I/ MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức: - Nêu ý nghĩa và ứng dụng của quy luật phân li trong sản xuất và đời sống
2/ Kĩ năng: - Tiếp tục rèn luyện kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình để giải thích kết quả thí nghiệm theo quan điểm của Menđen
3/ Thái độ: - GD thế giới quan duy vật biện chứng, chống tư tưởng mê tín dị đoan.
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1/ Chuẩn bị của giáo viên: Tranh phóng to hình 3.
Tuần: 2 Ngày soạn: 31/08/2012 Tiết : 3 Ngày dạy: 07/09/2012 BÀI 3: LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG (TT). I/ MỤC TIÊU: 1/ Kiến thức: - Nêu ý nghĩa và ứng dụng của quy luật phân li trong sản xuất và đời sống 2/ Kĩ năng: - Tiếp tục rèn luyện kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình để giải thích kết quả thí nghiệm theo quan điểm của Menđen 3/ Thái độ: - GD thế giới quan duy vật biện chứng, chống tư tưởng mê tín dị đoan. II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1/ Chuẩn bị của giáo viên: Tranh phóng to hình 3. 2/ Chuẩn bị của học sinh: Học sinh cũ và chuẩn bị bài mới IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1/ Ôån định lớp: 9A1 9A2 2/ Kiểm tra bài cũ: + Nêu thí nghiệm lai một cặp tính trạng và rút ra kết luận 3/ Bài mới a/ Giới thiệu bài: Tiết trước chúng ta đã được tìm hiểu thí nghiệm thí nghiệm lai 1 cặp TT Menđen, vậy trong thực tế đời sống thí nghiệm này được vận dụng như thế nào? b/ Phát triển bài Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ PHÉP LAI VÀ ĐIỀN TỪ. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV khắc sâu kiến thức về KG, KH, thể đồng hợp, thể dị hợp cho HS + Làm thế nào để xác định được KG của cơ thể mang tính trội? - Y/C HS thực hiện viết sơ đồ lai và xác định kết quả phép lai: 1) P: Hoa đỏ x Hoa trắng AA aa 2) P: Hoa đỏ x Hoa trắng Aa aa - Yêu cầu HS báo cáo kết quả của phép lai. - GV: Cũng một KH như nhau mà kết quả phép lai lại khác nhau nên người ta đã dùng kết quả phép lai này để xác định KG của cơ thể mang tính trội àPhép lai phân tích. - Y/C nhóm thực hiện bài tập điền từ. - Y/C đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm. - HS ghi nhớ các khái niệm qua các thông tin trong SGK và GV cung cấp. + HS suy nghĩ và suy đoán. - HS thực hiện phép lai vào nháp và báo cáo kết quả trước lớp. 1) P: AA x aa G: A a F1: Aa ( đỏ) 2) P: Aa x aa G: A, a a F2: Aa; aa (1 đỏ; 1 trắng) - HS nhận biết được sự khác nhau của phép lai trên và ứng dụng của phép lai trên là để xác định KG của cơ thể tính trội. - HS hoạt động nhóm hoàn thành bài tập - Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm. Tiểu kết: - Phép lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trội với cá thể mang tính lặn. Nếu kết quả phép lai là 100 % mang KH trội à P có KG đồng hợp. Nếu kết quả phép lai cho tỉ lệ 1 trội: 1 lặn à P có KG dị hợp. - Phép lai phân tích gíup xác định cơ thể mang KH trội có KG đồng hơpï hay dị hợp. Hoạt động 2: PHÉP LAI XÁC ĐỊNH ĐỘ THUẦN CHỦNG CỦA GIỐNG: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS - Y/C HS đọc nội dung thông tin mục IV. + Nêu tương quan trội, lăn trong tự nhiên? + Xác định tính trạng trội và tính trạng lặn nhằm mục đích gì? + Việc xác định độ thuần chủng của giống có ý nghĩa trong sản xuất? + Muốn xác định giống có thuần chủng hay không cần phải thực hiện phéo lai nào? - HS nghiên cứu nội dung thông tin SGK. + Phổ biến + TT trội thường là TT tốt, xác định tính trạng trội và tập trung nhiều gen trội quý vào một KG tạo giống có ý nghĩa kinh tế. + Để tránh sự phân li tính trạng + Phép lai phân tích Tiểu kết: - Trong tự nhiên mối tương quan trội lặn là chủ yếu - Tính trạng trội thường là tính trạng tốt -> cần xác định tính trạng trội và tập trung nhiều gen trội quý vào một kiểu gen tạo giống có ý nghĩa kinh tế - Trong chọn giống để tránh sự phân li TT phải kiểm tra độ thuần chủng của giống IV/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ: 1/ Củng cố - đánh giá: - Yêu Cầu HS đọc nội dung phần ghi nhớ, trả lời câu hỏi 1,2. 2/ Nhận xét- Dặn dò: - Nhận xét tiết học. Hướng dẫn học bài làm bài 4 (13). - Đọc trước bài mới, kẻ bảng SGK/T4
Tài liệu đính kèm: