Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Quyết Thắng - Nguyễn Thị Thu Lan - Tiết 36 - Bài 33: Gây đột biến nhân tạo trong chọn giống

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Quyết Thắng - Nguyễn Thị Thu Lan - Tiết 36 - Bài 33: Gây đột biến nhân tạo trong chọn giống

a. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được tại sao phải chọn lọc tác nhân cụ thể khi gây đột biến. Một số phương pháp sử dụng tác nhân vật lý và hóa học để gây đột biến. Những điểm giống và khác nhau trong việc sử dụng các thể đột biến trong chọn giống vi sinh vật và thực vật. Giải thích được tại sao có sự sai khác đó.

b. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình, kỹ năng hoạt động nhóm và kỹ năng hoạt động độc lập của học sinh.

 

doc 8 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 3681Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Quyết Thắng - Nguyễn Thị Thu Lan - Tiết 36 - Bài 33: Gây đột biến nhân tạo trong chọn giống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:19.12.09 Ngày giảng:
9G: 23.12.09 (Dạy bù) 
TIẾT 36 - Bài 33:
GÂY ĐỘT BIẾN NHÂN TẠO TRONG CHỌN GIỐNG
Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp học sinh nắm được tại sao phải chọn lọc tác nhân cụ thể khi gây đột biến. Một số phương pháp sử dụng tác nhân vật lý và hóa học để gây đột biến. Những điểm giống và khác nhau trong việc sử dụng các thể đột biến trong chọn giống vi sinh vật và thực vật. Giải thích được tại sao có sự sai khác đó.
Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình, kỹ năng hoạt động nhóm và kỹ năng hoạt động độc lập của học sinh. 
Thái độ: Giáo dục thái độ say mê, yêu thích và nghiêm túc khi học bộ môn.
Chuẩn bị của GV và HS:
Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên sinh học lớp 9
 Tài liệu tham khảo” Di truyền học”
 Bảng phụ bảng, phiếu học tập
Học sinh: Đọc trước bài mới
Tiến trình bài dạy:
* Ổn định tổ chức: 9G:..
Kiểm tra bài cũ: ( Không kiểm tra miệng)
Đặt vấn đề vào bài mới: Trong chọn giống, đặc biệt là chọn giống cây trồng, người ta đã sử dụng các đột biến tự nhiên nhưng không nhiều vì những đột biến này chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ khoảng 0,1- 0,2 %. Từ những năm 20 thế kỷ 20, người ta đã gây những đột biến nhân tạo bằng các tác nhân vật lý và hóa học để tăng nguồn biến dị cho quá trình chọn lọc. Vậy gây đột biến nhân tạo trong chọn giống được tiến hành như thế nào?Ta xét bài hôm nay:
TIẾT 36: GÂY DỘT BIẾN NHÂN TẠO TRONG CHỌN GIỐNG
Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức trọng tâm
GV
Chuyển:Trong chọn giống, có thể sử dụng tác nhân vật lý để gây đột biến nhân tạo. Ta xét:	
I. Gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân vật lý: (13’)
Hoạt động I: Tìm hiểu về các tác nhân gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân vật lý
Mục tiêu: Học sinh nắm được tại sao phải chọn tác nhân cụ thể khi gây đột biến
Thực hiện: Hoạt động độc lập
TB
TB
TB
TB
TB
KG
TB
KG
TB
KG
HS nghiên cứu thông tin mục I/ sgk trang 96
Có những tác nhân vật lý nào dùng để gây đột biến nhân tạo?
Có ba loại tác nhân chính là:
Tia phóng xạ
Tia tử ngoại
Sốc nhiệt
Þ Ta lần lượt xét:
Các tia phóng xạ nào gây đột biến nhân tạo?
Tia X, gama, anpha, beta,chùm nơtron
Vậy bản thân các tia này gây đột biến nhân tạo bằng cách nào?
Khi xuyên qua các mô, chúng tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên ADN trong tế bào gây ra đột biến gen hoặc làm chấn thương nhiễm sắc thể gây ra đột biến nhiễm sắc thể.
Trong thực tế, người ta ứng dụng các tia phóng xạ ở chọn giống thực vật như thế nào?
Chiếu xạ với cường độ liều lượng thích hợp vào hạt nảy mầm, đỉnh sinh trưởng của thân và cành, hạt phấn, bầu nhụy,..
Gần đây người ta còn chiếu xạ vào mô thực vật nuôi cấy
Tia tử ngoại được sử dụng gây đột biến loại nào?
Đột biến gen
Tại sao tia tử ngoại chỉ dùng để gây đột biến gen?
Tia UV có bước sóng 2570 A0 được ADN hấp thụ nhiều nhất. Tia tử ngoại không có khả năng xuyên sâu nên chỉ dùng để sử lý các đối tượng có kích thước bé như vi sinh vật, bào tử, hạt phấn,.. gây đột biến gen.
Sốc nhiệt là gì?
Là sự tăng hay giảm nhiệt độ môi trường một cách đột ngột 
Tại sao sốc nhiệt cũng có khả năng gây đột biến?
Do sự thay đổi nhiệt độ đột ngột làm cho cơ chế bảo vệ sự cân bằng của cơ thể không điều chỉnh kịp nên gây chấn thương trong bộ máy di truyền hoặc làm tổn thương thoi phân bào gây rối loạn sự phân bào ảnh hưởng tới nhiễm sắc thể.
Sốc nhiệt thường gây đột biến loại nào?
Phát sinh các đột biến số lượng nhiễm sắc thể
Tại sao người ta phải chọn các tác nhân cụ thể để gây đột biến?
Vì tác nhân gây đột biến có nhiều tác dụng khác nhau tới cơ sở vật chất của tính di truyền
Tia phóng xạ có sức xuyên sâu dễ gây đột biến gen và đột biến số lượng NST
Tia tử ngoại có sức xuyên kém hơn chỉ dùng để sử lý các vật liệu có kích thước bé
Có loại hóa chất có tác động chuyên biệt đạc thù vơi từng loại Nu nhất định của gen.
Þ Do vậy khi gây đột biến nhân tạo cần chọn tác nhân cụ thể để gây đột biến.
Tia phóng xạ:
Tia X, gama, anpha, beta,chùm nơtron
Khi xuyên qua các mô, chúng tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên ADN trong tế bào gây ra đột biến gen hoặc làm chấn thương nhiễm sắc thể gây ra đột biến nhiễm sắc thể.
Tia tử ngoại: 
Tia tử ngoại không có khả năng xuyên sâu nên chỉ dùng để sử lý các đối tượng có kích thước bé như vi sinh vật, bào tử, hạt phấn,.. gây đột biến gen.
Sốc nhiệt: 
Là sự tăng hay giảm nhiệt độ môi trường một cách đột ngột 
Làm cơ chế bảo vệ sự cân bằng của cơ thể không điều chỉnh kịp gây chấn thương bộ máy di truyền hoặc làm tổn thương thoi phân bào gây rối loạn dẫn tới đột biến NST. 
GV
Chuyển:ngoài các tác nhân vạt lý gây đột biến nhân tạo, người ta còn sử dụng các tác nhân hóa học gây đột biến nhân tạo. Vậy có những tác nhân hóa học nào gây đột biến nhân tạo? Ta xét:
II. Gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân hóa học: (13’)
Hoạt động II: Tìm hiểu về tác nhân hóa học gây đột biến nhân tạo
Mục tiêu: HS nắm được tác nhân hóa học gây đột biến.
Thực hiện: Hoạt động độc lập
TB
KG
TB
KG
TB
TB
HS nghiên cứu thông tin mục II trang 96
Tác nhân hóa học có thể gây đột biến nhân tạo bằng cách nào?
Những hóa chất dùng để tạo đột biến gen khi vào tế bào chúng tác động trực tiếp lên phân tử ADN gây hiện tượng thay thế cặp Nucleotit này bằng cặp Nucleotit khác, gây ra mất hoặc thêm cặp Nucleotit.
Tại sao khi thấm vào tế bào, trên cơ sở nào mà người ta hy vọng có thể gây các đột biến theo ý muốn?
Có những loại hóa chất chỉ tác động đến một loại Nu xác định, trên cơ sở đó hứa hẹn chủ động gây ra các đột biến mong muốn.
Có những loại hóa chất nào có thể gây đột biến nhân tạo?
Phát hiện những hóa chất có hiệu quả gây đột biến vượt cả các tác nhân vật lý được gọi là siêu tác nhân đột biến: 
Etyn Metan sunphonat (EMS)
Nitro metyn ure (NMU)
Nitro eetyn ure (NEU)
Tại sao dùng cônxixin có thể gây ra các thể đa bội?
Vì khi thấm vào mô đang phân bào, cônxixin cản trở sự hình thành thoi vô sắc làm nhiễm sắc thể không phân ly
Người ta đã dùng các tác nhân hóa học để tạo ra các đột biến bằng phương pháp nào?
Thực vật: người ta có thể ngâm hạt khô hay hạt đang nảy mầm ở thời điểm nhất định trong dung dịch hóa chất có nồng độ thích hợp hoặc tiêm dung dịch vào bầu nhụy, quấn bông tẩm dung dịch hóa chất vào đỉnh sinh trưởng của thân hoặc chồi.
Động vật: Có thể cho hóa chất tác dụng lên tinh hoàn hoặc buồng trứng
Khi sử dụng các hóa chất gây đột biến cần lưu ý điều gì?
Do các hóa chất gây đột biến đều có tính độc cao,nguy hiểm cho người sử dụng nên khi dùng cần đeo khẩu trang và mang găng tay cao su, mặc quần áo bảo hộ
Tác nhân hóa học khi vào tế bào tác động trực tiếp lên phân tử ADN gây đột biến gen.
Tác nhân hóa học hứa hẹn khả năng chủ động điều khiển hướng đột biến. 
GV
Chuyển:Sau khi gây đột biến nhân tọa bằng các tác nhân vật lý và hóa học thì các đột biến này được sử dụng như thế nào trong chọn giống? Ta xét:
III. Sử dụng các đột biến nhân tạo trong chọn giống: (12’)
Hoạt động II: Tìm hiểu về các đột biến nhân tạo trong chọn giống
Mục tiêu: HS nắm được diểm giống và khác nhau trong việc sử dụng các đột biến nhân tạo trong chọn giống cây trồng
Thực hiện: Hoạt động độc lập của HS
TB
TB
TB
TB
TB
TB
KG
HS nghiên cứu thông tin mục III trang 97
Trong chọn giống vi sinh vật, phương pháp nào đóng vai trò chủ yếu?
Gây đột biến và chọn lọc
Có những hướng nào để chọn lọc?
Tùy theo đối tượng và mục đích chọn giống mà người ta chọn lọc theo các hướng khác nhau.
Chọn các thể đột biến tạo ra chất có hoạt tính cao: Từ các thể đột biến cho hoạt tính Penixilin cao, tạo ra bằng chiếu xạ bào tử, người ta tạo được chủng nấm penixilin có hoạt tính cao hơn 200 lầm dạng ban đầu.
Chọn các thể đột biến sinh trưởng mạnh để tăng sinh khối ở nấm men và vi khuẩn.
Chọn các thể đột biến giảm sức sống (yếu hơn dạng ban đầu) không còn khả năng gây bệnh mà đóng vai trò là một kháng nguyên, gây miễn dịch ổn định cho vật chủ chống được loại vi sinh vật đó. Trên nguyên tắc này, người ta đã tạo được các vacxin phòng bệnh cho người và gia súc.
Trong chọn giống cây trồng, việc sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống cây trồng khác như thế nào với chọn giống vi sinh vật?
Người ta chú ý tới các đột biến rút ngắn thời gian sinh trưởng cho năng xuất và chất lượng cao, kháng được nhiều loại sâu bệnh, khả năng chống chịu tốt với điều kiện bất lợi về nhiệt độ và đất đai- sẽ được nghiên cứu kỹ hơn ở bài 37.
Lấy ví dụ về việc sử dụng các đột biến nhân tạo trong chọn giống cây trồng?
Người ta đã trực tiếp sử dụng các thể đột biến từ một giống tốt đang được gieo trồng trong sản xuất để nhân lên với mục đích cải tiến một vài nhược điểm của giống đó để tạo ra một giống cây trồng mới tốt hơn.
Ví dụ:
Từ một thể đột biến không còn cảm ứng với cường độ chiếu sáng yếu và thời gian sinh trưởng ngắn (cảm quang) tạo ra bằng thực nghiệm từ một giống lúa tám thơm Hải hậu, người ta tạo ra giống lúa tám thơm đột biến.
Giống lúa này trồng được trong vụ xuân, chịu khô hạn khá tốt, thích nghi gieo trồng trên đất cao, nghèo dinh dưỡng ở vùng trung du và miền núi nhưng vẫn giữ được mùi thơm của giống gốc. Điều đó đã góp phần khắc phục tình trạng khan hiếm gạo tám thơm trong các tháng từ tháng 6 đến tháng 11.
Người ta sử dụng các thể đột biến có ưu điển từng mặt để lai với nhau để tạo ra giống mới. Ví dụ giống lúa A20 là kết quả của việc lai giữa hai dòng đột biến H20 và H30.
Sử dụng các thể đột biến ở thể đa bội ( ở dâu tằm, dương liễu, dưa hấu ) để tạo ra các giống cây trồng đa bội có năng xuất cao phẩm chất tốt.
Việc sử dụng đột biến nhân tạo ở vi sinh vật và chọn giống cây trồng đều có đặc điểm gì chung?
Đều sử dụng phương pháp gây đột biến rồi chọn lọc
Sử dụng đột biến nhân tạo ở vi sinh vật và chọn giống cây trồng đều có đặc điểm gì khác?
Chọn giống ở vi sinh vật
Chọn giống cây trồng
Tùy thuộc vào đối tượng và mục đích chọn giống mà người ta chọn lọc theo các hướng khác nhau
Chọn các thể đột biến tạo ra chất có hoạt tính cao: 
Chọn các thể đột biến sinh trưởng mạnh để tăng sinh khối ở nấm men và vi khuẩn.
Chọn các thể đột biến giảm sức sống không còn khả năng gây bệnh mà đóng vai trò là một kháng nguyên, gây miễn dịch ổn định cho vật chủ chống được loại vi sinh vật đó. 
Người ta chú ý tới các đột biến rút ngắn thời gian sinh trưởng cho năng xuất và chất lượng cao, kháng được nhiều loại sâu bệnh, khả năng chống chịu tốt với điều kiện bất lợi về nhiệt độ và đất đai.
Tại sao người ta ít sử dụng phương pháp gây đột biến nhân tạo trong chọn giống vật nuôi?
Do ở vật nuôi tác nhân gây đột biến dễ gây chết và gây bất thụ.
Trong chọn giống vi sinh vật, phương pháp nào đóng vai trò chủ yếu là gây đột biến và chọn lọc. 
Tùy đối tượng và mục đích chọn giống mà người ta chọn lọc theo các hướng khác nhau: Chọn các thể đột biến tạo ra chất có hoạt tính cao, chọn các thể đột biến sinh trưởng mạnh hoặc chọn các thể đột biến giảm sức sống
(HS đọc kết luận chung- sgk trang 98)
* KLC/ trang 98
Củng cố, luyện tập: 5’
? HSKG: Tại sao người ta phải chọn các tác nhân cụ thể để gây đột biến?
Vì tác nhân gây đột biến có nhiều tác dụng khác nhau tới cơ sở vật chất của tính di truyền
Tia phóng xạ có sức xuyên sâu dễ gây đột biến gen và đột biến số lượng NST
Tia tử ngoại có sức xuyên kém hơn chỉ dùng để sử lý các vật liệu có kích thước bé
Có loại hóa chất có tác động chuyên biệt đạc thù vơi từng loại Nu nhất định của gen.
Þ Do vậy khi gây đột biến nhân tạo cần chọn tác nhân cụ thể để gây đột biến.
? HSTB: Nêu những thành tựu của sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống?
Bằng thực nghiệm từ một giống lúa tám thơm Hải hậu, người ta tạo ra giống lúa tám thơm đột biến.
Người ta sử dụng các thể đột biến có ưu điển từng mặt để lai với nhau để tạo ra giống mới. Ví dụ giống lúa A20 là kết quả của việc lai giữa hai dòng đột biến H20 và H30.
Sử dụng các thể đột biến ở thể đa bội ( ở dâu tằm, dương liễu, dưa hấu ) để tạo ra các giống cây trồng đa bội có năng xuất cao phẩm chất tốt.
Chọn các thể đột biến tạo ra chất có hoạt tính cao: Chọn các thể đột biến sinh trưởng mạnh để tăng sinh khối ở nấm men và vi khuẩn.
Chọn các thể đột biến giảm sức sống (yếu hơn dạng ban đầu) không còn khả năng gây bệnh mà đóng vai trò là một kháng nguyên, gây miễn dịch ổn định cho vật chủ chống được loại vi sinh vật đó. 
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 1’
- Học bài và trả lời câu hỏi sgk trang 98. Làm bài tập trong vở bài tập. Đọc mục” Em có biết”. Đọc trước và chuẩn bị bài mới: Thoái hóa do tự thụ phấn và giao phối gần.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 36.doc