Giáo án Lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Cù Chính Lan - Tuần 11 - Tiết 57: Bài: Ô nhiễm môi trường

Giáo án Lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Cù Chính Lan - Tuần 11 - Tiết 57: Bài: Ô nhiễm môi trường

Mục tiêu: Sau khi học xong bài này hs đạt được các mục tiêu sau:

- Giúp hs nêu được các nguyên nhân gây ô nhiễm, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường sống và hiểu được hiệu quả cảu việc phát triển môi trường bền vững.

- Rèn cho hs kĩ năng quan sát hình, hoạt động nhóm, khái quát kiến thức.

- Giáo dục cho hs ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường.

B. Phương tiện, chuẩn bị:

1. GV: -Tranh hình sgk, tư liệu về ô nhiễm môi trường.

2: HS: - Nghiên cứu thông tin về ô nhiễm môi trường.

C. Tiến trình lên lớp:

 

doc 5 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 2051Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Cù Chính Lan - Tuần 11 - Tiết 57: Bài: Ô nhiễm môi trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 11
Học kỳ 2
Ngày soạn:
20
/
03
/
2011
Tiết : 57
Ngày dạy
21
/
03
/
2011
Bài: ô nhiễm môi trường.
A. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này hs đạt được các mục tiêu sau: 
- Giúp hs nêu được các nguyên nhân gây ô nhiễm, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường sống và hiểu được hiệu quả cảu việc phát triển môi trường bền vững.
- Rèn cho hs kĩ năng quan sát hình, hoạt động nhóm, khái quát kiến thức.
- Giáo dục cho hs ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường.
B. Phương tiện, chuẩn bị: 
1. GV: -Tranh hình sgk, tư liệu về ô nhiễm môi trường.
2: HS: - Nghiên cứu thông tin về ô nhiễm môi trường.
C. Tiến trình lên lớp: 
I. ổn định tổ chức: (1’)
II. Kiểm tra bài cũ: 
III. Bài mới: 
1. Đặt vấn đề: (1’) ? Em hãy nêu những việc làm ảnh hưởng xấu tới môi trường tự nhiên và biện pháp khắc phục.( Săn bắt ĐV hoang dã, đốt rừng lấy đất trồng trọt, chăn thả gia súc, khai thác khoáng sản làm sói mòn và thoái hóa đất, cháy rừng, hạn hán, ô nhiễm môi trường). Vậy ô nhiễm môi trường do nhứng những tác nhân chủ yếu nào gây ra và tác hại của nó là gì. 
2. Phát triển bài: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
HĐ 1: ( 10’) 
? Theo em thế nào là ô nhiễm môi trường.(hs: môi trường bị bẩn, thay đổi bầu không khí, độc hại)
? Em thấy ở đâu bị ô nhiễm môi trường. Do đâu môi trường bị ô nhiễm.
- GV gọi hs đọc thông tin sgk
- Qua đó em hãy nêu khái niệm ô nhiễm môi trường và nguyên nhân gây ô nhiễm.
HĐ 2: (26’) 
- GV chia lớp thành 5 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm.
- GV y/c hs thảo luận hoàn thành phiếu và câu hỏi lệnh ( 5’)
- GV y/c hs lên trình bày: chỉ tranh và nội dung của phiếu.
- GV gọi hs khác trả lời câu hỏi lệnh.
? Em sẽ làm gì trước tình hình đó.
- GV chốt kiến thức và treo bảng chuẩn.
- GV phân tích: Việc đốt cháy nhiên liệu trong gia đình như: than củi, gas..sinh ra lượng CO2 chất này tích tụ gây ô nhiễm đo đó phải có phương pháp thông thoáng khí.
I. Ô nhiễm môi trường là gì.
- Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị nhiễm bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại đến đời sống của con người và các sinh vật khác.
- Nguyên nhân:
+ Do hoạt động của tự nhiên: Núi lửa, lũ lụt
+ Do hoạt động của con người.
II. Các tác nhân chủ yéu gây ô nhiễm.
1. Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt. 
- Nguồn gốc: Qúa trình đốt cháy nhiên liệu, hoạt động của phương tiện vận tải, nhà máyƯ khí độc CO, CO2 ,SO2, NO2, bụi 
- Tác hại: Gây 1 số bệnh về đường hô hấp: Lao phổi, ung thư..
- GV gọi đại diện nhóm 2 lên trình bày: chỉ tranh và trình bày nội dung phiếu lệnh sgk.
 - GV cho nhóm khác bổ sung( nếu cần) 
- GV treo bảng chuẩn.
- GV chỉ vào phiếu chuẩn mở rộng kiến thức cho hs. 
- GV y/c đại diện nhóm 3 lên bảng thuyết trình theo nội dung phiếu và tranh 54.4.
- GV chốt lại kiến thức chuẩn.
- GV mở rộng: Chỉ phiếu chuẩn và mở rộng kiến thức.
- GV y/c đại diện nhóm 4 lên trình bày.
- GV treo bảng chuẩn và mở rộng kiến thức. 
- GV y/c địa nhóm 5 lên bảng trình bày tranh và nội dung phiếu.
- GV y/c 1 hs khác nêu cách phòng tránh bệnh do SV gây nên chúng ta cần có biện pháp gi? 
- GV treo bảng chuẩn.
2. Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học. 
- Nguồn gốc:
+ Thuốc bảo vệ thực vật: Trừ sâu, diệt cỏ
+ Chiến tranh: Chất độc hóa học làm rụng lá cây.
- Tác hại: Tác động bất lợi tới toàn bộ HST và ảnh hưởng đến sức khỏe con người: Dị tật bẩm sinh.
3. Ô nhiễm do chất phóng xạ. 
- Nguồn gốc: Chất thải của công trường khai thác chất phóng xạ, nhà máy điện nguyên tử, thử vủ khí hạt nhân.
- Tác hại: Gây đột biến ở người và sinh vật, gây 1 số bệnh di truyền và ung thư.
4. Ô nhiễm do các chất thải rắn. 
- Nguồn gốc: Các vật liệu thải trong công nghịêp, nông nghiệp, sinh hoạt và y tế
- Tác hại: Tạo điều kiện cho nhiều loài VSV gây bệnh phát triển, làm mất mĩ quan
5. Ô nhiễm do VSV gây bệnh.
- Nguồn gốc: Chất thải sinh hoạt, bệnh viện, xác chết VSV, rác
- Tác hại: Gây bệnh tả, lị, sốt rét, giun sán
3. Kết luận chung, tóm tắt:( 1’) Gọi hs đọc kết luận sgk
IV. Kiểm tra, đánh giá: (5’) 	
? Những hoạt động nào của con người gây ô nhiễm môi trường.Tác hại của ô nhiễm môi trường là gì.
GV cho hs làm sau: Chọn các cụm từ: Chống ô nhiễm, diệt cỏ, phát triển, không đúng cách, sinh vật gây bệnh, hệ sinh thái điền vào chỗ trống .để hoàn chỉnh các câu sau:
 Các loại thuốc trừ sâu, thuốc.., diệt nấm..dùng trong nông nghiệp, khi sử dụng.và ding quá liều lượng sẽ có tác động bất lợi tới toàn bộ..và ảnh hưởng tơisức khỏe con người.
 Ô nhiễm môi trường tạo điều kiện cho nhiều loài.cho người và động vật..Mỗi chúng ta cần phải tích cực..môi trường để phòng bệnh.
V. Dặn dò: (1’) - Học bài và làm bài tập số 3, 4 sgk ( T165) 
 - Tìm hiểu phần hạn chế ô nhiễm môi trường.
g b ũ a e
Tuần: 11
Học kỳ 2
Ngày soạn:
20
/
03
/
2011
Tiết : 58
Ngày dạy
23
/
03
/
2011
Bài: ô nhiễm môi trường (tt)
A. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này hs đạt được các mục tiêu sau: 
- Giúp hs hiểu được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường sống và hiệu quả của việc phát triển môi trường bền vững, qua đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của hs.
- Rèn cho hs kĩ năng quan sát hình, hoạt động nhóm, khái quát kiến thức.
- Giáo dục cho hs ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường sống.
B. Phương tiện, chuẩn bị: 
1. GV: - Tư liệu về ô nhiễm môi trường và phát triển bền vững
2: HS: - Tranh ảnh về môi trường bị ô nhiễm, xử lí rác thải, trồng rừng, trồng rau sạch.
C. Tiến trình lên lớp: 
I. ổn định tổ chức: (1’)
II. Kiểm tra bài cũ: 
III. Bài mới: 
1. Đặt vấn đề: (1’) ? Em hãy cho biết các tác nhân gây ô nhiễm môi trường ? Vậy có những biện pháp nào hạn chế gây ô nhiễm.
2. Phát triển bài: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
HĐ : ( 36’) 
- Vấn đề 1: 
- GV y/c hs ng/cứu các tác nhân gây ô nhiễm.
? Nguyên nhân nào làm ô nhiễm không khíBiện pháp hạn chế ô nhiễm không khílà gì ? Bản thân em đã làm gì để góp phần giãm ô nhiễm không khí? 
- HS: + Nguyên nhân
 + Biện pháp 
 + Đóng góp của bản thân. 
- GV cho thảo luận toàn lớp.
- GV chốt lại đáp án đúng.
- Vấn đề 2: 
- GV cho hs hoàn thành bảng 55 SGK ( T 168) 
- GV gọi đại diện các nhóm trình bày, cho nhóm khác bổ sung ( nếu cần )
- GV chốt lại đáp án đúng: 
 + 1( a, b, d, e, g, i, k, l, m)
 + 2 ( c, d, e, g, i, k, l, m, )
 + 3 ( g, k, l, n, )
 + 4 ( e, g, h, k, l, m )
 + 5 ( g, k, l, n )
Hạn chế ô nhiễm môi trường. 
1. Thảo luận.
2. Kết luận: 
 + 6 ( d, e, g, k, l, m, n) 
 + 7 ( g, k )
- GV y/c các nhóm sữa chữa (nếu cần )
 - Bảng 55 ( SGK ) 
3. Kết luận chung, tóm tắt:( 1’) Gọi hs đọc kết luận sgk
IV. Kiểm tra, đánh giá: (5’) 	
? GV y/c hs nhắc lại biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường. 
V. Dặn dò: (1’) - Học bài và trả lời câu hỏi sgk
 - Tiết sau thực hành: Tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương.
g b ũ a e
Tuần: 12
Học kỳ 2
Ngày soạn:
27
/
03
/
2011
Tiết : 59
Ngày dạy
28
/
03
/
2011
Bài: thực hành:
 tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương.
A. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này hs đạt được các mục tiêu sau: 
- Giúp hs chỉ ra được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở địa phương và từ đó dề xuất các biện pháp khắc phục, nâmg cao nhận thức của hs đối với công tác chống ô nhiễm môi trường.
- Rèn cho hs kĩ năng thực hành.
- Giáo dục cho hs ý thức phònh chống ô nhiễm môi trường.
B. Phương tiện, chuẩn bị: 
1. GV: - Bảng 56.1 và 56.3
2: HS: - Giấy, bút, phiếu học tập.
C. Tiến trình lên lớp: 
I. ổn định tổ chức: (1’)
II. Kiểm tra bài cũ: 
III. Bài mới: 
1. Đặt vấn đề: (1’) Môi trường của chúng ta ngày càng ô nhiễm trầm trọng. Vậy thực tế ô nhiễm diễn ra như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu.
2. Phát triển bài: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
HĐ 1: ( 36’) 
- GV y/c hs tìm hiểu tình hình ô nhiễm diễn ra nơi sinh sống ( quanh nơi ở) 
- GV hướng dẫn nội dung bảng 56.1 SGK ( 170) 
? Tìm hiểu nhân tố vô sinh, hữu sinh.
? Con người đã có hoạt động nào gây ô nhiễm môi trường. Lấy ví dụ.
- GV hướng dẫn bảng 56.2 SGK ( 171) 
+ Tác nhân gây ô nhiễm : Rác, phân ĐV
+ Mức độ: Thải nhiều hay ít
+ Nguyên nhân: Rác chưa xử lí, phân ĐV chưa ủ thải trực tiếp
+ Biện pháp khắc phục: Làm gì để ngăn chặn các tác nhân.
- GV cho hs ng/ cứu: Tình hình chặt phá. đốt rừng, trồng lại rừng 
- Cách điều gồm 4 bước theo SGK và theo nôi dung bảng 56.3 
- GV y/c hs: 
+ Xác định rõ thành phần hệ sinh thái đang có.
+ Xu hướng biến đổi các thành phần trong
I. Hướng dẫn điều tra môi trường.
 1. Điều tra tình hình ô nhiễm môi trường.
- Nội dung bảng 56.1 & 56.2. 
 2. Điều tra tác động của con người tới môi trường.
lai có thể theo xu hướng tốt hay xấu.
- HS: điều tra theo nhóm vào ngày nghỉ và ghi lại kết quả. 
IV. Kiểm tra, đánh giá: (6’) 	
? GV nhắc nhở các nhóm hoàn thành tốt báo cáo thực hành. 
V. Dặn dò: (1’) - Các nhóm tích cực điều tra để có số liệu báo cáo.
 - Tiết sau thực hành: Tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương( tiếp theo)
g b ũ a e
Tuần: 12
Học kỳ 2
Ngày soạn:
27
/
03
/
2011
Tiết : 60
Ngày dạy
30
/
03
/
2011
Bài: thực hành:
 tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương.
A. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này hs đạt được các mục tiêu sau: 
- Giúp hs chỉ ra được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở địa phương và từ đó dề xuất các biện pháp khắc phục, nâmg cao nhận thức của hs đối với công tác chống ô nhiễm môi trường.
- Rèn cho hs kĩ năng thực hành.
- Giáo dục cho hs ý thức phònh chống ô nhiễm môi trường.
B. Phương tiện, chuẩn bị: 
1. GV: - Bảng 56.1 và 56.3
2: HS: - Giấy, bút, phiếu học tập.
C. Tiến trình lên lớp: 
I. ổn định tổ chức: (1’)
II. Kiểm tra bài cũ: 
III. Bài mới: 
1. Đặt vấn đề: (1’) Môi trường của chúng ta ngày càng ô nhiễm trầm trọng. Vậy thực tế ô nhiễm diễn ra như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu.
2. Phát triển bài: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
HĐ 1: ( 36’) 
- GV y/c các nhóm báo cáo kết quả kiểm tra.
- HS: Các nhóm viết nội dung đã điều tra được vào giấy khổ to Ư và trình bày trên bảng.
- GV cho các nhóm thảo luận kết quả ( HS: Trình bày bảng 56.1 - 56.3 sgk) 
( Các nhóm có cùng nội dung nên sẽ có vấn đề trùng nhau) 
- GV y/c các nhóm rút ra nhận xét về vấn đề thực tế ô nhiễm ở địa phương Ư Đưa ra phương pháp cải tạo môi trường ở địa phương.
- GV cho các nhóm thảo luận về vấn đề này.
- GV y/c hs nhận xét ý kiến của bạn và bàn về vấn đề thực hiện.
- GV nhận xét, đánh giá đặc biệt nhấn mạnh về vấn đề mức độ ô nhiễm và biện pháp khắc phục.
- GV đồng ý với biện pháp mà hs đã thảo 
luận và thống nhất.
II. Báo cáo kết quả điều tra về môi trường ở địa phương.
IV. Kiểm tra, đánh giá: (6’) 	
? GV nhận xét đánh giá kết quả của các nhóm.
- Khen các nhóm làm tốt, nhắc nhở các nhóm còn thiếu sót.
V. Dặn dò: (1’) - Nghiên cứu trước chương IV: Bảo vệ môi trường.
g b ũ a e

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 11-12.doc