- Rèn kĩ năng tự trình bày bài làm của hs.
B. Chuẩn bị.
 GV: Chuẩn bị hệ thống bài tập trong vở bài tập.
 HS: Ôn lại các kiến thức của chương ADN.
C. Bài mới.
I. ổn định.
II. Kiểm tra bài cũ. (Kết hợp trong bài)
III. Bài mới.
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dung
Có những loại biến dị chính?
GV : Hỏi, yêu cầu hs nhớ lại kiến thức và tả lời.
Vậy hãy nêu khái niệm, các dạng chính và nguyên nhân phát sinh cảu ĐB gen?
Thế nào là ĐB NST, có những loại chính nào?
ĐB cấu trúc NST là gì? nêu các dạng đã học, nguyên nhân và vai trò của nó?
ĐB slg NST là gì? có những dạng nào? hãy nêu nguyên nhân, và vai trò của từng loại?
Hãy nêu đặc điểm và cách nhận biết ĐB thể đa bội và thể dị bội?
So sánh thường biến với đột biến?
Mức PƯ là gì? nêu mqh giữa KG, KH và môi trường?
GV yêu cầu HS TL 
- Câu 2 Tr 64 SGK.
- Câu 3 Tr 66 SGK.
- Câu 3 Tr 68 SGK.
- Câu 3 Tr 71 SGK.
- Câu 3 Tr 73 SGK.
Bài mới: 
Câu hỏi:
1. Cơ chế của ĐB slg NST ở cập NST 21 và hậu quả của ĐB slg NST cặp 21 và 23 ở người?
2. ở ngô, 2n = 20 NST. Số lượng NST trong thể 3 nhiễm là:
A. 19; B. 21
C. 22; C. 30
3. ở lúa 2n = 24, slg NST trong thể một nhiễm là:
A. 23; B. 22
C. 25 C. 26
4. Kiểu hình nào sau đây thuộc ĐB gen?
A. Bệnh Đao; B. Bệnh máu khó đông; C. Bệnh Claiphentơ; D. Bệnh Tơcnơ
Hs nhớ lại kiến thức suy nghĩ trả lời.
Một hs trả lời và một hs khác nhận xét và bổ sung nếu cần.
Mỗi câu hỏi một đến 2 em TL không hỏi nhiều câu hỏi để 1 hs TL và để tránh nhàm chán.
Hs suy nghĩ TL
Một hs TL, hs khac bổ sung.
HS đọc câu hỏi, suy nghĩ TL.
I. Hệ thống kiến thức cần nhớ.
1. Đột biến gen.
a. Khái niệm.
b. Các dạng.
c. Nguyên nhân.
2. Đột biến NST.
a. Đột biến cấu trúc NST.
- Khái niệm.
- Các dạng.
+ Mất đoạn.
+ Lặp đoạn.
+ Đảo đoạn.
- Nguyên nhân.
- Vai trò.
b. Đột biến số lượng NST.
b.1. Thể dị bội. 2n +1; 
2n – 1,..
- Khái niệm.
- Nguyên nhân.
b.2. Thể đa bội. 3n; 4n;.
b.3. Vai trò của ĐB slg NST.
3. Thường biến.
a. Khái niệm.
b. Đặc điểm.
c. mối quan hệ giữa KG, KH và môi trường.
d. Mức phản ứng.
II. Bài tập.
- Câu 2. Tr 64 SGK.
- Câu 3 Tr 66 SGK.
- Câu 3 Tr 68 SGK.
- Câu 3 Tr 71 SGK.
- Câu 3 Tr 73 SGK.
Bài mới:
1. 
2. B
3. A
4. B. Bệnh máu khó đông.
IV. Củng cố.
GV hệ thống lại những kiến thức cơ bản của chương bằng một số câu hỏi
HS dựa vào kiến thức đã học trả lời câu hỏi.
V. Dặn dò.
- Ôn tập lại các kiến thức cơ bản của chương.
- nghiên cứu bài mới.
D. Rút kinh ngiệm.
	TTCM
	Ngày.. tháng.. năm 2011
Nguyễn Đức Viễn

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an Sinh hoc 9 da chinh sua theo giam taii 20112012.doc