. Kiến thức:
+ HS nắm được khái niệm thoái hoá giống.
+ HS hiểu, trình bày được nguyên nhân thoái hoá của tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật, vai trò trong chọn giống.
+ HS trình bày được phương pháp tạo dòng thuần ở cây ngô.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng:
+ Quan sát tranh hình phát hiện kiến thức.
Bài 34. Thoái hoá do tự thụ phấn và giao phối gần Tuần 20 - Tiết 37 Tửứ ngaứy :10/01 – 15/01 2 I. Mục tiêu 1. Kiến thức: + HS nắm được khái niệm thoái hoá giống. + HS hiểu, trình bày được nguyên nhân thoái hoá của tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật, vai trò trong chọn giống. + HS trình bày được phương pháp tạo dòng thuần ở cây ngô. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng: + Quan sát tranh hình phát hiện kiến thức. + Tổng hợp kiến thức + Hoạt động nhóm. 3. Thái độ: + Giáo dục ý thức yêu thích môn học II. Đồ dùng dạy học Tranh phóng to H 34.1 ; 34.3 SGK Tài liệu về hiện tượng thoái hoá. III. Hoạt động Dạy – Học Kiểm tra bài cũ: Em hãy nêu những thành tựu của việc sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống động vật, thực vật và vi sinh vật? Hoạt động 1: Tìm hiểu hiện tượng thoái hoá Mục tiêu: - HS nhận biết được hiện tượng thoái hoá ở động vật và thực vật - Từ đó hiểu khái niệm thoái hoá, giao phối cận huyết. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung - GV nêu câu hỏi: ? Hiện tượng thoái hoá ở động vật và thực vật được hiểu như thế nào ? ? Theo em vì sao dẫn đến hiện tượng thoái hoá ? Tìm Ví dụ về hiện tượng thoái hoá. ? Thế nào là thoái hoá ? Giao phối gần là gì - HS nghiên cứu SGK - QS H 34.1 và 34.2 - Thảo luận nhóm thống nhất ý kiến + Chỉ ra hiện tượng thoái hoá + Lí do dẫn đến thoái hoá ở động vật và thực vật - Đại diện nhóm trình bày đ nhóm khác bổ sung. - HS nêu Ví dụ : Hồng xiêm thoái hoá quả nhỏ không ngọt, ít quả. Bưởi thoái hoá quả nhỏ khô. - HS dựa vào kết quả ở nội dung trên khái quát kiến thức. a) Hiện tượng thoái hoá ở động vật và thực vật - ở thực vật: cây ngô tự thụ phấn sau nhiều thế hệ: chiều cao giảm, bắp dị dạng hạt ít. - ở động vật: Thế hệ con cháu sinh trưởng phát triển yếu, quái thai, dị tật bẩm sinh. * Lí do thoái hoá: + ở thực vật: do tự thụ phấn ở cây giao phấn. + ở động vật: do giao phối gần. b) Khái niệm: - Thoái hoá: là hiện tượng các thế hệ con cháu có sức sống kém dần, bộc lộ tính trạng xấu, năng suất giảm - Giao phối gần (giao phối cận huyết): là sự giao phối giữa con cái sinh ra từ 1 cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ với con cái. Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng thoái hoá Mục tiêu: HS giải thích được nguyên nhân của hiện tượng thoái hoá là do xuất hiện thể đồng hợp gen hoặc gây hại. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung - GV nêu câu hỏi: ? Qua các thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết tỉ lệ dị hợp biến đổi như thế nào ? ? Tại sao tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật lại gây hiện tượng thoái hoá (GV giải thích H 34.3 màu xanh biểu thị thể đồng hợp trội và lặn) - GV cho đại diện các nhóm trình bày đáp án bằng cách giải thích H 34.3 phóng to. - GV nhận xét kết quả các nhóm giúp HS hoàn thiện kiến thức. - GV mở rộng thêm: ở 1 số loài động vật , thực vật cặp gen đồng hợp không gây hại nên không dẫn tới hiện tượng thoái hoá, do vậy vẫn có thể tiến hành giao phối gần. - HS nghiên cứu SGK và H 34.3 đ ghi nhớ kiến thức. - Trao đổi nhóm đ thống nhất ý kiến trả lời câu hỏi. Yêu cầu nêu được : + Tỉ lệ đồng hợp tăng, tỉ lệ dị hợp giảm (tỉ lệ đồng hợp trội và tỉ lệ đồng hợp lặn bằng nhau) + Gen lặn thường biểu hiện tính trạng xấu. + Gen lặn gây hại khi ở thể dị hợp không được biểu hiện. + Các gen lặn khi gặp nhau (thể đồng hợp) thì biểu hiện ra kiểu hình. - Đại diện nhóm trình bày trên H 34.3 đ các nhóm khác theo dõi nhận xét. * Kết luận: Nguyên nhân hiện tượng thoái hoá do tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết vì qua nhiều thế hệ tạo ra các cặp gen đồng hợp lặn gây hại. Hoạt động 3: Vai trò của phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết trong chọn giống Mục tiêu: - HS chỉ ra được vai trò tạo dòng thuần của phương pháp tự thụ phấn và giao phối cận huyết trong chọn giống. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung - GV nêu câu hỏi: + Tại sao tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hoá nhưng những phương pháp này vẫn được con người sử dụng trong chọn giống? *(GV nhắc lại khái niệm thuần chủng, dòng thuần ...) - GV giúp học sinh hoàn thiện kiến thức (GV lưu ý: nội dung trừu tượng nên lấy Ví dụ cụ thể để giải thích cho HS dễ hiểu) - HS nghiên cứu SGK và tư liệu GV cung cấp trả lời câu hỏi. Yêu cầu nêu được: + Do xuất hiện cặp gen đồng hợp tử + Xuất hiện tính trạng xấu + Con người dễ dàng loại bỏ tính trạng xấu + Giữ lại tính trạng mong muốn nên tạo được giống thuần chủng - HS trình bày đ lớp nhận xét. * Kết luận : Vai trò của phương pháp tự thụ phấn và giao phối cận huyết trong chọn giống. + Cũng cố đặc tính mong muốn + Tạo dòng thuần có cặp gen đồng hợp + Phát hiện gen xấu để loại bỏ ra khỏi quần thể + Chuẩn bị lai khác dòng để tạo ưu thế lai. Kết luận chung: HS đọc kết luận trong SGK IV. Kiểm tra - Đánh giá GV hỏi: Tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật gây nên hiện tượng gì? Giải thích nguyên nhân? V. Dặn dò Học bài, trả lời câu hỏi SGK Tìm hiểu ưu thế lai, giống ngô, lúa có năng suất cao. @.Rỳt kinh nghiệm:........................................................................................................................................ .......................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... **************** ÔÔÔÔÔÔÔ ************* Bài 35. Ưu thờ́ lai Tuần 20 - Tiết 38 Tửứ ngaứy :10/01 – 15/01 2 I. Mục tiêu 1. Kiến thức: + HS nêu được khái niệm : ưu thế lai, lai kinh tế. + HS hiểu và trình bày được: - Cơ sở di truyền của hiện tượnh ưu thế lai, lí do không dùng cơ thể lai F1 để nhân giống - Các biện pháp duy trì ưu thế lai, phương pháp tạo ưu thế lai. - Phương pháp thường dùng để tạo cơ thể lai kinh tế ở nước ta. 2. Kĩ năng: Rèn một số kĩ năng: + Quan sát tranh hình tìm kiến thức. + Giải thích hiện tượng bằng cơ sở khoa học + Tổng hợp khái quát. 3. Thái độ: + Giáo dục ý thức tìm tòi, trân trọng thành tựu khoa học. II. Đồ dùng dạy học Tranh phóng to H 35 SGK Tranh một số động vật Bò, Lợn kết quả của phép lai kinh tế. III. Hoạt động Dạy – Học Kiểm tra bài cũ: Trong chọn giống ngưòi ta dùng 2 phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần nhằm mục đích gì ? HS trả lời – GV dẫn dắt vào bài mới. Hoạt động 1: Tìm hiểu hiện tượng ưu thế lai Mục tiêu: - HS nắm được khái niệm ưu thế lai - HS trình bày được cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung - GV đưa vấn đề: So sánh cây và bắp ngô ở 2 dòng tự thụ phấn với cây và bắp ngô ở cơ thể lai F1 trong H 35 SGK - GV nhận xét ý kiến của HS và dẫn dắt đ hiện tượng trên được gọi là hiện tượng ưu thế lai. - GV nêu câu hỏi. ? Ưu thé lai là gì ? Cho Ví dụ về ưu thế lai ở động vật và thực vật - GV cung cấp thêm 1 số Ví dụ để minh hoạ. - GV nêu vấn đề: Để tìm hiểu cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai. HS trả lời câu hỏi: ? Tại sao khi lai 2 dòng thuần ưu thế lai thể hiện rõ nhất. ? Tại sao ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở thế hệ F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ. - GV đánh giá kết quả và bổ sung thêm kiến thức về hiện tượng nhiều gen qui định 1 tính trạng - GV hỏi: ? Muốn di trì ưu thế lai con người đã làm gì? - HS quan sát hình SGK chú ý đặc điểm sau: + Chiều cao thân cây ngô + Chiều dài bắp, số lượng hạt - HS đưa ra nhận xét sau khi so sánh thân và bắp ngô ở cơ thể lai F1 có nhiều đặc điểm trội hơn so với cây bố mẹ. - HS trình bày và lớp bổ sung. - HS nghiên cứu SGK kết hợp với nội dung vừa so sánh đ khái quát thành khái niệm + HS lấy Ví dụ SGK - HS nghiên cứu SGK trang 102 và 103. - Chú ý Ví dụ lai 1 dòng thuần có 1 gen trội. Yêu cầu nêu được: + Ưu thế lai rõ nhất vì xuất hiện nhiều gen trội ở con lai F1 + Các thế hệ sau giảm do tỉ lệ dị hợp giảm (hiện tượng thoái hoá) - Đại diện HS trình bày, lớp bổ sung. - HS trả lời được: áp dụng nhân giống vô tính - HS tổng hợp khái quát kiến thức. a) Khái niệm * Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có ưu thế hơn hẳn so với bố mẹ về về sự sinh trưởng phát triển khả năng chống chịu, năng suất, chất lượng. b) Cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai. * Kết luận : - Lai 2 dòng thuần (kiểu gen đồng hợp) con lai F1 có hầu hết các cặp gen ở trạng thái dị hợp đ chỉ biểu hiện tính trạng của gen trội. - Tính trạng số lượng (hình thái, năng suất) do nhiều gen qui định. Ví dụ : P : AAbbcc x aaBBCC đ F1 : AaBbCc Hoạt động 2: Các phương pháp tạo ưu thế lai Mục tiêu: - HS nắm được khái niệm lai kinh tế - Trình bày được các phương pháp tạo ưu thế lai. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung - GV giới thiệu: người ta có thể tạo ưu thế lai ở cây trồng và vật nuôi. ? Con người đã tiến hành tạo ưu thế lai ở cây trồng bằng phương pháp nào? ? Nêu Ví dụ cụ thể - GV giải thích thêm về lai khác dòng và lai khác thứ. - GV hỏi: ? Con người đã tiến hành tạo ưu thế lai ở vật nuôi bằng phương pháp nào ? Cho Ví dụ . ? Tại sao không dùng con lai kinh tế để nhân giống - GV mở rộng: + Lai kinh tế thường dùng con cái thuộc giống trong nước + áp dụng kĩ thuật giữ tinh đông lạnh + Lai bò vàng Thanh Hoá với bò Hônsten Hà Lan đ con lai F1 chịu được nóng, lượng sữa tăng. - HS nghiên cứu SGK và các tư liệu sưu tầm trả lời câu hỏi. - Yêu cầu chỉ ra 2 phương pháp: + Lai khác dòng + Lai khác thứ - HS nghiên cứu SGK kết hợp với tranh ảnh về các giống vật nuôi. Yêu cầu nêu được : + Phép lai kinh tế + áp dụng ở lợn và bò - HS trình bày đ lớp bổ sung. - HS nêu được : Nếu nhân giống thì thế hệ sau các gen lặn gây hại ở trạng thái đồng hợp sẽ được biểu hiện tính trạng. a) Phương pháp tạo ưu thế lai ở cây trồng. - Lai khác dòng: tạo 2 dòng tự thụ phấn rồi cho giao phấn với nhau. Ví dụ : ở ngô tạo được ngô lai F1 năng suất cao hơn từ 25 đ 30% so với giống hiện có. - Lai khác thứ: để kết hợp gữa tạo ưu thế lai và tạo giống mới. b) Phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi. * Lai kinh tế: Là cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc 2 dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm. VD: Lợn ỉ Móng cái x Lợn Đại bạch đ Lợn con mới sinh nặng 0,8kg tăng trọng nhanh, tỉ lệ nạc cao. Kết luận chung: HS đọc kết luận trong SGK IV. Kiểm tra - Đánh giá GV hỏi: ? Ưu thế lai là gì? Cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai ? ? Lai kinh tế mang lại hiệu quả kinh tế như thế nào ? V. Dặn dò Học bài, trả lời câu ... ng đất dốc. Những nơi có TV bao phủ và làm ruộng bậc thang, lại góp phần chống xói mòn đất? GV yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin kết hợp quan sát tranh H58.2 thảo luận nhóm trả lời câu hỏi. - Hoàn thành bảng 58.3 GV nhận xét chung. GV? + Nếu thiếu nước sẽ có những tác hại gì? + Nêu hậu quả của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm. + Trồng rừng có tác dụng trong việc sử dụng tài nguyên đất không?vì sao? - GV yêu cầu học sinh đọc thông tin 3 SGK. Trả lời câu hỏi. - Rừng có vai trò gì đối với các sinh vật khác và con người? - Nêu hậu quả của việc chặt phá và đốt rừng. - Em hãy kể tên một số khu rừng của nước ta hiện nay đang được bảo vệ tốt. - Theo em, chúng ta phải làm gì để bảo vệ các khu rừng đó? - Kết luận chung - Các nhóm thảo luận, hoàn thành bảng 58.2 - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung - HS hoàn thiện kiến thức - Đại diện học sinh trình bày. Lớp nhận xét bổ sung - Các nhóm thảo luận hoàn thành bảng 58.3 - Đại diện nhóm trình bày nhóm khác nhận xét bổ sung. - HS hoàn thành bảng 58.3 vào vở. - Sinh vật trên trái đất sẽ không tồn tại được - ảnh hưởng sấu đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật - Có. Rừng giữ nước - HS đọc và nghiên cứu thông tin mục 3 SGK trả lời. - Rừng là nơi sống của động vật, thực vật. Rừng giữ nước, cung cấp nguyên liệu cho con người, trong sạch môi trường. - Rừng u minh, rừng Cúc Phương - Không phá rừng, tuyên truyền cho mọi người về vai trò của rừng và tác hại nếu như rừng bị chặt phá. HS đọc kết luận cuối bài 1. Sử dụng hợp lí tài nguyên đất. Sử dụng hợp lí tài nguyên đất là làm cho đất không bị thoái hoá. 2. Sử dụng hợp lí tài nguyên nước. - Nước là nhu cầu không thể thiếu của mọi sinh vật trên trái đất. - Sử dụng hợp lí tài nguyên nước là không làm ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nước. 3. Sử dụng hợp lí tài nguyên rừng. - Rừng là ngôi nhà chung cho các loài động vật và vi sinh vật, Góp phần quan trọng trong việc cân bằng sinh thái của trái đất. - Sử dụng hợp lí tài nguyên rừng là kết quả giữa khai thác có mức độ và bảo vệ, trồng rừng, thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia. iv. kiểm tra - đánh giá - Tài nguyên không tái sinh và tài nguyên tái sinh khác nhau nhu thế nào? - Vì sao phải sử dụng tiết kiệm và hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên? v. dăn dò - Học bài cũ, trả lời và làm bài tập các câu hỏi trong SGK - Kẻ bảng 59 vào phiếu học tập và vào vở - Đọc trước bài 59 SGK ---------------------- Nguồn: Tự làm Rút kinh nghiệm: .. Ngày 11 tháng 04 năm 2010 Tiết 62 Bài 59: khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - HS hiểu và giải thích được vì sao cần khôi phục môi trường, giữ gìn thiên nhiên hoang dã. - HS hiểu được ý nghĩa của các biện pháp bảo vệ thiên nhiên hoang dã. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng tư duy logic, khả năng tổng hợp kiến thức. 3. Thái độ: - Giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ thiên nhiên. II. đồ dùng dạy – học - HS : Tranh ảnh có nội dung : Trồng rừng, khu bảo tồn thiên nhiên... - GV: Tư liệu công việc bảo tồn gen động vật. Tranh ảnh: Bảo vệ rừng,trồng cây gây rừng III. hoạt động dạy – học 1. Kiểm tra bài cũ: - Phân biệt các dạng tài nguyên thiên nhiên, cho ví dụ - Vì sao phải sử dụng tiết kiệm và hợp lí tài nguyên thiên nhiên? 2. Vào bài mới Hoạt động 1: ý nghĩa của việc khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung GV yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin SGK trả lời câu hỏi. - Vì sao cần khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã? - HS nghiên cứu SGK kết hợp với kiến thức bài trước trả lời câu hỏi. - HS khác nhận xét bổ sung. - Môi trường sống hiện nay đang bị suy thoái - Giữ gìn thiên nhiên hoang dã là bảo vệ sinh vật và môi trường sống của chúng tránh lũ lụt, ô nhiễm, hạn hán Hoạt động 2: Các biện pháp bảo vệ thiên nhiên Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung GTV yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin SGK. Quan sát H59 trả lời câu hỏi. - Nêu các biện pháp bảo vệ tài nguyên sinh vật. Hãy lấy ví dụ minh hoạ cho các biện pháp ấy - GV chốt lại đáp án đúng - Em hãy cho biết các công việc chúng ta đã làm được để bảo vệ tài nguyên sinh vật? - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành bảng 59 - HS quan sát H59 nghiên cứu thông tin trả lời câu hỏi - Đại diện 1 hoặc 2 HS trả lời, lớp nhận xét bổ sung - HS hoàn thiện kiến thức - HS ghi nhớ nội dung các biện pháp - Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến về hiệu quả của các biện pháp. - Đại diện nhóm trình bày nhóm khác nhận xét, bổ sung - HS hoàn thiện kiến thức vào vở 1. Bảo vệ tài nguyên sinh vật - Bảo vệ các khu rừng đầu nguồn, rừng già.... - Xây dựng các khu bảo tồn, các vườn quốc gia để bảo vệ các sinh vật hoang dã. - Không săn bắn động vật hoang dã và khai thác quá mức các loài sinh vật hoang dã - ứng dụng công nghệ sinh học để bảo tồn nguồn gen quý hiếm. - Trồng cây gây rừng, tạo môi trường sống cho nhiều loài sinh vật. 2. Cải tạo các hệ sinh thái bị thoái hoá. - Kết luận Bảng 59. Các biện pháp cải tạo các hệ sinh thái bị thoái hoá Các biện pháp Hiệu quả - Với vùng đất trống đồi núi trọc thì trồng cây gây rừng. - Tăng cường thuỷ lợi, tưới tiêu hợp lí - Bón phân hợp lí và hợp vệ sinh - Thay đổi cây trồng hợp lí - Chọn giống thích hợp - Hạn chế xói mòn đất, hạn hán lũ lụt, cải tạo khí hậu, tạo môi trường sống cho sinh vật. - Điều hoà lượng nước, mở rộng diện tích trồng trọt - Tăng độ mầu cho đất, không mang mầm bệnh. - Luôn canh, xen canh. Đất không bị cạn nguồn dinh dưỡng - Cho năng suất cao, lợi ích kinh tế, tăng vốn đầu tư cho cải tạo đất Hoạt động 3: vai trò của học sinh trong việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung GV? - Vai trò của học sinh trong việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã là gì? - GV đánh giá nội dung của các nhóm thống nhất một số công việc mà học sinh phải làm - HS thảo luận: nêu được: + Trồng cây, bảo vệ cây + Không xả rác bừa bãi + Tuyên truyền cho mọi người về vai trò của rừng - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung - Tham gia tuyên truyền giá trị của thiên nhiên và mục đích bảo vệ thiên nhiên cho bạn bè và cộng đồng. - Có nhiều biện pháp bảo vệ thiên nhiên nhưng phải nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi học sinh về vấn đề này. iv. kiểm tra - đánh giá - Hãy nêu những biện pháp chủ yếu để bảo vệ thiên nhiên hoang dã v. dăn dò - Học bài trả lời câu hỏi trong SGK - Tìm hiểu việc bảo vệ hệ sinh thái Nguồn: Tự làm Rút kinh nghiệm: .. Ngày 18 tháng 04 năm 2010 Tiết 63 Bài 60: bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái I. Mục tiêu 1. Kiến thức: + HS đưa ra được ví dụ minh hoạ các kiểu hệ sinh thái chủ yếu + HS trình bày được hiệu quả của các biện pháp bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái. Từ đó đề xuất được những biện pháp bảo vệ phù hợp với hoàn cảnh địa phương 2. Kỹ năng: + Rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm + Kỹ năng khái quát kiến thức 3. Thái độ: + Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường II. đồ dùng dạy – học Tranh ảnh về hệ sinh thái Tư liệu về môi trường và hệ sinh thái III. hoạt động dạy – học 1. Kiểm tra bài cũ: - Trình bày các biện pháp bảo vệ thiên nhiên hoang dã 2. Vào bài mới Hoạt động 1: sự đa dạng của các hệ sinh thái Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, trả lời câu hỏi: + Trình bày đặc điểm các hệ sinh thái trên can, nước mặn và nước ngọt? + Cho ví dụ về hệ sinh thái? - GV đánh giá phần trình bày của HS. - GV đưa ra kết luận chung - HS nghiên cứu bảng 60.1 ghi nhớ kiến thức - Quan sát tranh về các hệ sinh thái đã sưu tầm - Một vài HS trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung. - Có ba hệ sinh thái chủ yếu: + Hệ sinh thái trên cạn: Rừng, sa van ... + Hệ sinh thái nước mặn: Rừng ngập mặn ... + Hệ sinh thái nước ngọt: Ao, hồ, sông ... Hoạt động 2: bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung -? Tại sao phải bảo vệ hệ sinh thái rừng? + Các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng mang lại hiệu quả như thế nào? - GV nhận xét chung và đưa ra đáp án đúng. - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK trả lời câu hỏi: + Tại sao phảỉ bảo vệ hệ sinh thái biển? + Có biện pháp nào bảo vệ hệ sinh thái biển? - GV nhận xét, đánh giá kết quả và công bố đáp án đúng - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK trả lời câu hỏi: - Tại sao phải bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp? - Có những biện pháp nào để bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp? - GV nhận xét chung + Sự phát triển bền vững liên quan đến bảo vệ đa dạng sinh thái như thế nào? Kết luận chung: + Cá nhân HS nghiên cứu nội dung SGK, ghi nhớ kiến thức + Thảo luận, hoàn thành bảng 60.2 - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung - HS khái quát nội dung - HS nghiên cứu thông tin SGK và bảng 60.3-thảo luận tìm ra biện pháp phù hợp với tình huống - Một vài nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung - HS nghiên cứu SGK, bảng 60.4 thảo luận trả lời câu hỏi - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung - HS khái quát kiến thức + HS trao đổi và trả lời câu hỏi HS đọc kết luận cuối bài 1. Bảo vệ hệ sinh thái rừng - Xây dựng kế hoạch để khai thác nguồn tài nguyên rừng ở mức độ phù hợp - Xây dựng các khu bảo tồn, vườn thiên nhiên quốc gia. - Trồng rừng, khôi phục hệ sinh thái chống xói mòn - Vận động định cư để bảo vệ rừng đầu nguồn. - Phát triển dân số hợp lý để giảm áp lực tài nguyên - Tuyên truyền bảo vệ rừng để toàn dân tham gia bảo vệ rừng 2. Bảo vệ hệ sinh thái biển - Bảo vệ bãi cát và vận động toàn dân không săn bắt rùa tự do - Tích cực bảo vệ rừng ngập mặn hiện có và trồng lại rừng đã bị chặt - Sử lý các nguồn chất thải trước khi đổ ra sông, biển - Làm sạch bãi biển 3. Bảo vệ các hệ sinh thái nông nghiệp - HST nông nghiệp cung cấp lương thực và thực phẩm cho cuộc sống con người. - Bảo vệ HST nông nghiệp: + Duy trì HST nông nghiệp chủ yếu như: lúa nước, cây công nghiệp, lâm nghiệp + Cải tạo HST, đưa giống mới để có năng suất cao iv. kiểm tra - đánh giá Vì sao phải bảo vệ HST? Nêu biện pháp bảo vệ hệ sinh thái v. dăn dò - Học bài trả lời câu hỏi trong SGK - Tìm hiểu luật bảo vệ môi trường - Đọc và chuẩn bị trước bài 61: Luật bảo vệ môi trường Nguồn: Tự làm Rút kinh nghiệm: .. Ngày 18 tháng 04 năm 2010 Tiết 64 Bài 61: bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - HS hiểu được sự cần thiết phải ban hành luật bảo vệ môi trường - HS nêu được nội dung chính của chương II và III trong luật bảo vệ môi trường 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng tư duy logic, kỹ năng khái quát hoá kiến thức 3. Thái độ: - Giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường II. đồ dùng dạy – học - GV và HS sưu tầm cuốn luật bảo vệ môi trường III. hoạt động dạy – học 1. Kiểm tra bài cũ: Vì sao phải bảo vệ hệ sinh thái. Nêu biện pháp bảo vệ hệ sin
Tài liệu đính kèm: