Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Quyết Thắng - Nguyễn Thị Thu Lan - Tiết 38 - Bài 35: Ưu thế lai

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Quyết Thắng - Nguyễn Thị Thu Lan - Tiết 38 - Bài 35: Ưu thế lai

a. Về kiến thức: Giúp học sinh nắm được khái niệm ưu thế lai, cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai, lý do không dùng cơ thể lai F1 để nhân giống, các biện pháp duy trì ưu thế lai. Trình bày được các phương pháp thường dùng để tạo ưu thế lai. Hiểu và trình bày được khái niệm lai kinh tế và phương pháp thường dùng để tạo cơ thể lai kinh tế ở nước ta.

doc 7 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 2528Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Quyết Thắng - Nguyễn Thị Thu Lan - Tiết 38 - Bài 35: Ưu thế lai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01/01/09 Ngày giảng:
 Dạy lớp 9G:  
TIẾT 38 - Bài 35:
 ƯU THẾ LAI
Mục tiêu:
Về kiến thức: Giúp học sinh nắm được khái niệm ưu thế lai, cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai, lý do không dùng cơ thể lai F1 để nhân giống, các biện pháp duy trì ưu thế lai. Trình bày được các phương pháp thường dùng để tạo ưu thế lai. Hiểu và trình bày được khái niệm lai kinh tế và phương pháp thường dùng để tạo cơ thể lai kinh tế ở nước ta.
Vê kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình, kỹ năng hoạt động nhóm và kỹ năng hoạt động độc lập của học sinh. 
Về thái độ: Giáo dục thái độ say mê, yêu thích và nghiêm túc khi học bộ môn.
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên sinh học lớp 9
 Tranh vẽ phóng to các hình 35
 Bảng phụ bảng, phiếu học tập
Học sinh: Đọc trước bài mới
Tiến trình bài dạy:
* Ổn định tổ chức: 9G:
Kiểm tra bài cũ: (4’ - kiểm tra miệng)
?HSTB: Nêu biểu hiện của hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn ở cây giao phấn và do giao phối gần ở động vật?
 5 điểm: Với cây giao phấn nếu bị bắt buộc tự thụ phấn qua nhiều thế hệ dẫn tới hiện tượng thoái hóa được biểu hiện: Các cá thể của các thế hệ kế tiếp có sức sống kém dần biểu hiện ở phát triển chậm, chiều cao và năng xuất cây giảm dần, nhiều cây bị chếtt, ở nhiều dòng bộc lộ nhiều đặc điểm có hại như bạch tạng, thân lùn
5 điểm: Giao phối gần hay giao phối cận huyết là sự giao phối giữa con cái sinh ra từ một cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ và con cái. Do giao phối gần gây hiện tượng thoái hóa ở thế hệ sau: Sinh trưởng phát triển yếu, khả năng sinh sản giảm, quái thai dị dạng bẩm sinh, chết non
Đặt vấn đề vào bài mới: Trong thực tế, người ta thường sử dụng ưu thế lai trong cây trồng và vật nuôi. Vậy thế nào là ưu thế lai? Phương pháp nào có thể tạo ra ưu thế lai ở cây trồng và vật nuôi? Ta xét bài hôm nay:
TIẾT 38: ƯU THẾ LAI
Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức trọng tâm
GV
Chuyển:Để tìm hiểu thế nào là ưu thế lai? Ta xét nội dung phần thứ nhất của bài:	
I. Hiện tượng ưu thế lai: (7’)
Hoạt động I: Tìm hiểu về hiện tượng ưu thế lai
Mục tiêu: Học sinh nắm được khái niệm, cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai.
Thực hiện: Hoạt động cá nhân
TB
TB
KG
TB
HS quan sát hình 35, nghiên cứu thông tin mục I sgk trang 102
Hiện tượng ưu thế lai ở cây ngô:
a và c: cây và bắp ngô ở hai dòng tự thụ phấn
b: cây và bắp ngô của cơ thể lai F1
Quan sát tranh vẽ, em có nhận xét gì về cây và bắp ngô của hai dòng tự thụ phấn so với cây và bắp ngô của cơ thể lai F1?
Cây và bắp ngô của cơ thể lai F1 to hơn hẳn so với cây và bắp ngô ở hai dòng tự thụ phấn.
® Hiện tượng như trên được gọi là hiện tượng ưu thế lai.
Vậy thế nào là hiện tượng ưu thế lai?
Hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, chống chịu tốt, các tính trạng năng xuất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ được gọi là ưu thế lai.
Hiện tượng ưu thế lai biểu hiện rõ nhất khi nào?
Biểu hiện rõ nhất trong trường hợp lai giữa các dòng thuần có kiểu gen khác nhau.
Þ Bản chất ưu thế lai khá phức tạp, có nhiều cách giải thích. Một trong những cách giải thích đó là: khi giao phối giữa hai dòng thuần, các gen lặn đi vào trạng thái dị hợp và chỉ có những gen trội mới được biểu hiện thành tính trạng.
Một em hãy lấy ví dụ về ưu thế lai ở thực vật và động vật?
Ở thực vật: khi lai các thứ cây trồng (cà chua hồng Việt nam với cà chua Ba lan)
Ở động vật: Các nòi vật nuôi (gà Đông cảo lai với gà ri) thuộc cùng một loài hoặc giữa hai loài khác nhau (như vịt với ngan)
GV: Đáng chú ý là ưu thế lai được biểu hiện cao nhất ở F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ sau.
Ưu thế lai: là hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, chống chịu tốt, các tính trạng năng xuất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ.
Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất trong trường hợp lai giữa các dòng thuần có kiểu gen khác nhau.
GV
Chuyển:Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, chống chịu tốt, các tính trạng năng xuất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng ưu thế lai? Ta xét: 
II. Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai: (10’)
Hoạt động II: Tìm hiểu về nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai.
Mục tiêu: HS nắm được nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai
Thực hiện: Hoạt động cá nhân.
TB
KG
KG
HS nghiên cứu thông tin mục II trang 102
Về phương diện di truyền, các chỉ tiêu về năng xuất, hình tháido gen nào quy định?
Do nhiều gen trội quy định.
GV: Ở mỗi dạng bố mẹ thuần chủng, nhiều gen lặn ở trạng thái đồng hợp biểu hiện một số đặc điểm xấu.
Vậy tại sao khi lai hai dòng thuần, ưu thế lai biểu hiện rõ nhất?
Vì hầu hết các cặp gen ở trạng thái dị hợp, trong đó chỉ có gen trội mới được biểu hiện thành tính trạng ở cơ thể lai F1?
Ví dụ: Một dòng thuần mang hai gen trội lai với
một dòng thuần mang một gen trội sẽ cho cơ thể lai F1 mang 3 gen trội có lợi.
P: AAbbCC × aaBBcc
 ® F1: AaBbCc
Tại sao ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở đời lai F1 và giảm dần qua các thế hệ sau?
Ở một số tính trạng số lượng thường do nhiều gen quy định, sang các thế hệ sau, hiện tượng ưu thế lai giảm dần do tỉ lệ dị hợp giảm dần, tỉ lệ đồng hợp tăng dần (bởi vì có hiện tượng tạo các cặp gen đồng hợp).
Như vậy: Sự tập trung các gen trội có lợi ở cơ thể lai F1 là nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai.
Khi lai hai dòng thuần, ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở cơ thể F1 vì hầu hết các cặp gen ở trạng thái dị hợp, trong đó chỉ có gen trội mới được biểu hiện thành tính trạng ở cơ thể lai F1.
Þ Sự tập trung các gen trội có lợi ở cơ thể lai F1 là nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai
GV
Chuyển:Hiện tượng ưu thế lai được tạo ra băng những phương pháp nào? Ta xét:
III. Các phương pháp tạo ưu thế lai: (18’)
Hoạt động II: Tìm hiểu về phương pháp tạo ưu thế lai
Mục tiêu: HS nắm được phương pháp tạo ưu thế lai
Thực hiện: Hoạt động cá nhân
TB
TB
TB
KG
TB
TB
TB
TB
KG
TB
HS nghiên cứu thông tin mục III trang 103
Dựa vào thông tin, để tạo ra ưu thế lai ở thực vật, người ta chủ yếu sử dụng những phương pháp nào?
Phương pháp lai khác dòng.
Phương pháp lai khác dòng được tiến hành như thế nào?
Tạo hai dòng tự thụ phấn rồi cho chúng giao phấn với nhau.
Phương pháp trên được áp dụng rộng rãi trên các đối tượng nào?
Ở ngô
GV: Từ những năm đầu thế kỷ 20. người ta đã tạo ra nhiều giống ngô lai F1 có năng xuất cao hơn từ 25- 30% so với các giống ngô tốt nhất đang được sử dụng trong sản xuất.
Ví dụ:
Ngô lai là một tiến bộ kỹ thuật nổi bật của thế kỷ 20. Người ta đã tạo dòng tự thụ phấn (dòng thuần) thử khả năng lai với các dòng thuần khác, xác định tổ hợp lai ưu tú rồi sản xuất thử, giới thiệu cho sản xuất.
Giống ngô lai LVN10 thuộc nhóm giống ngô dài ngày được tạo ra do lai giữa hai dòng thuần (lai đơn) vụ xuân có thời gian sinh trưởng là 125 ngày, chịu hạn tốt, chống đỡ và kháng sâu bệnh tốt, có thể đạt năng xuất 8 đến 12 tấn trên 1 ha, cùng nhóm còn có giống LVN98 và HQ2000
Giống ngô lai LVN4 đại diện cho nhóm trung ngày, khả năng thích ứng rộng, có thể đạt 8 đến 10 tấn trên 1 ha. Thuộc các nhóm này còn có giống LVN12 và và LVN31 (giống lai kép)
Giống ngô lai LVN30 là giống lai đơn ngắn ngày, chống đỡ tốt, thích hợp với vụ đông xuân trên chân đất lầy thụt, có thể đạt 6 đến 8 tấn trên 1 ha. Cùng nhóm có các giống LVN24, LVN25.
Phương pháp tạo ưu thế lai khác dòng còn được áp dụng trên những cây trồng nào?
Ở lúa tạo ra các giống lúa lai F1 cho năng xuất tăng từ 20- 40% so với các giống lúa tốt nhất. Đây là thành tựu nổi bật của thế kỷ 20.
Ngoài phương pháp lai khác dòng, người ta còn sử dụng phương pháp nào để tạo ưu thế lai và giống mới?
Phương pháp lai khác thứ
GV: Phương pháp lai khác thứ là những tổ hợp lai giữa hai thứ hoặc tổng hợp nhiều thứ của cùng một loài.
Ví dụ:
Giống lúa DT17 được tạo ra từ tổ hợp giữa giống lúa DT10 với OM80 có khả năng cho năng xuất cao của DT10 và cho chất lượng gạo cao của OM80. Ở cây, ưu thế lai biểu hiện rõ ở đời lai F1 và giảm dần qua các thể hệ sau.
Vậy để khắc phục hiện tượng ưu thế lai giảm dần qua các thế hệ sau người ta thường sử dụng biện pháp nào?
Nhân giống vô tính bằng giâm cành, chiết cành, ghép cây và nhân giống vô tính trong ống nghiệm (vi nhân giống).
Þ Có thể dùng phương pháp lai khác dòng và lai khác thứ để tạo ưu thế lai và giống mới ở cây trồng. Vậy muốn tạo ưu thế lai ở vật nuôi người ta dùng phương pháp nào? Ta xét tiếp:
HS nghiên cứu thông tin mục 2- trang 103
Đối với vật nuôi, để tạo ra ưu thế lai người ta dùng phương pháp nào?
Phương pháp lai kinh tế.
Vậy phương pháp lai kinh tế được tiến hành như thế nào?
Là cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần chủng khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm, không dùng con lai F1 làm giống.Cách làm như trên được gọi là phương pháp lai kinh tế.
Tại sao con lai F1 không dùng làm giống mà chỉ được dùng làm sản phẩm?
Do nếu dùng con lai F1 làm giống sẽ dẫn đến thế hệ tiếp theo có sự phân ly dẫn tới sự gặp nhau của các gen lặn gây hại
Phương pháp phổ biến trong lai kinh tế ở nước ta là gì?
Dùng con cái thuộc giống trong nước cho giao phối với con đực cao sản thuộc giống thuần nhập nội tạo con lai có khả năng thích nghi cao với điều kiện khí hậu, điều kiện chăn nuôi của giống mẹ và có sức tăng sản của bố. 
Ví dụ: 
Lợn lai kinh tế Ỉ Móng cái lai với lợn Đại bạch có sức sống cao, lợn con mới đẻ đã nặng 0,7 đến 0,8 kg, tăng trọng nhanh (10 tháng tuổi đã đạt 80- 100 kg), tỉ lệ thịt nạc cao hơn.
Ngày nay, nhờ kỹ thuật giữ tinh đông lạnh, thụ tinh nhân tạo và kỹ thuật kích thích nhiều trứng rụng cùng một lúc để thụ tinh, việc tạo con lai kinh tế đối với bò và lợn có nhiều thuận lợi.
Phương pháp tạo ưu thế lai ở cây trồng:
Để tạo ưu thế lai ở cây trồng, người ta dùng phương pháp lai khác dòng:
Tạo hai dòng tự thụ phấn với nhau
Cho chúng giao phấn với nhau
Ngoài ra. phương pháp lai khác thứ cũng tạo ra ưu thế lai và giống mới.
Phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi:
Người ta chủ yếu dùng phương pháp lai kinh tế để tạo ưu thế lai ở vật nuôi.
Lai kinh tế: Là cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần chủng khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm, không dùng con lai F1 làm giống.
Þ Không dùng con lai F1 làm giống vì ở thế hệ tiếp theo có sự phân ly dẫn tới sự gặp nhau của các gen lặn gây hại
Phổ biến là dùng con cái thuộc giống trong nước cho giao phối với con đực cao sản thuộc giống thuần nhập nội tạo con lai có khả năng thích nghi cao với điều kiện khí hậu, điều kiện chăn nuôi của giống mẹ và có sức tăng sản của bố.
(HS đọc kết luận chung- sgk trang 104)
* KLC/ trang 104
Củng cố, luyện tập: 5’
? HSTB: Ưu thế lai là gì? Cho biết cơ sở di truyền của hiện tượng trên? Tại sao không dùng con lai F1 để nhân giống? Muốn duy trì ưu thế lai thì phải dùng phương pháp gì?
Ưu thế lai: Là hiện tượng con lai F1 khỏe hơn, sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, sức chống chịu tốt, các tính trạng hình thái và năng xuất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội hơn cả hai dạng bố mẹ.
Cơ sở di truyền: Sự tập trung các gen trội có lợi ở cơ thể F1 là nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai.
Không dùng con lai F1 để nhân giống vì ở đời sau, qua phân ly sẽ dẫn đếnsự xuất hiện các kiểu gen đồng hợp về các gen lặn có hại, ưu thế lai giảm dần.
Muốn duy trì ưu thế lai ở cây trồng: Nhân giống vô tính bằng giâm cành, chiết cành, ghép cây và nhân giống vô tính trong ống nghiệm (vi nhân giống).
? HSKG: Trong chọn giống cây trồng dùng phương pháp nào để tạo ưu thế lai ở cây trồng? Phương pháp nào được dùng phổ biến hơn? Vì sao?
Lai khác dòng và lai khác thứ là phương pháp sử dụng để tạo ưu thế lai.
Phương pháp lai khác dòng được sử dụng phổ biến hơn.
? HSTB: Lai kinh tế là gì? Ở nước ta lai kinh tế được thực hiện dưới hình thức nào?
- Lai kinh tế là phép lai giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần chủng khác nhau rồi dùng con lai F1 không dùng làm giống.
- Ở Việt nam phổ biến là dùng con cái thuộc giống trong nước giao phối với con đực cao sản thuộc giống nhập nội.
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 1’
- Học bài và trả lời câu hỏi sgk trang 104
- Làm bài tập trong vở bài tập.
- Đọc mục” Em có biết”
- Đọc trước và chuẩn bị bài mới: Các phương pháp chọn lọc

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 38.doc