Giáo án Lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Cù Chính Lan - Tuần 13 - Tiết 61: Bài: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên

Giáo án Lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Cù Chính Lan - Tuần 13 - Tiết 61: Bài: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên

A. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này hs đạt được các mục tiêu sau:

- hs phân biệt được 3 dạng tài nguyên thiên nhiên, nêu được tầm quan trọng và tác dụng của việc sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên và khái niệm phát triển bền vững.

- Rèn cho hs kĩ năng hoạt động nhóm, tổng hợp kiến thức và vận dụng vào thực tế.

- Giáo dục cho hs ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn nguồn tài nguyên thiên nhiên.

B. Phương tiện, chuẩn bị:

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 2815Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Cù Chính Lan - Tuần 13 - Tiết 61: Bài: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 13
Học kỳ 2
Ngày soạn:
03
/
04
/
2011
Tiết : 61
Ngày dạy
04
/
04
/
2011
Tiết 61 CHƯƠNGIV: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.
Bài: SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN.
A. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này hs đạt được các mục tiêu sau: 
- hs phân biệt được 3 dạng tài nguyên thiên nhiên, nêu được tầm quan trọng và tác dụng của việc sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên và khái niệm phát triển bền vững.
- Rèn cho hs kĩ năng hoạt động nhóm, tổng hợp kiến thức và vận dụng vào thực tế.
- Giáo dục cho hs ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn nguồn tài nguyên thiên nhiên.
B. Phương tiện, chuẩn bị: 
1. GV: -Tư liệu tài nguyên thiên nhiên. Tranh các mỏ khai thác, cánh rừng, ruộng bậc thang.
2: HS: - Nghiên cứu SGK.
C. Tiến trình lên lớp: 
I. Ổn định tổ chức: (1’)
II. Kiểm tra bài cũ: 
III. Bài mới: 
1. Đặt vấn đề: (1’) ? Tài nguyên thiên nhiên là gì ? Kể tên những tài nguyên thiên nhiên mà em biết ? Vậy hôm nay chúng ta cùng làm rõ điều này.
2. Phát triển bài: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
HĐ 1: ( 16’) 
- GV y/c hs ng/cứu thông tin & trả lời câu hỏi:
? Em hãy kể tên và cho biết đặc điểm của các dạng tài nguyên thiên nhiên.(hs: 3 dạng tài nguyên)
- GV y/c các nhóm hoàn thành bảng 58.1 
- GV y/c đại diện các nhóm trình bày.
- GV y/c hs dựa vào bảng 58.1 và khái quát kiến thức.
HĐ 2: (20’) 
- GV y/c hs làm BT s SGK T 174 - 176.
- GV thông báo đáp án đúng trong các BT.
- GV nếu vấn đề: Những nội dung chúng ta vừa ng/cứu thấy rõ hậu quả của việc sử song không hợp lí nguồn tài nguyên đất, nước, rừng ¦Vậy cần có biện pháp gì để sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên này ? 
- GV y/c hs hoàn thành phiếu học tập.
- GV treo phiếu chuẩn.
I. Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu. 
- Có 3 dạng tài nguyên:
+ Tài nguyên tái sinh: Có khả năng phục hồi khi sử dụng hợp lí.
+ Tài nguyên không tái sinh: Là dạng tài nguyên sau 1 thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt.
+ Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu: Là tài nguyên sử dụng mãi mãi, không gây ô nhiễm môi trường.
II. Tác động của con người làm suy thoái tự nhiên. 
Tài nguyên đất
Tài nguyên nước
Tài nguyên rừng
1. Đặc điểm
Đất là nơi ở, nơi sản xuất
Nước là nhu cầu không thể thiếu của tất cả các SV trên trái đất
Rừng là nguồn cung cấp lâm sản, thuốc, gỗ
Rừng điều hòa kh hậu
2. Loại t.nguyên
Tái sinh
Tái sinh
Tái sinh
3. Cách sử dụng
Cải tạo đất, bón phân hợp lí
Chống xói mòn đất, chống khô cạn, chống ô nhiễm.
Khơi thông dòng chảy, không xả rác, chất thải CN
Tiết kiệm nguồn nước ngọt.
Khai thác hợp lí kết hợp trồng bổ sung.
Thành lập khu bảo tồn thiên nhiên.
- GV liên hệ: ? Em hãy cho biết tình hình sử dụng nguồn tài nguyên rừng, nước, đất ở VN hiện nay.( hs: Chủ trương của Đảng, Nhà nước: phủ xanh đất trống đồi trọc, ruộng bậc thang, khử mặn, hạ mạch nước ngầm)
- GV thông báo thêm: Trái đất có khoảng 1400000tr tỉ lít nước và chỉ có 0,0001% lượng nước ngọt được sử dụng.
Hàng năm ở VN bị xói mòn là 200 tấn/ 1ha đất trong đó có 6 tấn mùn.
- GV đưa thêm khái niệm bền vững.
- GV liên hệ: ? Bản thân em làm gì để góp phần sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lí.
- Khái niện phát triển bền vững: Phát triển bèn vững là sự phát triển không chỉ nhằn đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện nay mà không làm tổn hại đến thế hệ tương lai đáp ứng lại các nhu cầu của họ.
¦ Sự pháp triển bền vững là mối liên hệ giữa CN hóa và thiên nhiên.
3. Kết luận chung, tóm tắt:( 1’) Gọi hs đọc kết luận sgk
IV. Kiểm tra, đánh giá: (5’) 	
? Sử dụng câu hỏi SGK
V. Dặn dò: (1’) - Học bài và trả lời câu hỏi sgk
 - Đọc trước bài: Khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã.
g b ò a e
Tuần: 13
Học kỳ 2
Ngày soạn:
03
/
04
/
2011
Tiết : 62
Ngày dạy
06
/
04
/
2011
Bài: KHÔI PHỤC MÔI TRƯỜNG VÀ GIỮ GÌN THIÊN NHIÊN HOANG DÃ.
A. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này hs đạt được các mục tiêu sau: 
- hs hiểu và giải thích được vì sao cần khôi phục môi trường, giữ gìn thiên nhiên hoang dã, nêu được ý nghĩa của các biện pháp bảo vệ thiên nhiên hoang dã.
- Rèn cho hs kĩ năng hoạt động tư duy logic, khả năng tổng hợp kiến thức.
- Giáo dục cho hs ý thức bảo vệ thiên nhiên.
B. Phương tiện, chuẩn bị: 
1. GV: -Tư liệu về công việc bảo tồn gen động vật, tranh ảnh bảo vệ rừng.
2: HS: - Tranh ảnh: Trồng rừng, khu bảo tồn thiên nhiên, rừng đầu nguồn
C. Tiến trình lên lớp: 
I. Ổn định tổ chức: (1’)
II. Kiểm tra bài cũ: 
III. Bài mới: 
1. Đặt vấn đề: (1’) Chúng ta đã biết thế nào là tài nguyên thiên nhiên và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên. Hôm nay chúng ta cần tìm hiểu ý nghĩa của việc khôi phục môi trường, giữ gìn thiên nhiên hoang dã và các biện pháp bảo vệ thiên nhiên. 
2. Phát triển bài: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
HĐ 1: ( 16’) 
- GV y/c hs ng/cứu thông tin SGK và trao đổi nhóm ¦ thực hiện lệnh s SGK.
- GV y/c đại diện các nhóm trình bày.
- Qua đó GV y/c hs rút ra kết luận.
HĐ 2: (20’) 
- GV y/c hs quan sát hình 59 SGK ( T 178) 
Và thực hiện lệnh s SGK.
- GV gọi đại diện nhóm trình bày 
- GV cho nhóm khác bổ sung và sửa chữa ( nếu cần) 
- GV cho hs tự rút ra kết luận.
- GV y/c hs qua thông tin sgk, hoàn thành bảng 59 SGK ( T179) 
- Các nhóm thảo luận và hoàn thành bảng.
I. ý nghĩa của việc khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã. 
- Môi trường đang bị suy thoái: 
+ Gĩư gìn thiên nhiên hoang dã là bảo vệ sinh vật và môi trường sống của chúng tránh ô nhiễm, lũ lụt, hạn hán.
II. Các biện pháp bảo vệ thiên nhiên. 
 1. Bảo vệ tài nguyên sinh vật.
- Bảo vệ tài nguyên sinh vật gồm: 
+ Bảo vệ rừng già, rừng đầu nguồn.
+ Trồng cây gây rừng
+ Xây dựng khu bảo tồn, giữ nguồn gen quí
+ Cấm săn bắn và khai thác bừa bãi.
 2. Cải tạo các hệ sinh thái bị thái hóa.
- GV gọi đại diện các nhóm trình bày 
HĐ 3: ( 10’) 
- GV y/c hs ng/cứu thông tin SGK và thực hiện lệnh s SGK.
- GV y/c các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
- GV cho hs thảo luận toàn lớp.
- GV y/c hs rút ra kết luận.
- Bảng 59 SGK .
III. Vai trò của học sinh trong việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã. 
- Tham gia tuyên truyền.
- Nâng cao ý thức và trách nhiệm cho mỗi người.
3. Kết luận chung, tóm tắt:( 1’) Gọi hs đọc kết luận sgk
IV. Kiểm tra, đánh giá: (5’) 	
? Sử dụng câu hỏi SGK
V. Dặn dò: (1’) - Học bài và trả lời câu hỏi sgk
 - Đọc trước bài: Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái.
g b ò a e

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 13 (2).doc