Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Quyết Thắng - Nguyễn Thị Thu Lan - Tiết 11 - Bài 11: Phát sinh giao tử và thụ tinh

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Quyết Thắng - Nguyễn Thị Thu Lan - Tiết 11 - Bài 11: Phát sinh giao tử và thụ tinh

a. Về kiến thức: Giúp học sinh nắm được:

- Trình bày được cơ chế phát sinh giao tử ở động vật.

- Nêu được điểm giống và khác nhau giữa quá trình phát sinh giao tử đực và cái

- Xác định và phân tích được thực chất của quá trình thụ tinh

- Phân tích được ý nghĩa của quá trình giảm phân và thụ tinh về mặt di truyền và biến dị.

 

doc 8 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1416Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Quyết Thắng - Nguyễn Thị Thu Lan - Tiết 11 - Bài 11: Phát sinh giao tử và thụ tinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/9/2008 Ngày giảng: 9G.
TIẾT 11 - BÀI 11:
PHÁT SINH GIAO TỬ VÀ THỤ TINH.
Mục tiêu:
Về kiến thức: Giúp học sinh nắm được:
Trình bày được cơ chế phát sinh giao tử ở động vật.
Nêu được điểm giống và khác nhau giữa quá trình phát sinh giao tử đực và cái
Xác định và phân tích được thực chất của quá trình thụ tinh
Phân tích được ý nghĩa của quá trình giảm phân và thụ tinh về mặt di truyền và biến dị.
Về kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình, kỹ năng hoạt động nhóm và kỹ năng hoạt động độc lập của học sinh. 
Về thái độ: Giáo dục thái độ say mê, yêu thích và nghiêm túc khi học bộ môn.
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Chuẩn bị của giáo viên: 
 Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên sinh học lớp 9
 Tranh vẽ phóng to các hình11 trang 34.
 Bảng phụ bảng, phiếu học tập
Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài mới
Tiến trình bài dạy:
* Ổn định tổ chức: 
9G:
Kiểm tra bài cũ: (6’ - kiểm tra miệng)
?HSTB:Nêu diễn biến cơ bản của nhiễm sắc thể qua các kỳ của giảm phân?
Giảm phân I: 5 điểm
Sự tiếp hợp của các nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng ở kỳ đầu
Đến kỳ giữa chúng tập trung và xếp song song thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Kỳ sau diễn ra sự phân ly độc lập và tổ hợp tự do của các nhiễm sắc thể kép tương đồng về hai cực của tế bào
Khi kết thúc phân bào hai tế bào mới được tạo thành đều có bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n nhiễm sắc thể) kép nhưng khác nhau về nguồn gốc.
Giảm phân II: 5 điểm
Đến kỳ giữa các nhiễm sắc thể kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
Kỳ sau: 2 cromatit trong từng nhiễm sắc thể kép tách nhau ở tâm động thành hai nhiễm sắc thể đơn rồi phân ly về hai cực của tế bào.
Khi kết thúc phân bào các nhiễm sắc thể đơn nằm trong nhân của các tế bào con với số lượng n nhiễm sắc thể.
Đặt vấn đề vào bài mới : Khi nghiên cứu người ta thấy: sự phát triển thực sự chỉ thấy ở động vật đa bào. Sự tạo ra một cơ thể đa bào với cấu trúc phức tạp từ một tế bào buộc phải trải qua một loạt các giai đoạn phát triển bao gồm:
Giai đoạn I: Sự tạo tế bào sinh dục
Giai đoạn II: Thụ tinh
Giai đoạn III: Sự tạo tính đa bào (phân cắt trứng)
Giai đoạn IV: Hình thành phôi 2 lá và 3 lá
Giai đoạn V: Sự tạo hình các cơ quan
 Þ Trong phạm vi bài này, ta chỉ đề cập đến hai giai đoạn của sự phát triển: đó là sự tạo các tế bào sinh dục và thụ tinh. Vậy ở các giai đoạn này diễn ra được thông qua những cơ chế nào? Thực chất của quá trình thụ tinh là gì? Ta sẽ giải quyết tất cả vấn đề nêu trên trong tiết học hôm nay:
Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức trọng tâm
GV
Chuyển:Nội dung thứ nhất ta cần nghiên cứu và tìm hiểu đó là:	
I. Sự phát sinh giao tử: (17’)
Hoạt động I: Tìm hiểu về sự phát sinh giao tử
Mục tiêu: Học sinh nắm được cơ chế phát sinh giao tử. Điểm giống và khác nhau giữa quá trình phát sinh giao tử đực và cái.
Thực hiện: Hoạt động nhóm và độc lập của HS
GV
TB
GV
NH
NH
NH
KG
GV
KG
GV
Như ta đã biết: Giảm phân là hình thức phân bào xảy ra vào thời kỳ chín của tế bào sinh dục.
Vậy một em hãy nhớ lại và cho biết kết quả của giảm phân?
-. Từ một tế bào trải qua hai lần phân bào liên tiếp sẽ tạo ra 4 tế bào con đều mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội. 
Þ Các tế bào con được tạo thành qua giảm phân sẽ phát triển thành các giao tử. Sự phát sinh các giao tử diễn ra như thế nào?
Cả lớp quan sát hình 11 trang 34sgk kết hợp nghiên cứu thông tin mục I/ trang 34)
GV treo tranh vẽ giới thiệu tranh lưu ý học sinh quan sát kỹ quá trình phát sinh giao tử.
HS hoạt động nhóm
Sau khi quan sát tranh vẽ và nghiên cứu thông tin, các nhóm hoàn thành nội dung phiếu học tập sau:
(GV phát phiếu học tập, dành thời gian cho các nhóm thảo luận)
NỘI DUNG PHIẾU HỌC TẬP
1. Dựa vào hình 11 trang 34 và thông tin mục I trang 34, 35: Hãy hoàn thiện sơ đồ tóm tắt sự tạo noãn và tạo tinh bằng cách điền từ thích hợp vào chỗ trống:
- Sơ đồ cần điền ở cuối bài.
- Những từ in đậm là những từ cần điền.
2. Lên bảng chỉ tranh trình bày tóm tắt quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái?
GV gọi nhóm báo cáo, nhóm khác bổ sung cho hoàn chỉnh
Từ nội dung kiến thức vừa khai thác, một em hãy cho biết: quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái có những điểm gì chung?
Các tế bào mầm (noãn nguyên bào, tinh nguyên bào) đều thực hiện quá trình nguyên phân liên tiếp nhiều lần.
Noãn bào bậc I và tinh bào bậc I đều thực hiện quá trình giảm phân để tạo giao tử.
(GV chỉ trên tranh nêu đặc điểm chung của sự tạo noãn và tạo tinh)
Hay nói cách khác: 
- Ở các loài sinh sản hữu tính, đến độ trưởng thành nhóm tế bào sinh dục nguyên thủy (tế bào mầm) đều trải qua 3 giai đoạn: sinh sản, sinh trưởng, chín để tạo ra giao tử, trong đó:
Giai đoạn sinh sản: Mỗi tế bào sinh dục nguyên thủy 2n nguyên phân liên tiếp nhiều lần tạo nên hàng loạt tế bào sinh dục con (noãn nguyên bào, tinh nguyên bào)
Giai đoạn sinh trưởng: kết thúc giai đoạn sinh sản các tế bào sinh dục bước vào sinh trưởng, tiếp nhận nguyên liệu từ môi trường nội bào tạo nên các tế bào có kích thước đủ lớn, đủ nguyên liệu để tạo giao tử
Giai đoạn chín: Chủ yếu là các tế bào trải qua quá trình giảm phân gồm hàng loạt các hoạt động quan trọng của nhiễm sắc thể (như đã nghiên cứu ở tiết trước)
Kết quả: Trải qua 2 lần phân bào tạo ra các giao tử đơn bội. Đó là tế bào trứng và các tinh trùng. Đây chính là điểm chung của quá trình phát sinh giao tử đực và cái.
Ngoài những điểm chung như đã xét, sự tạo tinh và tạo noãn còn có những điểm gì khác biệt?
Sự tạo noãn
Sự tạo tinh
Noãn bào bậc I trải qua giảm phân I cho một thể cực thứ nhất có kích thước nhỏ và noãn bào bậc II có kích thước lớn.
Tinh bào bậc I qua giảm phân I cho ra hai tinh bào bậc II
Noãn bào bậc II qua giảm phân lần II cho một thể cực thứ hai có kích thước bé và một tế bào noãn(trứng) có kích thước lớn
Mỗi tinh bào bậc II qua giảm phân II cho ra hai tinh tử. Các tinh tử này phát triển thành các tinh trùng
Từ mỗi noãn bào bậc I qua giảm phân cho 2 thể cực và 1 tế bào trứng. Chỉ có tế bào trứng tham gia thụ tinh.
Từ mỗi tinh bào bậc I qua giảm phân cho ra 4 tinh trùng. Các tinh trùng này đều tham gia thụ tinh.
(GV chỉ tranh nêu điểm khác biệt của quá trình tạo noãn và tạo tinh)
Như vậy: Ta vừa xét xong sự phát sinh giao tử đực và giao tử cái với đối tượng là động vật. Quá trình này ở thực vật, đặc biệt là thực vật có hoa có gì khác? Các em tìm đọc thêm ở mục” Em có biết” - sgk trang 37.
Sự tạo noãn:
Sự tạo tinh:
/ Học theo sơ đồ đã hoàn thành.
GV
Chuyển:Kết quả quá trình phát sinh giao tử đực là tạo ra 4 tinh trùng. Phát sinh giao tử cái tạo ra một tế bào trứng và thể cực. Vậy các giao tử đực và giao tử cái tham gia như thế nào vào quá trình thụ tinh? Ta xét phần II:
II. Thụ tinh: (10’)
Hoạt động II: Tìm hiểu về sự thụ tinh
Mục tiêu: HS nắm được thực chất của quá trình thụ tinh. Ý nghĩa của quá trình giảm phân và thụ tinh về mặt biến dị và di truyền.
Thực hiện: Hoạt động độc lập của học sinh.
TB
TB
GV
GV
KG
TB
KG
GV
Để tìm hiểu quá trình thụ tinh, cả lớp quan sát tranh vẽ hình 11 (phần thụ tinh) và kết hợp nghiên cứu thông tin mục II trang 35
Từ tranh vẽ và thông tin, một em hãy cho biết thụ tinh là gì?
Thụ tinh là sự kết hợp giữa một giao tử đực (tinh trùng) với một giao tử cái (tế bào trứng) tạo thành một tế bào mới là hợp tử
Từ khái niệm sự thụ tinh, cho biết sự thụ tinh diễn ra theo nguyên tắc nào?
Trong quá trình phát sinh giao tử: 
Từ một tế bào mầm (noãn nguyên bào) cho ra một tế bào trứng
Từ một tế bào mầm (tinh nguyên bào) cho ra 4 tinh trùng. Và qua mỗi lần thụ tinh số lượng tinh trùng tham gia thụ tinh rất lớn.
Ví dụ: Ở người mỗi lần phóng tinh có tới 200 - 300 nghìn tinh trùng tham gia những chỉ có vài nghìn tinh trùng tiến được tới ống dẫn trứng và chỉ vài trăm tinh trùng đến được tế bào trứng, trong đó chỉ có một tinh trùng xuyên vào trứng, nghĩa là sự thụ tinh diễn ra theo nguyên tắc 1:1 hay một giao tử đực: một giao tử cái
Như vậy: Sự thụ tinh diễn ra theo nguyên tắc 1:1 hay sự thụ tinh giữa các loại giao tử đực và giao tử cái diễn ra với khả năng như nhau.
Cũng có trường hợp: cá mập, bò sát, chim, có nhiều tinh trừng cùng đồng thời đi vào trứng nhưng cuối cùng chỉ có một nhân tinh trùng được kết hợp với một nhân trứng, còn các nhân khác thực hiện một số lần phân chia nhưng cuối cùng đều bị tiêu biến.
Còn tại sao chỉ có một tinh trùng kết hợp được với một tế bào trứng, cơ chế nào ngăn cản không cho nhiều tinh trùng xuyên vào kết hợp với trứng? Tất cả những vấn đề đó các em sẽ được tìm hiểu ở những chương trình sinh học ở những lớp sau.
Quan sát, em có nhận xét gì về bộ nhiễm sắc thể ở giao tử đực và giao tử cái so với bộ nhiễm sắc thể của hợp tử?
Giao tử đực và giao tử cái: đều có bộ nhiễm sắc thể đơn bội n
Hợp tử: có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n
Vậy thực chất sự thụ tinh là gì?
Thực chất của sự thụ tinh là sự kết hợp hai bộ nhân đơn bội hay tổ hợp hai bộ nhiễm sắc thể của hai giao tử đực và giao tử cái tạo thành bộ nhân lưỡng bội ở hợp tử có nguồn gốc từ bố và mẹ.
Tại sao sự kết hợp ngẫu nhiên của các giao tử đực và giao tử cái lại tạo được các hợp tử chứa các tổ hợp nhiễm sắc thể khác nhau về nguồn gốc?
Do sự phân ly độc lập của các cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng trong quá trình giảm phân đã tạo nên các giao tử khác nhau về nguồn gốc
Hay nói cách khác: 
Tại kỳ sau của lần phân bào I, các nhiễm sắc thể kép tương đồng phân ly một cách độc lập với nhau về hai cực của tế bào. Kết quả: ở mỗi tế bào con chỉ nhận được một nhiễm sắc thể trong cặp đồng dạng hoặc của bố hoặc của mẹ. Do vậy một loại tế bào: nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ bố, một loại tế bào có nguồn gốc từ mẹ. Đây chính là cơ chế chủ yếu để tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau về tổ hợp nhiễm sắc thể.
Từ các giao tử khác nhau về nguồn gốc ấy, trong quá trình thụ tinh, chúng kết hợp với nhau một cách ngẫu nhiên, do đó tạo được các hợp tử chứa các tổ hợp nhiễm sắc thể khác nhau về nguồn gốc.
Thụ tinh là sự kết hợp giữa một giao tử đực (tinh trùng) với một giao tử cái (tế bào trứng) tạo tế bào mới là hợp tử. 
Thực chất của sự thụ tinh là sự kết hợp hai bộ nhân đơn bội hay tổ hợp hai bộ nhiễm sắc thể của hai giao tử đực và giao tử cái tạo thành bộ nhân lưỡng bội ở hợp tử có nguồn gốc từ bố và mẹ.
GV
Chuyển:Với cơ chế phát sinh giao tử và thụ tinh như đã nghiên cứu, ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh như thế nào? Ta xét:
III. Ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh: (6’)
Hoạt động II: Tìm hiểu về ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh
Mục tiêu: HS nắm được ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh.
Thực hiện: Hoạt động độc lập của học sinh.
TB
GV
TB
KG
TB
TB
TB
KG
Đã nghiên cứu ở bài trước: Một em hãy nhắc lại ý nghĩa của quá trình nguyên phân?
Là hình thức sinh sản của tế bào và lớn lên của cơ thể
Là phương thức duy trì và ổn định bộ nhiễm sắc thể đặc trưng cho loài qua các thế hệ tế bào trong quá trình phát sinh cá thể và qua các thế hệ ở loài sinh sản vô tính.
Để tìm hiểu ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh, cả lớp nghiên cứu thông tin mục III sgk trang 35?
Từ thông tin, về mặt di truyền, giảm phân và thụ tinh có ý nghĩa gì?
Nhờ có giảm phân, giao tử được tạo thành mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội.
Qua thụ tinh, sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái làm cho bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội lại được phục hồi. 
Vậy cơ chế nào đã đảm bảo duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể đặc trưng cho loài qua các thế hệ?
Sự phối hợp các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh đã duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của các loài sinh sản hữu tính qua nhiều thế hệ
Vậy hãy cho biết ở giao tử sẽ có những tổ hợp nhiễm sắc thể nào?
Có 4 loại tổ hợp nhiễm sắc thể khác nhau là AB, Ab, aB, ab
Với 4 loài tổ hợp nhiễm sắc thể khác nhau như trên, trong thụ tinh sẽ tạo bao nhiêu hợp tử?
Tạo 16 tổ hợp với 9 loại hợp tử khác nhau về tổ hợp nhiễm sắc thể và 4 loại kiểu hình. Ngoài hai kiểu hình giống bố mẹ còn cho ra hai loại kiểu hình khác bố mẹ
Từ ví dụ đã phân tích ở trên, về mặt biến dị, giảm phân và thụ tinh còn có ý nghĩa gì?
Tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc nhiễm sắc thể. Sự kết hợp ngẫu nhiên của các giao tử trong quá trình thụ tinh tạo ra các tổ hợp nhiễm sắc thể khác nhau. Đây chính là nguyên nhân làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp phong phú ở loài sinh sản hữu tính, tạo nguồn nguyên liệu quan trọng trong quá trình chọn giống và tiến hóa
Trong thực tế, muốn tạo ra nhiều biến dị tổ hợp nhằm phục vụ cho công tác chọn giống, người ta thường sử dụng phương pháp nào?
Phương pháp lai hữu tính là một trong những thành tựu của công tác chọn giống ở Việt nam. 
Þ Vấn đề này các em sẽ được tìm hiểu sau ở chương trình Ứng dụng di truyền học vào chọn giống) 
Sự phối hợp các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh đã duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của các loài sinh sản hữu tính qua nhiều thế hệ.
Đồng thời còn tạo nguồn biến dị tổ hợp phong phú cho chọn giống và tiến hóa.
(HS đọc kết luận chung- sgk trang 36)
* KLC/ trang 36
Noãn ng. bào (2n)
Noãn bào bậc 1 (2n)
Noãn bào bậc 2 (n)
Thể cực thứ nhất (n)
Noãn (n)
 thể cực thứ 2 (n)
Tinh nguyên bào (2n)
Tinh bào bậc 2 (2n)
Tinh bào bậc 2 (n)
4 tinh trùng (n)
4 TB con (n)
Sự tạo noãn
TB mầm
2n
Sự tạo tinh:
TB mầm
(2n)
Củng c
c. Củng cố, luyện tập: 5’
? HSTB: Một em lên bảng chỉ tranh trình bày tóm tắt quá trình phát sinh giao tử đực và cái?
(GV gọi HS lên bảng chỉ tranh và trình bày theo sơ đồ tóm tắt ở phiếu học tập đã hoàn thành)
? HSKG: Sự kiện quan trọng nhất trong quá trình thụ tinh là:
Là sự kết hợp theo nguyên tắc1 giao tử đực: 1 giao tử cái
Sự kết hợp (tổ hợp) bộ nhiễm sắc thể của giao tử đực và cái
Cả a và b.
Sự tạo thành hợp tử
(Đáp án chọn là b)
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 1’
- Học bài và trả lời câu hỏi sgk trang 36.
- Làm bài tập
- Đọc mục” Em có biết” trang 37.
- Đọc trước và chuẩn bị bài mới: Cơ chế xác định giới tính.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 11.doc