Giáo án Lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Cù Chính Lan - Tuần 17 - Tiết 33: Bài: Công nghệ gen

Giáo án Lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Cù Chính Lan - Tuần 17 - Tiết 33: Bài: Công nghệ gen

Mục tiêu: Sau khi học xong bài này hs đạt được các mục tiêu sau:

- Giúp hs hiểu được khái niệm kĩ thuật gen, trình bày được các khâu trong kĩ thuật gen, hiểu được công nghệ gen, công nghệ sinh học. Từ đó biết được ứng dụng của kĩ thuật gen, các lĩnh vực của công nghệ sinh học hiện đại và vai trò của từng lĩnh vực trong sản xuất và đời sống.

- Rèn cho hs kĩ năng tư duy logic tổng hợp, khat năng khái quát và nắm bắt quy trình công nghệ, kĩ năng vận dụng thực tế.

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 4422Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Cù Chính Lan - Tuần 17 - Tiết 33: Bài: Công nghệ gen", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 17
Ngày soạn:
05
/
12
/
2010
Tiết : 33
Ngày dạy
06
/
12
/
2010
Bài: công nghệ gen.
A. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này hs đạt được các mục tiêu sau: 
- Giúp hs hiểu được khái niệm kĩ thuật gen, trình bày được các khâu trong kĩ thuật gen, hiểu được công nghệ gen, công nghệ sinh học. Từ đó biết được ứng dụng của kĩ thuật gen, các lĩnh vực của công nghệ sinh học hiện đại và vai trò của từng lĩnh vực trong sản xuất và đời sống.
- Rèn cho hs kĩ năng tư duy logic tổng hợp, khat năng khái quát và nắm bắt quy trình công nghệ, kĩ năng vận dụng thực tế.
- Giáo dục cho hs ý thức, lòng yêu thích bộ môn, quý trọng thành tựu sinh học.
B. Phương tiện, chuẩn bị: 
1. GV: -Tranh hình 32 sgk ( T92) 
2: HS: - Tư liệu ứng dụng công nghệ sinh học
C. Tiến trình lên lớp: 
I. ổn định tổ chức: (1’)
II. Kiểm tra bài cũ: 
III. Bài mới: 
1. Đặt vấn đề: (1’) Công nghệ gen đã đạt thành công nhiều lĩnh vực khác nhau: Trong trồng trọt, y họcVậy công nghệ gen là gì? Nó có những chức năng như thế nào? 
2. Phát triển bài: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
HĐ 1: ( 10’) 
- GV y/c các nhóm ng/cứu thông tin sgk và qs hình 32 Ư thảo luận các câu hỏi sau: 
? Kĩ thuật gen là gì. Mục đích của kĩ thuật gen.
? Kĩ thuật gen gồm những khâu nào.(hs:3 khâu)
? Công nghệ gen là gì.
- GV y/c đại diện các nhóm trình bày trên sơ đồ hình 32 phóng to, chỉ rõ ADN tái tổ hợp.
- GV nhận xét nội dung trình bày của nhóm và y/c hs nắm được 3 khâu của kĩ thuật gen.
- GV giải thích: Việc chỉ huy tổng hợp prôtêin đã mã hoá trong đoạn đó để sang phần ứng dụng.
HĐ 2: (20’) 
- GV giới thiệu khái quát 3 lĩnh vựu chính.
- GV y/c hs ngh/cứu thông tin sgk và nhận xét trả lời các câu hỏi sau: 
? Mục đích tạo ra chủng vi sinh vật mới là gì.
? Nêu ví dụ cụ thể.
- GV cho đại diện các nhóm trình bày.
I. Khái niệm kĩ thuật gen và công nghệ gen 
- Kĩ thuật gen: Là các thao tác tác động lên ADN để chuyển 1 đoạn ADN mang 1 hoặc 1 cụm gen từ TB của loài cho sang TB của loài nhận, Nhờ thể truyền.
- Các khâu của kĩ thuật gen: 
+ Tách ADN gồm tách ADN NST của TB cho và ADN làm thể truyền từ vi khuẩn, virus
+ Tạo ADN tái tổ hợp ( ADN lai) nhờ enzim.
+ Chuyển ADN tái tổ hợp vào TB nhận.
- Công nghệ gen: Là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng kĩ thuật gen. 
II. ứng dụng công nghệ gen.
 1. Tạo ra các chủng vi sinh vật mới.
- Các chủng vsv mới có khả năng sản xuất nhiều loại sản phẩm sinh học cần thiết ( Như aa, prôtêin, kháng sinh) với số lượng lớn và giá thành rẻ.
- GV y/c hs ngh/cứu thông tin sgk và trả lời: 
? Công việc tạo giống cây trồng biến đổi gen là gì.
? Cho ví dụ cụ thể.
- GV gọi 1 vài hs trả lời. 
- GV y/c hs ng/cứu thông tin sgk và trả lời:
? ứng dụng công nghệ gen để tạo ra động vật biến đổi gen thu được kết quả như thế nào.(hs: Nêu được hạn chế và thành tựu) 
HĐ 3: (6’) 
- GV y/c hs ng/cứu thông tin sgk và trả lời câu hỏi theo lệnh q sgk ( T94) 
- GV cho đại diện các nhóm trình bày.
- Ví dụ: Dùng E.coli và nấm men cấy gen mã.
hoá Ư sản ra kháng sinh và hoocmon Insulin.
 2. Tạo giống cây trồng phổ biến đổi gen.
- Tạo giống cây trồng biến đổi gen là lĩnh vực ứng dụng chuyển các gen quý vào cây trồng.
- Ví dụ: Cây lúa được chuyển gen quy định tổng hợp ò- Caroten ( tiền vitamin A) vào TB cây lúa Ư tạo ra giống lúa giàu Vitamin A.
- ở Việt Nam: Chuyển gen kháng sâu kháng bệnh, tổng hợp Vitamin A, gen chín sớm vào cây lúa, ngô, khoai tây, đu đủ.
 3. Tạo giống động vật biến đổi gen.
- Trên thế giới: Đã chuyển gen sinh trưởng ở bò vào lợn giúp hiệu quả tiêu thụ thức ăn cao hơn.
- ở Việt Nam: Chuyển gen tổng hợp hoocmon sinh trưởng của người vào cá trạch.
III. Khái niệm công nghệ gen.
- Khái niệm công nghệ sinh học: Là ngành công nghệ sử dụng TB sống và các quá trình sinh học để tạo ra các sản phẩm sinh học cần thiết cho con người.
- Các lĩnh vực trong công nghệ sinh học: 
 + Công nghệ lên men
 + Công nghệ tế bào
 + Công nghệ chuyển nhân phôi.
3. Kết luận chung, tóm tắt: (1’) Gọi hs đọc kết luận sgk
IV. Kiểm tra, đánh giá: (5’) 
 - GV y/c hs nhắc lại khái niệm: kĩ thuật gen, công nghệ gen, công nghệ sinh học.
V. Dặn dò: (1’) - Học bài và trả lời câu hỏi sgk
 - Đọc mục: “ Em có biết” 
Tuần: 17
Ngày soạn:
05
/
12
/
2010
Tiết : 34
Ngày dạy
08
/
12
/
2010
Bài: gây đột biến nhân tạo trong chọn giống.
A. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này hs đạt được các mục tiêu sau: 
- Giúp hs trình bày được sự cần thiết phải chọn tác nhân cụ thể khi gây đột biến. Phương pháp sử dụng tác nhân vật lí, hoá học để gây đột biến.HS giải thích được sự giống nhau và khác nhau trong việc sử dụng các thể gây đột biến.
- Rèn luyện cho hs kĩ năng nghiên cứu thông tin phát hiện kiến thức, so sánh tổng hợp, khái quát hoá kiến thức.
- Giáo dục ý thức tìm hiểu thành tựu khoa học, tạo lòng yêi thích môn học.
B. Phương tiện, chuẩn bị: 
1. GV: Tư liệu về chọn giống, thành tựu khoa học ( Sách di truyền học: Phan Cự Nhân) 
2: HS: Phiếu học tập: 
Tác nhân
Tiến hành
Kết quả
ứng dụng
Tia phóng xạ ò
Tia tử ngoại
Sốc nhiệt
C. Tiến trình lên lớp: 
I. ổn định tổ chức: (1’)
II. Kiểm tra bài cũ: 
III. Bài mới: 
1. Đặt vấn đề: (1’) Thế nào là đột biến và đột biến có ý nghĩa như thế nào trong thực tiễn ?
2. Phát triển bài: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
HĐ 1: (15’) 
- GV y/c hs ghi nhớ thông tin và hoàn thành nội dung phiếu học tập.
- GV kẻ phiếu trên bảng y/c đại diện các nhóm lên điền.
- GV đánh giá hoạt động và kết quả các nhóm giúp hs hoàn thiện kiến thức.
I. Gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân vật lí.
Tác nhân
Tiến hành
Kết quả
ứng dụng
1.Tia phóng xạ ò
- Chiếu tia, các tia xuyên qua màng, mô ( xuyên sâu)
- Tác động lên ADN
- Gây đột biến gen.
- Chấn thương gây ĐB ở NST
- Chiếu xạ vào hạt nảy mầm, đỉnh sinh trưởng.
- Mô thực vật nuôi cây.
2.Tia tử ngoại
- Chiếu tia, các tia xuyên qua màng ( xuyên nông) 
- Gây ĐB gen
- Xử lí VSV bào tử và hạt phấn.
3.Sốc nhiệt
- Tăng giảm t0 môi trường đột ngột
- Mất cơ chế tự bảo vệ sự cân bằng.
- Tổn thương thoi phân bào Ư rối loạn phân bào.
- Đột biến số lượng NST.
- Gây hiện tượng đa bội ở 1 số cây trồng ( đặc biệt là họ cà)
HĐ 2: ( 10’) 
- GV y/c hs ng/cứu thông tin sgk Ư TĐN và trả lời câu hỏi lệnh s sgk ( T97) 
- GV y/c đại diện các nhóm trình bày 
- GV nhận xét và giúp hs hoàn thiên kiến thức.
HĐ 3: (11’) 
- GV giới thiệu sử dụng ĐB trong chọn giống gồm:
+ Chọn giống VSV 
+ Chọn giống cây trồng
+ Chọn giống vật nuôi.
- GV y/c hs ng/cứu thông tin sgk và kết hợp tư liệu sưu tầm.
- GV y/c hs trả lời câu hỏi mục s sgk ( T 98) 
- GV Chốt lại kiến thức. 
- GV y/c hs đưa tong ví dụ trong tong trường hợp trên.
II. Gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân hóa học.
- Hóa chất: EMS, NMU, NEU, Cônrixin.
- Phương pháp: Ngâm hạt khô, hạt nảy mầm vào dung dịch hóa chất, tiêm dung dịch vào bầu nhụy, tẩm dung dịch vào bầu nhụy
+ Dung dịch hóa chất tác động lên phân tử AND làm thay thế cặp nuclêic, mất cặp nuclêic, hay cản trở sự hình thành thoi vô sắc.
III. Sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống.
* Trong chọn giống vi sinh vật: ( phổ biến là gây ĐB và chọn lọc)
- Chọn các cá thể ĐB tạo ra chất có hoạt tính cao.
- Chọn thể ĐB sinh trưởng mạnh, để tăng sinh khối ở nấm men và vi khuẩn.
* Trong chọn giống cây trồng:
- Chọn ĐB có lợi, nhân thành giống mới hoặc dùng làm bố mẹ để lai tạo giống.
- Chú ý các đột biến: Kháng bệnh, khả năng chống chịu, rút ngắn thời gian sinh trưởng.
* Đối với vật nuôi:
- Chỉ sử dụng các nhóm ĐV bậc thấp.
- Các ĐV bậc cao: Cơ quan sinh sản nằm sâu trong cơ thể, dễ gây chết khi xử lí bằng tác nhân lí hóa.
3. Kết luận chung, tóm tắt:( 1’) Gọi hs đọc kết luận sgk
IV. Kiểm tra, đánh giá: (5’) 
? Con người đã gây ĐB nhân tạo bằng loài tác nhân nào và tiến hành như thế nào.
V. Dặn dò: (1’) - Học bài và trả lời câu hỏi sgk
 - Đọc trước bài: Thái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gần.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 17.doc