Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Quyết Thắng - Nguyễn Thị Thu Lan - Tiết 37 - Bài 34: Thoái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gần

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Quyết Thắng - Nguyễn Thị Thu Lan - Tiết 37 - Bài 34: Thoái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gần

a. Về kiến thức: Giúp học sinh hiểu được và trình bày được nguyên nhân thoái hóa do tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật. Vai trò của hai trường hợp trên trong chọn giống. Trình bày được phương pháp tạo dòng thuần thuần ở cây giao phấn (cây ngô)

b. Về kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình, kỹ năng hoạt động nhóm và kỹ năng hoạt động độc lập của học sinh.

 

doc 6 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 4677Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Quyết Thắng - Nguyễn Thị Thu Lan - Tiết 37 - Bài 34: Thoái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gần", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 1.1.09 Ngày dạy:
Dạy lớp 9G: 05/01/2009 
TIẾT 37 - Bài 34:
 THOÁI HÓA 
DO TỰ THỤ PHẤN VÀ DO GIAO PHỐI GẦN
Mục tiêu:
Về kiến thức: Giúp học sinh hiểu được và trình bày được nguyên nhân thoái hóa do tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật. Vai trò của hai trường hợp trên trong chọn giống. Trình bày được phương pháp tạo dòng thuần thuần ở cây giao phấn (cây ngô)
Về kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình, kỹ năng hoạt động nhóm và kỹ năng hoạt động độc lập của học sinh. 
Về thái độ: Giáo dục thái độ say mê, yêu thích và nghiêm túc khi học bộ môn.
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Chuẩn bị của giáo viên: 
 Giáo án, sgk, sách giáo viên sinh học lớp 9
	Tranh vẽ phóng to các hình 34.1 đến 34.3
	Bảng phụ bảng, phiếu học tập
Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài mới
Tiến trình bài dạy:
* Ổn định tổ chức: 9G:..
Kiểm tra bài cũ: (Không kiểm tra miệng)
* Đặt vấn đề vào bài mới: Trong thực tế, để tránh hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gần qua nhiều thế hệ, người ta dùng phương pháp tạo dòng thuần. Vậy để hiểu tại sao tự thụ phấn hoặc giao phối gần dẫn tới hiện tượng thoái hóa giống? Tại sao phương pháp tạo dòng thuần lại được sử dụng để tránh hiện tượng thoái hóa giống? Ta xét bài hôm nay:
TIẾT 37: THOÁI HÓA DO TỰ THỤ PHẤN VÀ DO GIAO PHỐI GẦN
Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Phần ghi của học sinh
GV
Chuyển:Hiện tượng thoái hóa giống qua dòng tự thụ và hiện tượng thoái hóa do giao phối gần ở động vật diễn ra như thế nào? Ta xét nội dung phần thứ nhất của bài:	
Hiện tượng thoái hóa : (19’)
Hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn ở cây giao phấn:
Hoạt động I: Tìm hiểu về hiện tượng thoái hóa
Mục tiêu: Học sinh hiểu được và trình bày được nguyên nhân thoái hóa của tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật
Thực hiện: Hoạt động độc lập của HS
TB
GV
KG
TB
GV
TB
TB
KG
Hs nghiên cứu thông tin mục I sgk trang 99 kết hợp quan sát hình vẽ 34.1/ 99
Dựa vào tranh vẽ, em có nhận xét gì khi so sánh đặc điểm của dạng ban đầu so với cây tự thụ phấn sau 1 đến 7 thế hệ?
So với dạng ban đầu, cây tự thụ phấn sau 1 đến 7 thế hệ có đặc điểm:
sức sống kém dần
phát triển chậm
chiểu cao cây giảm
năng xuất giảm dần, nhiều cây bị chết.
Ở nhiều dạng bộc lộ các đặc điểm có hại như: bạch tạng, thân lùn, bắp dị dạng và kết hạt rất ít.
Ví dụ: Trong thí nghiệm một giống ngô cao 2,93 m, có năng xuất 47,6 tạ/ha nếu bị bắt buộc tự thụ phấn qua nhiều thế hệ 
(15 thế hệ) thì chiều cao cây chỉ còn 2,46 m, năng xuất 24,1 tạ/ha.
Đến thế hệ thứ 30 cây cao trung bình 2,34m, năng xuất 15,2 tạ/ha.
Từ kiến thức đã khai thác và ví dụ cho biết hiện tượng thoái hóa ở cây giao phấn xảy ra khi nào?
Khi cây giao phấn bị bắt buộc tự thụ phấn qua nhiều thế hệ
Hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn ở cây giao phấn được biểu hiện như thế nào?
Các cá thể của các thế hệ kế tiếp có sức sống kém dần biểu hiện ở phát triển chậm, chiều cao và năng xuất cây giảm dần, nhiều cây bị chết, ở nhiều dòng bộc lộ nhiều đặc điểm có hại
® Với biểu hiện của hiện tượng thoái hóa ở cây giao phấn như đã nghiên cứu thì hiện tượng thoái hóa do giao phối gần ở động vật có gì khác không? Ta chuyển xét tiếp:
HS nghiên cứu thông tin mục 2 sgk trang 99
Dựa vào thông tin đã nghiên cứu cho biết thế nào là giao phối gần?
Giao phối gần hay giao phối cận huyết là sự giao phối giữa con cái sinh ra từ một cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ và con cái.
Quan sát hình 34.2
Giao phối gần dẫn đến những hậu quả gì ở động vật?
làm bê non sinh ra có cột sống ngắn
làm gà con có đầu dị dạng và chân ngắn.
® những hiện tượng trên được gọi là hiện tượng thoái hóa giống
Từ tranh vẽ và kiến thức đã khai thác, nêu những biểu hiện của hiện tượng thoái hóa giống do giao phối gần ở Động vật?
Sinh trưởng phát triển yếu, khả năng sinh sản giảm, quái thai dị dạng bẩm sinh, chết non.
Với cây giao phấn nếu bị bắt buộc tự thụ phấn qua nhiều thế hệ dẫn tới hiện tượng thoái hóa được biểu hiện: Các cá thể của các thế hệ kế tiếp có sức sống kém dần biểu hiện ở phát triển chậm, chiều cao và năng xuất cây giảm dần, nhiều cây bị chết, ở nhiều dòng bộc lộ nhiều đặc điểm có hại như bạch tạng, thân lùn
Hiện tượng thoái hóa do giao phối gần ở động vật:
Giao phối gần hay giao phối cận huyết là sự giao phối giữa con cái sinh ra từ một cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ và con cái.
Do giao phối gần gây hiện tượng thoái hóa ở thế hệ sau: Sinh trưởng phát triển yếu, khả năng sinh sản giảm, quái thai dị dạng bẩm sinh, chết non
GV
Chuyển:Tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật đều gây ra hiện tượng thoái hóa. Vậy nguyên nhân nào gây hiện tượng thoái hóa? Ta xét nội dung phần thứ hai của bài:
II. Nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa: (12’)
Hoạt động II: Tìm hiểu về nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa
Mục tiêu: HS nắm được nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa
Thực hiện: Hoạt động nhóm và độc lập của HS
NH
TB
Quan sát tranh 34.3 kết hợp nghiên cứu thông tin mục II sgk trang 100
Màu vàng biểu thị tỉ lệ dị hợp
I1 đến I2: biểu thị cho đời sau
Màu xanh biểu thị tỉ lệ đồng hợp
Quan sát và nghiên cứu, cả lớp hoạt động nhóm. Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi sau:
Qua các thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết, tỉ lệ thể đồng hợp và tỉ lệ thể dị hợp biến đổi như thế nào?
Tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết sẽ làm cho tỉ lệ dị hợp tử giảm dần, tỉ lệ thể đồng hợp sẽ tăng lên (kể cả đồng hợp tử về gen trội và gen lặn) làm xuất hiện các tính trạng lặn, mà tính trạng lặn thường là tính trạng xấu.
Tại sao tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật lại gây ra hiện tượng thoái hóa?
Vì cả hai trường hợp trên đều tạo ra các cặp gen lặn đồng hợp nên thường biểu hiện tính trạng lặn (là tính trạng xấu)
Tại sao ở một số loài thực vật (đậu Hà lan, cà chua,..) hoặc ở một số loài động vật tự thụ phấn hoặc giao phối gần không gây ra hiện tượng thoái hóa?
Do ở các loài này hiện tại chúng đang mang những cặp gen ở thể đồng hợp không gây hại cho chúng.
GV gọi các nhóm báo cáo, nhóm khác bổ sung cho hoàn chỉnh
Từ nội dung đã thảo luận, một em hãy nêu nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa?
Ở cây giao phấn, các gen đa số ở thể dị hợp Aa. khi tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ, các cặp gen dị hợp đi dần vào trạng thái đồng hợp AA, aa Trong đó ở thể đồng hợp lặn là tính trạng xấu được biểu hiện gây ra hiện tượng thoái hóa.
Ở động vật, giao phối gần làm giảm tỉ lệ dị hợp, tăng dần thể đồng hợp ® do đó tính trạng lặn là tính trạng xấu được biểu hiện.
Tự thụ phấn đối với cây giao phối hoặc giao phối gần đối với động vật gây ra hiện tượng thoái hóa do tạo ra các cặp gen lặn đồng hợp gây hại.
GV
Chuyển:Tự thụ phấn hoặc giao phối gần đều gây ra hiện tượng thoái thế nhưng trong chọn giống cả hai trường hợp trên đều có những vai trò nhất định. Vậy vai trò của chúng như thế nào? Ta xét tiếp:
Vai trò của tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết trong chọn giống: (8’)
Hoạt động II: Tìm hiểu về vai trò của tự thụ phấn và giao phối gần
Mục tiêu: HS nắm được vai trò của tự thụ phấn và giao phối gần trong chọn giống
Thực hiện: Hoạt động cá nhân
TB
GV
KG
HS nghiên cứu thông tin mục III trang 101
Dựa vào thông tin, cho biết vài trò của tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần trong chọn giống?
Trong chọn giống, người ta dùng phương pháp này để củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần (có các cặp gen đồng hợp), thuận lợi cho việc đánh giá kiểu gen của từng dòng, phát hiện các gen xấu để loại ra khỏi quần thể.
Phương pháp tạo dòng thuần ở cây giao phấn được tiến hành theo những bước sau:
Dùng túi cách ly hoa để ngăn sự giao phấn
Khi nhụy và nhị chín, lấy phấn của cây nào thì rắc lên đầu nhụy của cây đó.
Hạt của mỗi cây được gieo riêng
Chọn lọc những cây có đặc tính mong muốn, cho tự thụ phấn qua nhiều thế hệ.
Phương pháp tạo dòng thuần ở sinh vật đơn tính: cần chú ý đặc biệt đến con đực vì qua thụ tinh, con đực có thể truyền các đặc tính của nó cho nhiều con cháu. Nhất là đối với kỹ thuật thụ tinh đã phát triển như hiện nay. Dựa vào đàn con đông có thể chọn những con có đặc tính giống con đực đầu dòng.
Ngoài phương pháp tạo dòng thuần bằng giao phối gần, giao phối gần còn được sử dụng trong trường hợp phát hiện các gen xấu, loại bỏ chúng ra khỏi đàn gia súc, vì trong dòng thuần, các gen lặn thường được biểu hiện.
Tại sao trong tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hóa nhưng vẫn được người ta sử dụng trong chọn giống?
Do những phương pháp này có thể giúp củng cố và duy trì những đặc tính mong muốn, tạo dòng thuần (có các cặp gen đồng hợp)
Trong chọn giống, người ta dùng phương pháp này để củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần (có các cặp gen đồng hợp), thuận lợi cho việc đánh giá kiểu gen của từng dòng, phát hiện các gen xấu để loại ra khỏi quần thể.
(HS đọc kết luận chung- sgk trang 101)
* KLC/ trang 101
Củng cố, luyện tập: 5’
? HSTB: Trả lời các câu hỏi sau bằng cách chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau:
Hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn và giao phối gần là:
Do các gen lặn có hại chuyển từ trạng thái dị hợp sang trạng thái đồng hợp gây hại.
Do các gen lặn có hại chuyển từ trạng thái đồng hợp sang trạng thái dị hợp
Cả a và b đều đúng
Cả a và b đều sai.
Vai trò của phương pháp tự thụ phấn và giao phối gần trong chọn giống là:
Vì chúng đều gây ra hiện tượng thoái hóa.
Củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần, thuận lợi cho việc đánh giá kiểu gen của từng dòng, phát hiện gen xấu để loại bỏ chúng khỏi quần thể.
Cả a và b đều đúng.
Cả a và b đều sai.
 d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 1’
- Học bài và trả lời câu hỏi sgk trang 101
- Làm bài tập trong vở bài tập.
- Đọc mục” Em có biết”
- Đọc trước và chuẩn bị bài mới: Ưu thế lai.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 37.doc