/ Mục tiêu:
- Nêu được hiện tượng đa bội hóa và thể đa bội.
- Cơ chế phát sinh thể đa bội, phân biệt được phát sinh thể đa bội do nguyên phân và giảm phân.
- Phân biệt thể đa bội với thể lưỡng bội.
- Vận dụng vào thực tiễn sản xuất. Thảo luận nhóm, nghiên cứu SGK.
- Yêu khoa học, thích bộ môn.
Ngày soạn : 14/ 11/ 10Trường PT Cấp 2-3 Võ Thị Sáu Giáo án sinh 9 Tuần :14 Tiết: 27 ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ (t t) I/ Mục tiêu: - Nêu được hiện tượng đa bội hóa và thể đa bội. - Cơ chế phát sinh thể đa bội, phân biệt được phát sinh thể đa bội do nguyên phân và giảm phân. - Phân biệt thể đa bội với thể lưỡng bội. - Vận dụng vào thực tiễn sản xuất. Thảo luận nhóm, nghiên cứu SGK. - Yêu khoa học, thích bộ môn. II/ Chuẩn bị: Tranh phóng to H 24.1-8 SGK. III/ Tiến trình dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ: - Sự biến đổi số lượng ở một cặp NST thường thấy ở những dạng nào? - Cơ chế hình thành thể dị bội (2n+1) và (2n-1)? Hậu quả của hiện tượng dị bội? 2/ Mở bài: GV nêu vấn đề: Thế nào là hiện tượng đa bội? Ứng dụng của nó trong chọn giống cây trồng như thế nào?... NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH III/ Hiện tượng đa bội thể: - Đa bội thể là hiện tượng bộ NST trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n (>2n). - Tế bào đa bội có số lượng NST tăng gấp bội vì thế quá trình tổng hợp chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ dẫn tới kích thước tế bào của thể đa bội lớn, cơ quan sinh dưỡng to, sinh trưởng và phát triển mạnh, chống chịu tốt IV/ Sự hình thành thể đa bội: - Do sự tác động của tác nhân vật lí, hóa học (hoặc ảnh hưởng phức tạp của môi trường) vào tế bào trong lúc nguyên phân hay giảm phân gây ra rối loạn phân bào, dẫn đến hiện tượng thể đa bội. * HĐ1: Tìm hiểu hiện tượng đa bội thể: GV giải thích: - Đa bội thể là hiện tượng bộ NST trong tế bào sinh dưỡng tăng theo bội số của n (>2n). Cơ thể mang các tế bào đó được gọi là thể đa bội. - Sự tăng gấp bội số lượng NST, ADN trong tế bào làm tăng cường độ trao đổi chất, kích thước tế bào cơ quan và sức chống chịu của thể đa bội. GV yêu cầu học sinh quan sát tranh H24.1-3 trả lời câu hỏi: - Sự tương quan giữa mức bội thể (số n) và kích thước của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản ở các cây nói trên như thế nào? - Có thể nhận biết cây đa bội bằng mắt thường qua những dấu hiệu nào? - Có thể khai thác những đặc điểm nào ở cây đa bội trong chọn giống cây trồng? * HĐ2: Tìm hiểu sự hình thành thể đa bội: GV đặt vấn đề: Đa bội thể được hình thành bằng cách nào? -Yêu cầu học sinh: Hãy so sánh hai sơ đồ H24.5a và 24.5b cho biết trường hợp nào đa bội do nguyên phân, giảm phân. GV giải thích: Do sự tác động của tác nhân vật lí, hóa học (hoặc ảnh hưởng phức tạp của môi trường) vào tế bào trong lúc nguyên phân hay giảm phân gây ra rối loạn phân bào, dẫn đến hiện tượng thể đa bội. Gv theo dõi sự phân tích của học sinh và xác nhận đáp án đúng. VI/ Củng cố:Cho học sinh đọc phần tóm tắt cuối bài. * Thế nào là thể đa bội? Cơ chế nào phát sinh thể đa bội? V/ Dặn dò: Bài vừa học: - Học và trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK. Sưu tầm tư liệu về giống đa bội ở Việt Nam. Bài sắp học: Tìm hiểu bài:" Thường biến" - Tìm hiểu biến đổi kiểu hình do tác động của môi trường. 27 GV: Triệu Thị Thu Vân - Tìm hiểu mối quan hệ giữa kiểu gen , môi trường, kiểu hình. Mức phản ứng là gì?
Tài liệu đính kèm: