Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Quyết Thắng - Nguyễn Thị Thu Lan - Tiết 23 - Bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Quyết Thắng - Nguyễn Thị Thu Lan - Tiết 23 - Bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

1. Mục tiêu:

a. Về kiến thức: Giúp học sinh trình bày được khái niệm và một số dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, giải thích và nắm được nguyên nhân, nêu được vai trò của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.

b. Về kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình, kỹ năng hoạt động nhóm và kỹ năng hoạt động độc lập của học sinh.

c. Về thái độ: Giáo dục thái độ say mê, yêu thích và nghiêm túc khi học bộ môn.

 

doc 8 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1265Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Quyết Thắng - Nguyễn Thị Thu Lan - Tiết 23 - Bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:22.11. 09 Ngày dạy:
Dạy lớp 9G: 25. 11. 09 
TIẾT 23 - Bài 22:
ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ
Mục tiêu:
Về kiến thức: Giúp học sinh trình bày được khái niệm và một số dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, giải thích và nắm được nguyên nhân, nêu được vai trò của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. 
Về kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình, kỹ năng hoạt động nhóm và kỹ năng hoạt động độc lập của học sinh. 
Về thái độ: Giáo dục thái độ say mê, yêu thích và nghiêm túc khi học bộ môn.
Chuẩn bị của học sinh và giáo viên:
Chuẩn bị của giáo viên: 
 Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên sinh học lớp 9
 Tranh vẽ phóng to các hình 22
 Bảng phụ bảng, phiếu học tập
Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài mới
Tiến trình bài dạy:
* Ổn định tổ chức: 
9G:
Kiểm tra bài cũ: (5’ - kiểm tra miệng)
?HSTB: Đột biến gen là gì? Nêu các dạng đột biến gen? Vai trò của đột biến gen?
Khái niệm (4 điểm): Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc một số cặp Nucleotit.
Dạng đột biến ( 4 điểm): Các dạng đột biến gen:
Mất một cặp Nu.
Thêm một cặp Nu. 
Thay thế một cặp Nu
Vai trò (2 điểm): Đột biến nhân tạo cung cấp nguồn nguyên liệu phong phú cho quá trình lai tạo và chọn giống.
* Đặt vấn đề vào bài mới: Đác uyn là người đầu tiên đưa ra khái niệm biến dị cá thể theo quan niệm sinh học hiện đại. Ông cho rằng biến dị cá thể gồm :
Các loại đột biến:
Đột biến gen (đã học ở tiết 22 là loại đột biến xảy ra ở cấp độ phân tử
Đột biến nhiễm sắc thể xảy ra ở cấp độ tế bào.
Thường biến- sẽ nghiên cứu ở bài sau.
Biến dị tổ hợp – đã nghiên cứu ở chương I, bài 4
® Trong đột biến gồm đột biến về số lượng và đột biến về cấu trúc nhiễm sắc thể. Trong phạm vi bài này chúng ta sẽ nghiên cứu và tìm hiểu dạng đột biến về cấu trúc nhiễm sắc thể
TIẾT 23: ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ
Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức trọng tâm
GV
Chuyển: Đột biến nhiễm sắc thể có nhiều tên gọi khác nhau: biến đổi cấu trúc nhiễm sắc thể, sai hình nhiễm sắc thể hay cấu trúc lại nhiễm sắc thể. Vậy đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể được hiểu như thế nào? Ta xét nội dung phần thứ nhất của bài:	
I. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là gì?: (21’)
Hoạt động I: Tìm hiểu về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
Mục tiêu: Học sinh nắm được khái niệm và một số dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
Thực hiện: Hoạt động nhóm.
TB
NH
NH1
NH2
NH3
NH4
TB
GV
KG
HS nghiên cứu thông tin mục I sgk trang 65 kết hợp quan sát tranh vẽ hình 22
GV treo tranh hình 22: Đây là tranh vẽ mô tả một số dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể?
Trong đó:
Đây là nhiễm sắc thể ban đầu
Đây là nhiễm sắc thể chưa bị biến đổi
Cánh nhiễm sắc thể và tâm động.
Các ô vuông nhỏ và các chữ cái minh họa cho các đoạn nhiễm sắc thể. 
Mỗi ô vuông nhỏ được đặt bằng các chữ cái ứng với nó là các đoạn nhiễm sắc thể.
Mũi tên ngắn chỉ những đoạn nhiễm sắc thể sẽ bị biến đổi
Mũi tên dài chỉ quá trình dẫn đến đột biến
Lưu ý: Khi quan sát chú ý đến những đoạn nhiễm sắc thể có tô màu vàng.
Một em nhắc lại nhiễm sắc thể có cấu trúc điển hình ở thời kỳ nào của quá trình phân bào? Mô tả cấu trúc đó của nhiễm sắc thể?
Ở kỳ giữa của quá trình phân bào nhiễm sắc thể có cấu trúc điển hình.
Gồm hai cromatit (hai nhiễm sắc tử chị em) đính với nhau ở tâm động. Tâm động là điểm đính của nhiễm sắc thể vào sợi tơ vô sắc của thoi phân bào. Mỗi cromatit bao gồm chủ yếu là một phân tử ADN và Protein loại Histon.
Để tìm hiểu về các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, cả lớp hoạt động nhóm, mỗi tổ là một nhóm, các nhóm cử nhóm trưởng điều hành hoạt động của nhóm, thư ký ghi chép kết quả.
Nhóm 1, 2: trả lời câu hỏi 1,2.
Nhóm 3,4: trả lời câu hỏi 3, 4.
Sau khi hoàn thành câu hỏi của nhóm mình, các nhóm chú ý tới câu hỏi của nhóm bạn để bổ sung khi cần. 
Các nhóm dựa vào quan sát tranh vẽ và thông tin thảo luận và hoàn thành nội dung phiếu học tập sau:
PHIẾU HỌC TẬP
Câu 1: Các đoạn nhiễm sắc thể ban đầu so với các đoạn nhiễm sắc thể bị biến đổi cấu trúc có gì khác ?
Nhiễm sắc thể ban đầu đều gồm các đoạn xếp theo trình tự ABCDE. FGH 
Hình 22a: Nhiễm sắc thể bị biến đổi cấu trúc mất đoạn H
Hình 22b: Nhiễm sắc thể lặp lại đoạn BC
Hình 22c: Nhiễm sắc thể đảo đoạn BCD bằng đoạn DCB.
Câu 2: Đoạn nhiễm sắc thể bị biến đổi nằm ở vị trí nào trên nhiễm sắc thể (đầu mút, giữa, cánh,)?
Hình 22a: đoạn H nằm ở đầu mút của nhiễm sắc thể. 
Hình 22b: Đoạn BC nằm ở cánh của nhiễm sắc thể. 
Hình 22c: Đoạn BCD nằm ở cánh của nhiễm sắc thể. 
Câu 3: So sánh chiều dài của nhiễm sắc thể ban đầu với nhiễm sắc thể bị biến đổi cấu trúc?
Hình 22a: chiều dài của nhiễm sắc thể ban đầu lớn hơn chiều dài của nhiễm sắc thể bị biến đổi cấu trúc (vì mất đoạn H)
Hình 22b: chiều dài của nhiễm sắc thể ban đầu nhỏ hơn chiều dài của nhiễm sắc thể bị biến đổi cấu trúc (vì lặp lại đoạn BC)
Hình 22c: chiều dài của nhiễm sắc thể ban đầu bằng chiều dài của nhiễm sắc thể bị biến đổi cấu trúc (vì thay vị trí đoạn BCD bằng vị trí đoạn DCB). 
Câu 4: Mỗi hình đã quan sát minh họa cho dạng đột biến cấu trúc của nhiễm sắc thể nào?
Hình 22a: dạng mất đoạn
Hình 22b: dạng lặp đoạn
Hình 22c: dạng đảo đoạn
GV gọi các nhóm lần lượt báo cáo các nội dung câu hỏi thảo luận, nhóm khác nhận xét bổ sung 
GV chỉ tranh hoàn chỉnh đáp án.
® Tất cả các kiểu đột biến như trên được gọi là đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
Từ kết quả đã thống nhất, một em hãy cho biết thế nào là đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể?
Là những đột biến trong cấu trúc nhiễm sắc thể gồm các dạng: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn,
Vị trí đột biến cấu trúc có thể là ở đầu mút của nhiễm sắc thể hoặc nhằm trên cánh nhiễm sắc thể.
Chiều dài của nhiễm sức thể có thể bị giảm do mất đoạn hoặc dài thêm ra do lặp đoạn hoặc không thay đổi ở trường hợp đảo đoạn.
GV: 
Đây là ba dạng đột biến thường gặp trong cấu trúc nhiễm sắc thể.
Ngoài ba dạng trên, còn có một dạng nữa cũng khá phổ biến là hiện tượng chuyển đoạn: Là một kiểu cấu trúc lại nhiễm sắc thể mà đoạn bị đứt ra chuyển đến một vị trí mới trong cùng một nhiễm sắc thể hoặc chuyển sang một nhiễm sắc thể khác hoặc trao đổi đoạn giữa các nhiễm sắc thể tương đồng hoặc không tương đồng - sẽ được nghiên cứu ở những cấp học cao hơn.
Ở các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể đã nêu ở trên: có những dạng chỉ liên quan đến một nhiễm sắc thể (như mất đoạn và đảo đoạn) có những dạng khác thì liên quan đến 2 nhiễm sắc thể (lặp đoạn do trao đổi chéo không cân giữa 2 NST tương đồng và chuyển đoạn xảy ra giữa 2 NST không cùng cặp hay không tương đồng
Cũng có trường hợp chuyển đoạn xảy ra giữa nhiều NST không tương đồng, chúng tạo ra 1 vòng NST lớn ở kỳ giữa của quá trình giảm phân. Hiện tượng lặp đoạn còn có thể do trao đổi chéo không đều giữa 2 cromatit chị em.
Tóm lại: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể gồm nhiều dạng, trong đó phổ biến nhất là 3 dạng chúng ta đã nghiên cứu.
Đột biến cấu trúc NST và đột biến gen đã nghiên cứu có điểm gì khác biệt?
Đột biến gen xảy ra ở cấp độ phân tử, có khả năng xảy ra theo hướng ngược lại với những biến đổi đã xảy ra trước đó. Đa số là những đột biến nhỏ nên khó phát hiện được kiểu hình.
Đột biến NST xảy ra ở cấp độ tế bào, có thể dễ dàng phát hiện ra bằng nhiều phương pháp tế bào học và nhiều đột biến có thể phát hiện ra kiểu hình.
Là những đột biến trong cấu trúc nhiễm sắc thể gồm các dạng: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn,
GV
Chuyển:Vậy để tìm hiểu nguyên nhân nào dẫn đến sự phát sinh đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể? Ta xét:
II. Nguyên nhân phát sinh và tính chất đột biến nhiễm sắc thể: (12’)
Hoạt động II: Tìm hiểu về nguyên nhân và tính chất của đột biến cấu trúc NST.
Mục tiêu: HS nắm được nguyên nhân và tính chất của đột biến cấu trúc NST
Thực hiện: Hoạt động độc lập
TB
TB
KG
KG
TB
KG
HS nghiên cứu thông tin mục IIsgk trang 65
Từ thông tin một em cho biết nguyên nhân nào gây đột biến nhiễm sắc thể?
Do ảnh hưởng phức tạp của môi trường bên trong và môi trường bên ngoài của cơ thể tới NST , trong đó nguyên nhân chủ yếu là do các tác nhân vật lý và hóa học trong ngoại cảnh đã phá vỡ cấu trúc NST hoặc gây ra sự sắp xếp lại các đoạn của chúng.
HS nghiên cứu thông tin mục IIsgk trang 65
Từ thông tin một em cho biết nguyên nhân nào gây đột biến nhiễm sắc thể?
Do ảnh hưởng phức tạp của môi trường bên trong và môi trường bên ngoài của cơ thể tới NST , trong đó nguyên nhân chủ yếu là do các tác nhân vật lý và hóa học trong ngoại cảnh đã phá vỡ cấu trúc NST hoặc gây ra sự sắp xếp lại các đoạn của chúng.
Đột biến cấu trúc NST xuất hiện trong những trường hợp nào?
Do điều kiện tự nhiên hoặc do con người tạo ra.
GV: Có nhiều giả thiết về sự hình thành các kiểu đột biến cấu trúc NST:
Giả thiết đứt- nối cho rằng: Thường thì 95 đến 99% có NST bị dứt do tác động của tia phóng xạ hay tác nhân hóa học được hồi phục, liền trở lại sau vài phút đến vài giờ. Ngược lại một số đầu đứt được nối với các đầu đứt khác tạo ra nhiều kiểu cấu trúc NST hoàn toàn khác nhau.
Giả thiết trao đổi : nói rõ hơn về cấp độ đứt. Chiếu xạ vào pha G1 thì gây đứt NST, vào pha S thì vừa gây đứt NST vừa gây đứt Cromatit, còn pha G2 thì chỉ gây đứt Cromatit.
Giả thiết về cơ chế tái tổ hợp cũng dẫn đến đột biến cấu trúc NST (do nguyên nhân từ môi trường bên trong cơ thể)
Tìm ví dụ về hiện tượng đột biến cấu trúc NST?
Mất đoạn nhỏ ở đầu NST thứ 21 gây ung thư máu ở người
Enzim thủy phân tinh bột ở một giống lúa mạch có hoạt tính cao hơn nhờ hiện tượng lặp đoạn NST mang gen quy định Enzim này.
Từ ví dụ cho biết tính chất (lợi hại) của đột biến cấu trúc NST?
Đột biến cấu trúc NST thường có hại nhưng cũng có trường hợp có lợi
Vậy tại sao đột biến cấu trúc NST lại thường gây hại cho con người và sinh vật?
Trải qua quá trình tiến hóa lâu dài, các gen đã được sắp xếp hài hòa trên NST. Biến đổi cấu trúc NST làm thay đổi số lượng và cách sắp xếp gen trên đó nên thường gây hại cho sinh vật.
Cũng có trường hợp có lợi:
Mất đoạn NST ở ngô đã loại bỏ được những gen không mong muốn.
Hoặc lặp lại đoạn ở đại mạch làm tăng cường độ biểu hiện tính trạng.
Hoặc đảo đoạn góp phần làm tăng cường sự sai khác giữa các NST tương ứng trong các nòi thuộc cùng một loài.
Þ Đột biến cấu trúc NST với các dạng mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chỉ làm thay đổi tên gọi vị trí gen trên NST , còn hiện tượng đột biến chuyển đoạn NST lớn thường gây chết hoặc làm giảm khả năng sinh sản .
Þ Đột biến đảo đoạn NST thường ít ảnh hưởng tới sức sống của sinh vật, góp phần làm tăng cường sự sai khác giữa các NST tương ứng trong các nòi thuộc cùng một loài
Do ảnh hưởng phức tạp của môi trường bên trong và môi trường bên ngoài của cơ thể tới NST, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do các tác nhân vật lý và hóa học trong ngoại cảnh đã phá vỡ cấu trúc NST hoặc gây ra sự sắp xếp lại các đoạn của chúng.
Đột biến cấu trúc NST thường có hại nhưng cũng có trường hợp có lợi.
Củng cố, luyện tập: 5’
? HSTB: Đột biến cấu trúc NST là gì? Nêu từng dạng đột biến cấu trúc NST?
Là những đột biến trong cấu trúc nhiễm sắc thể gồm các dạng: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn,
? HSKG: Nguyên nhân nào gây ra biến đổi cấu trúc NST?
Do ảnh hưởng phức tạp của môi trường bên trong và môi trường bên ngoài của cơ thể tới NST , trong đó nguyên nhân chủ yếu là do các tác nhân vật lý và hóa học trong ngoại cảnh đã phá vỡ cấu trúc NST hoặc gây ra sự sắp xếp lại các đoạn của chúng.
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 1’
- Học bài và trả lời câu hỏi sgk trang 66
- Làm bài tập trong vở bài tập.
- Đọc mục” Em có biết”
- Đọc trước và chuẩn bị bài mới: Đột biến số lượng NST

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 23.doc