Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Đạ Long – Đam Rông – Lâm Đồng - Tuần 3 - Tiết 5 - Bài 5: Lai hai cặp tính trạng

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Đạ Long – Đam Rông – Lâm Đồng - Tuần 3 - Tiết 5 - Bài 5: Lai hai cặp tính trạng

/ MỤC TIÊU:

1/ Kiến thức:

- Phát biểu được qui luật phân li độc lập.

- Nêu được ý nghĩa của quy luật phân li độc lập.

- Nêu được ứng dụng của quy luật phân li trong sản xuất và đời sống

2/ Kĩ năng: - Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình để giải thích được các kết quả thí nghiệm theo quan điểm của Menden.

 

doc 2 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1422Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Đạ Long – Đam Rông – Lâm Đồng - Tuần 3 - Tiết 5 - Bài 5: Lai hai cặp tính trạng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 3	 Ngày soạn: 09/09/2012
Tiết: 5	 Ngày dạy: 14/09/2012
BÀI 5: LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG (TT)
I/ MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức:
- Phát biểu được qui luật phân li độc lập.
- Nêu được ý nghĩa của quy luật phân li độc lập.
- Nêu được ứng dụng của quy luật phân li trong sản xuất và đời sống
2/ Kĩ năng: - Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình để giải thích được các kết quả thí nghiệm theo quan điểm của Menden.
3/ Thái độ: -GD thế giới quan duy vật biện chứng.
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1/ Chuẩn bị của giáo viên: Thông tin về thí nghiệm lai hai cặp tính trạng
2/ Chuẩn bị của học sinh: Học bài và làm bài tập
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1/ Ôån định lớp: 9A1
 9A2
2/ Kiểm tra bài cũ: Nếu thí nghiệm và kết luận lai hai cặp tính trạng của Menđen
3/ Các hoạt động dạy và học:
a/ Vào bài: Ở tiết trước chúng ta đã nghiên cứu được thí nghiệm và kế quả thí nghiệm lai 2 cặp tính trạng của Menđen. Theo quan niệm của Menđen giải thích kết quả lai đó như thế nào?
b/ Phát triển bài:
Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN HÌNH THÀNH 16 HỢP TỬ.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
-GV treo tranh vẽ hình 5 SGK, YC HS quan sát thu nhận thông tin .
-GV giải thích theo sơ đồ hình 5.
+ Giải thích tại sao ở F2 lại có 16 kiểu hợp tử?
- GV: Quan niệm Menđen là: các nhân tố di truyền phân li độc lập, tổ hợp tự do nên hình thành nên 4 loại giao tử đực và 4 loại giao tử cái ở F2 tạo nên 16 kiểu tổ hợp khác nhau ở F2.
-HS quan sát và thu nhận thông tin.
-HS lắng nghe và tiếp thu.
+ Là kết quả của sự kết hợp ngẫu nhiên qua thụ tinh của 4 loại G đực và 4 loại G cái.
-HS ghi nhớ và lắng nghe.
Hoạt động 2: ĐIỀN VÀO CHỖ TRỐNG BẢNG 5 SGK
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- YC HS hoạt động nhóm để hoàn thành bảng .
-Hướng dẫn HS tổng kết kiểu gen ở F2 dựa vào hình 5.
-GV Yêu cầu HS báo cáo kết quả hoạt động.
-Thông báo về nội dung của quy luật phân li độc lập.
- HS thảo luận nhóm hoàn thành bảng. Đại diện nhóm trình bày nhóm khác bổ sung
Tỉ lệ
Vàng, trơn
Vàng nhăn
 Xanh, trơn
Xanh, nhăn
TL mỗi KG F2:
1AABB
2AaBB
2AABb
4AaBb
1AAbb
2Aabb
1aaBB
2aaBb
 1aabb
TL KH F2
9 vàng, trơn
3 vàng, nhăn
3xanh, trơn
1xanh nhăn
 -HS phát biểu lại nội dung của qui luật phân li độc lập.
Tiểu kết: 
-Menđen đã giải thích sự phân li độc lập của các cặp tính trạng bằng QL phân li độc lập.
-Nội dung của qui luật “Các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong qúa trình phát sinh giao tử”.
Hoạt động 3: TÌM HIỂU Ý NGHĨA CỦA QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
-Yêu cầu HS tìm hiểu thông tin SGK.
+Biến dị tổ hợp có ý nghiã gì đối với chọn giống và tiến hoá? Tại sao ở các loài sinh sản giao phối, biến dị lại phong phú hơn nhiều so với sinh sản vô tính?
-HS nghiên cứu thông tin SGK.
+Là nguồn nguyên liệu trong chọn giống.
+Do sinh sản giao phối có sự phát sinh giao tử và thụ tinh tạo được nhiều biến dị.
Tiểu kết: + Là nguồn nguyên liệu trong chọn giống.
 + Do sinh sản giao phối có sự phát sinh giao tử và thụ tinh tạo được nhiều biến dị.
IV/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
1/ Củng cố - Đánh giá: - Yêu cầu HS đọc nội dung phần ghi nhớ, trả lời câu hỏi SGK
 -GV thông báo cho hs công thức tính (dành cho HS khá giỏi):
+Số loại giao tử là: 2n
 +Số hợp tử: 4n	
 + n: là cặp gen dị hợp.
+Số loại KG:3n
 +Tỉ lệ phân li KG(1+2+1)n
 +Số loại KH là:2n
 +Tỉ lệ phân li KH(3+1)n	
 + n: là số cặp tính trạng.
2/ Nhận xét- Dặn dò:
-Về nhà học bài, làm bài 4SGK
-Thực hiện trước ở nhà và ghi kết quả thực hiện vào bảng theo SGK (Mỗi HS gieo 25 lần)

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 5 2012 2013.doc