Giáo án Lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Cù Chính Lan - Tuần 2 - Tiết 39: Bài: Các phương pháp chọn lọc

Giáo án Lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Cù Chính Lan - Tuần 2 - Tiết 39: Bài: Các phương pháp chọn lọc

Mục tiêu: Sau khi học xong bài này hs đạt được các mục tiêu sau:

- Giúp hs trình bày được phương pháp chọn lọc hàng loạt 1 lần và nhiều lần thích hợp cho sử dụng với đối tượng nào, những ưu điểm của phương pháp chọn lọc này. Trình bày phương pháp chọn lọc cá thể, những ưu thế và nhược điểm so với phương pháp chọn lọc hàng loạt, thích hợp sử dụng với đối tượng nào.

- Rèn cho hs kĩ năng tổng hợp, khái quát hóa kiến thức và hoạt động nhóm.

- Giáo dục cho hs ý thức tìm tòi, trân trọng thành tựu khoa học

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 2439Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Cù Chính Lan - Tuần 2 - Tiết 39: Bài: Các phương pháp chọn lọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 2
Học kỳ 2
Ngày soạn:
02
/
01
/
2011
Tiết : 39
Ngày dạy
03
/
01
/
2011
Bài: các phương pháp chọn lọc.
A. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này hs đạt được các mục tiêu sau: 
- Giúp hs trình bày được phương pháp chọn lọc hàng loạt 1 lần và nhiều lần thích hợp cho sử dụng với đối tượng nào, những ưu điểm của phương pháp chọn lọc này. Trình bày phương pháp chọn lọc cá thể, những ưu thế và nhược điểm so với phương pháp chọn lọc hàng loạt, thích hợp sử dụng với đối tượng nào.
- Rèn cho hs kĩ năng tổng hợp, khái quát hóa kiến thức và hoạt động nhóm.
- Giáo dục cho hs ý thức tìm tòi, trân trọng thành tựu khoa học
B. Phương tiện, chuẩn bị: 
1. GV: -Tranh hình 36.1& 36.2 SGK
2: HS: - Nghiên cứu sgk
C. Tiến trình lên lớp: 
I. ổn định tổ chức: (1’)
II. Kiểm tra bài cũ: (5’) ? Ưu thế lai là gì. Cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai.
? Lai kinh tế là gì. ở nước ta lai kinh tế được thực hiện như thế nào.
III. Bài mới: 
1. Đặt vấn đề: (1’) Để tạo ra những giống mới, tốt phù hợp với nhu cầu cần sử dụng người ta dựa vào những phương pháp nào cho thích hợp.
2. Phát triển bài: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
HĐ 1: ( 11’) 
- GV y/c các nhóm ng/cứu thông tin sgk Ư thảo luận các câu hỏi sau:
? Hãy cho biết vai trò của chọn lọc trong chọn giống.
- HS: + Nhu cầu của con người.
 + Tránh thoái hóa. 
- GV y/c đại diện các trình bày.
HĐ 2: (20’) 
- GV y/c các nhóm ng/cứu thông tin phần II,III & hoàn thành phiếu học tập: KN0, Tiến hành, ưu điểm, nhược điểm.
- GV gọi hs lên bảng hoàn thành.
- GV chốt lại đáp án đúng.
I. Vai trò của chọn lọc trong chọn giống.
- Chọn lọc giống phù hợp với nhu cầu nhiều mặt và luôn thay đổi của người tiêu ding.
- Tạo ra giống mới cải tạo giống cũ.
II. Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai.
Chọn lọc hàng loạt
Chọn lọc cá thể
Khái niệm
- Trong 1 quần thể vật nuôi hay cây trồng dựa vào kiểu hình người ta chọn 1 nhóm cá thể phù hợp với mục tiêu chọn lọc để làm giống.
- Trong quần thể khởi đầu chọn lấy 1 số ít cá thể tốt nhất rồi nhân lên 1 cách riêng lẻ theo từng dòng. 
Tiến hành
- Gieo giống khởi đầu Ư chọn những cây ưu tú và hạt thu hoạch chung để giống cho vụ sau rồi so sánh với 
- Trên ruộng giống khởi đầu chọn những cá thể tốt nhất, hạt của cây được gieo riêng Ư so sánh với giống đối chứng và giống
giống ban đầu và giống đối chứng.
khởi đầu Ư chọn được dòng tốt nhất
Ưu điểm
- Đơn giản, dễ làm ít tốn kém
- Kết hợp được việc đánh giá dựa trên kiểu hình với kiểm tra kiểu gen nhanh chóng đạt hiệu quả.
Nhược điểm
- Không kiểm tra được kiểu gen, không củng cố tích lũy được biến dị
- Theo dõi công phu, khó áp dụng rộng rải.
- GV y/c hs so sánh phương pháp chọn lọc hàng loạt 1 lần với phương pháp chọn hàng loạt 2lần.
- GV mở rộng: Chọn lọc cá thể thích hợp với cây tự thụ phấn, nhân giống vô tính.
+ Với cây giao phấn phải chọn lọc nhiều lần.
+ Với vật nuôi dùng phương pháp kiểm tra đực giống qua đời sau.
3. Kết luận chung, tóm tắt:( 1’) Gọi hs đọc kết luận sgk
IV. Kiểm tra, đánh giá: (5’) 
? Nêu điểm giống và khác nhau giữa phương pháp chọn lọc hàng loạt và chọn lọc cá thể.
V. Dặn dò: (1’) - Học bài và trả lời câu hỏi sgk
 - Đọc trước bài: Thành tựu chọn giống ở Việt Nam.
 - Kẻ phiếu học tập:
 Nội dung
Thành tựu
Phương pháp
Ví dụ
Chọn gống vật nuôi
Chọn giống cây trồng
g b ũ a e
Tuần: 2
Học kỳ 2
Ngày soạn:
02
/
01
/
2011
Tiết : 40
Ngày dạy
03
/
01
/
2011
Bài: thành tựu chọn giống ở việt nam. 
A. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này hs đạt được các mục tiêu sau: 
- Giúp hs trình bày được các phương pháp thường sử dụng trong chọn giống vật nuôi và cây trồng, phương pháp chủ yếu dùng trong chọn giống vật nuôi và các thành tựu nổi bật.
- Rèn cho hs kĩ năng nghiên cứu tài liệu , khái quát hóa kiến thức và hoạt động nhóm.
- Giáo dục cho hs ý thức tìm tòi, trân trọng thành tựu khoa học
B. Phương tiện, chuẩn bị: 
1. GV: - Bảng phụ: ghi sẵn nội dung phiếu học tập
 2: HS: - Nghiên cứu sgk
C. Tiến trình lên lớp: 
I. ổn định tổ chức: (1’)
II. Kiểm tra bài cũ: 
III. Bài mới: 
1. Đặt vấn đề: (1’) Gây đột biến nhân tạo, tạo ưu thế lai, các phương pháp chọn lọc cho đến nay đã thu được thành tựu đáng kể đó là các thành ở Việt Nam.
2. Phát triển bài: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
HĐ 1: ( 16’) 
- GV y/c các nhóm ng/cứu thông tin sgk Ư hoàn thành phiếu học tập.
- GV kẻ phiếu lên bảng và gọi đại diện nhóm lên hoàn thành.
- GV đánh giá hoạt động của các nhóm & y/c hs tổng hợp kiến thức.
I. Thành tựu chọn giống cây trồng. 
Phương pháp
Ví dụ
1.Gây đột biến nhân tạo.
a. Gây đột biến nhân tạo rồi chọn cá thể tạo giống mới.
b. Phối hợp giữa lai hữu tính và xử lí đột biến. 
c. Chọn giống bằng dòng tế bào
- ở Lúa: Tạo giống lúa tẻ có nhiều mùi thơm như gạo tám thơm. 
- Đậu tương: Sinh trưởng ngắn, chịu rét, hạt to vàng. 
- Giống lúa DT10 x giống lúa ĐB A20 Ư giống lúa DT16.
- Giống táo đào vàng: do xử lí đột biến đỉnh sinh trưởng cây non của giống táo Gia Lộc.
2. Lai hữu tính để tạo biến dị tổ hợp hoặc chọn cá thể từ các giống hiện có.
a. Tạo biến dị tổ hợp.
b. Chọn lọc cá thể
- Giống lúa DT10 ( năng suất cao) x giống lúa OM80 Ư giống lúa DT17.
- Từ giống cà chua Đài Loan Ư chọn giống cà chua P375.
3. Tạo giống ưu thế lai ( ở F1) 
- Giống ngô lai đơn ngắn ngày LVN20 thích hợp ví vụ đông xuân chân đất lầy thụt.
- Giống ngô lai LVN10( thuộc giống dài ngày) thời gian sinh trưởng 125 ngày, chịu hạn kháng sâu.
HĐ 2: (20’) 
- GV y/c các nhóm ng/cứu thông tin sgk thảo luận và hoàn thành phiếu học tập.
- GV y/c đại diện nhóm trình bày trên bảng sẵn.
- GV treo phiếu chuẩn.
II. Thành tựu chọn giống vật nuôi.
Phương pháp
Ví dụ
1. Tạo giống mới.
- Giống lợn Đại Bạch x Giống lợn ỉ 81 Ư ĐB ỉ 81.
- Giống lợn Bơcsai x giống lợn ỉ 81Ư BS ỉ 81.
 Ư Hai giống ĐB ỉ -81 & BS ỉ -81 lưng thẳng, bụng gọn, thịt nạc nhiều.
2. Cải tạo giống địa phương: Dùng con cái tốt nhất của giống địa phương lai với con đực tốt nhất của giống nhập ngoại.
- Giống trâu Mura x trâu nội Ư Giống trâu mới lấy sữa.
- Giống bò vàng Việt Nam x bò sữa Hà Lan Ư Giống bò sữa.
3. Tạo giống ưu thế lai.
- Giống vịt bầu Bắc Kinh x vịt cỏ Ư giống vịt lớn nhanh, đẻ trứng nhiều, to.
- Giống cá chép Việt Nam x cá chép Hunggari.
- Giống gà ri Việt Nam x gà Tam Hoàng.
4. Nuôi thích nghi các giống nhập nội.
- Giống cá chim trắng, gà Tam Hoàng, bò sữa Ư nuôi thích nghi với khí hậu và chăm sóc ở VN cho năng suất thịt, trứng, sữa cao.
5. ứng dụng công nghệ sinh học trong công tác giống: 
- Cấy chuyển phôi 
- Thụ tinh nhân tạo bằng tinh trùng bảo quản trong môi trường pha chế. 
- Công nghệ gen.
- Từ 1 con bò mẹ tạo được 10 - 500 con/ năm 
- Phát hiện sớm giới tính của phôi chủ động điều chỉnh đực cái theo mục đích sản xuất.
3. Kết luận chung, tóm tắt:( 1’) Gọi hs đọc kết luận sgk
IV. Kiểm tra, đánh giá: (5’) 
? Y/c hs nêu các phương pháp chủ yếu trong việc chọn giống cây trồng và vật nuôi. 
V. Dặn dò: (1’) - Học bài và trả lời câu hỏi sgk
 - Ôn tập cấu tạo lúa, cà chua, bầu bí.
 - Tiết sau thực hành: Tập dượt thao tác giao phấn.
g b ũ a e

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan2 hk2.doc