Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Quyết Thắng - Nguyễn Thị Thu Lan - Tiết 40 - Bài 37: Thành tựu chọn giống ở Việt Nam

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Quyết Thắng - Nguyễn Thị Thu Lan - Tiết 40 - Bài 37: Thành tựu chọn giống ở Việt Nam

a. Về kiến thức: Giúp học sinh nắm được các phương pháp thường được sử dụng trong chọn giống vật nuôi và cây trồng (phương pháp cơ bản trong chọn giống cây trồng, phương pháp chủ yếu trong chọn giống vật nuôi và các thanhg tựu nổi bật trong chọn giống cây trồng và vật nuôi.

b. Vê kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình, kỹ năng hoạt động nhóm và kỹ năng hoạt động độc lập của học sinh.

 

doc 7 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 4435Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Quyết Thắng - Nguyễn Thị Thu Lan - Tiết 40 - Bài 37: Thành tựu chọn giống ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25.1.2009 Ngày giảng:
 Dạy lớp 9G 
TIẾT40 -Bài 37:
 THÀNH TỰU CHỌN GIỐNG Ở VIỆT NAM
Mục tiêu:
Về kiến thức: Giúp học sinh nắm được các phương pháp thường được sử dụng trong chọn giống vật nuôi và cây trồng (phương pháp cơ bản trong chọn giống cây trồng, phương pháp chủ yếu trong chọn giống vật nuôi và các thanhg tựu nổi bật trong chọn giống cây trồng và vật nuôi.
Vê kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình, kỹ năng hoạt động nhóm và kỹ năng hoạt động độc lập của học sinh. 
Về thái độ: Giáo dục thái độ say mê, yêu thích và nghiêm túc khi học bộ môn.
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Chuẩn bị của giáo viên: 
 Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên sinh học lớp 9
 Tranh (nếu có) về thành tựu chọn giống cây trồng và vật nuôi ở Việt nam
 Bảng phụ bảng, phiếu học tập
Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài mới
Tiến trình bài dạy:
* Ổn định tổ chức: 9G:..
Kiểm tra bài cũ: (5’ - kiểm tra miệng)
?HSTB: Phương pháp chọn lọc hàng loạt một lần và hai lần được tiến hành như thế nào? Có ưu nhược điểm gì?
Chọn lọc hàng loạt lần 1: 3 điểm
Năm I: Người ta gieo trồng giống khởi đầu để chọn lọc các cây ưu tú phù hợp với mục đích của chọn lọc (1). Hạt của các cây ưu tú được gieo chung để làm giống cho vụ sau.
Năm II: Người ta so sánh giống tạo ra bằng chọn lọc hàng loạt được gọi là “ Giống chọn lọc hàng loạt” (3) với giống khởi đầu (2) và giống đối chứng (4).
Chọn lọc hàng loạt lần 2: 3 điểm
Tiến hành giống chọn lọc hàng loạt một lần.
Nếu vật liệu khởi đầu có chất lượng quá thấp hay thoái hóa nghiêm trọng về năng xuất và chất lượng, chọn lọc lần 1 chưa đạt yêu cầu đặt ra thì phải tiến hành chọn lọc lần 2 hoặc lần 3, 4 cho đến khi đạt yêu cầu.
Ưu nhược điểm: 4 điểm
Đơn giản, dễ làm, ít tốn kém nên có thể áp dụng rộng rãi.
Do chọn lọc dựa chủ yếu trên kiểu hình không kiểm tra được kiểu gen nên dễ bị nhầm với thường biến phát sinh do điều kiện khí hậu và địa hình.
Chọn lọc hàng loạt thường chỉ đem lại kết quả nhanh ở thời gian đầu, nâng sức sản xuất đến một mức độ nào đó rồi dừng lại.
Đặt vấn đề vào bài mới: Để chọn được các giống vật nuôi và cây trồng phù hợp với mục tiêu sản xuất và nhu cầu sử dụng, người ta đã sử dụng rất nhiều các phương pháp khác nhau. Vậy những phương pháp nào đã tạo được các giống cây trồng và vật nuôi đó? Thành tựu của chọn giống ở Việt nam như thế nào? Ta xét nội dung bài hôm nay:
TIẾT 40 - Bài 38: THÀNH TỰU CHỌN GIỐNG Ở VIỆT NAM
Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức trọng tâm
GV
Chuyển:Muốn tìm hiểu các thành tựu chọn giống cây trồng ở Việt nam thông qua những phương pháp nào? Ta xét nội dung thứ nhất của bài?	
I. Thành tựu chọn giống cây trồng: (17’)
Hoạt động I: Tìm hiểu về thành tựu chọn giống cây trồng
Mục tiêu: Học sinh nắm được các thành tựu chọn giống cây trồng
Thực hiện: Hoạt động cá nhân
TB
TB
TB
GV
TB
KG
TB
TB
KG
TB
TB
KG
TB
TB
TB
Cho đến nay, nước ta đã tạo ra hàng trăm giống cây trồng mới bằng nhiều phương pháp khác nhau
Nhờ đâu mà người ta có thể rút ngắn thời gian tạo giống mới và tạo được những đặc tính quý mà phương pháp chọn giống truyền thống chưa làm được?
Nhờ việc vận dụng các quy luật di truyền biến dị, sử dụng các kỹ thuật phân tử và tế bào.
Thành tựu nổi bật nhất trong chọn giống cây trồng được áp dụng chủ yếu trên những đối tượng nào?
Lúa
Ngô
Đậu tương.
Trong chọn giống cây trồng người ta đã sử dụng những phương pháp nào?
Có 4 phương pháp chính là:
Gây đột biến nhân tạo
Lai hữu tính để tạo biến dị tổ hợp hoặc chọn lọc cá thể từ các giống hiện có.
Tạo giống ưu thế lai
Tạo giống đa bội thể.
Þ Ta lần lượt xét từng phương pháp:
Hs nghiên cứu thông tin mục 1, 2, 3, 4 sgk trang 108, 109.
Với phương pháp này đã đạt thành tựu ở những giống cây trồng nào?
Ở lúa, lạc, đậu tương, cà chua.
Hãy lấy ví dụ minh họa cho kết quả của phương pháp gây đột biến nhân tạo rồi chọn lọc cá thể để tạo ra giống mới?
Lúa: Bằng phương pháp chọn lọc cá thể đối với các thể đột biến ưu tú, người ta đã tạo ra các giống lúa có tiềm năng năng xuất cao như giống lúa DT10 , tài nguyên đột biến, nếp thơm TK106, các giống lúa tẻ cho gạo có mùi thơm như tám thơm đột biến (năm 2000) gạo cho cơm dẻo ngon như KML39, DT33, VLD95-19
Đậu tương: Giống đậu tương DT55 (năm 2000) được tạo ra bằng xử lý đột biến giống đậu tương DT74 có thời gian sinh trưởng rất ngắn (trong vụ xuân là 96 ngày, vụ hè là 87 ngày), chống đổ và chịu rét khá tốt, hạt to màu vàng,..
Lạc: Giống lạc V79 được tạo ra bằng phương pháp chiếu xạ tia X vào hạt giống lạc bạch sa sinh trường khỏe, hạt to trung bình và đều, vỏ quả dễ bóc, tỉ lệ nhân/quả đạt 74%, hàm lượng Protein cao (24%), tỉ lệ dầu đạt 24%.
Cà chua: Giống cà chua hồng lan được tạo ra từ thể đột biến tự nhiên của giống cà Ba lan trắng.
Ở phương pháp này đã đạt được những thành tựu nổi bật nào?
Giống lúa A20 – năm 1994 được tạo ra bằng lai giữa hai dòng đột biến H20 và H30.
Giống lúa DT16 - Năm 2000 được tạo ra bằng lai giữa hai dòng đột biến DT10 với giống lúa đột biến A20
Giống lúa DT21 – năm 2000 được tạo ra khi lai giữa giống lúa nếp 415 với giống lúa đột biến ĐV2 (từ giống lúa nếp cái hoa vàng)
Giống lúa xuân số 10 là kết quả của việc xử lý bằng hóa chất DMS 0,02% ở đời F1 của tổ hợp lai kép (NN8/xuân/ Delital/ cho năng xuất 61,8 tạ /1 ha
Nêu thành tựu của phương pháp chọn giống bằng chọn dòng tế bào xoma có biến dị hoặc đột biến xoma?
Giống lúa DR2 năm 2000 là kết quả tạo ra từ dồng tế bào xoma biến dị của giống lúa CR203. Dòng tế bào này được tách và tái sinh thành cây. Giống DR2 có độ đồng đều cao, chịu khô hạn tốt, năng xuất trung bình đạt 45 đến 50 tạ/ha.
Giống táo đào vàng năm 1998 được tạo ra bằng phương pháp xử lý đột biến đỉnh sinh trưởng cây non của giống táo Gia lộc cho quả to (từ 30 đến 35 quả /1kg), mã uqar đẹp, có màu vàng da cam, ăn giòn, ngọt, có vị thơm đặc trưng, năng xuất đạt 40 đến 45 tấn /ha ở năm thứ 3.
Nghiên cứu thông tin mục 2 trang 109/SGK.
Thông thường biến dị tổ hợp được tạo ra trong trường hợp nào?
Lai giữa hai giống: một giống có tiềm năng về năng xuất, một giống có tiềm năng về các đặc điểm quý để tạo ra giống mang các ưu điểm của cả hai giống trên.
Hãy kể những thành tựu về tạo biến dị tổ hợp?
Lai giống lúa DT10 có năng xuất cao với giống lúa OM80 có hạt dài trong cho cơm dẻo -> DT17 phối hợp được ưu điểm của hai giống lúa trên
Nêu thành tựu của phương pháp chọn lọc cá thể?
Cà chua P375 năm 1990 tạo ra bằng phương pháp chọn lọc cá thể từ giống cà chua Đài Loan, thích hợp cho vùng thâm canh.
 Giống lúa CR203 năm 1985 được tạo ra bằng phương pháp chọn lọc cá thể từ nguồn gen lúa kháng rầy nâu nhập từ Viện lúa quốc tế, có khả năng kháng rầy, năng xuất cao. trung bình đạt từ 45 đến 50 tạ/ha, thâm canh tốt có thể đạt tới 65 tạ/ha.
Giống đậu tương AK02 năm 1987 được tạo ra bằng phương pháp chọn lọc cá thể từ giống đậu tương vàng Mường khương.
Phương pháp tạo ưu thế lai được áp dụng chủ yếu đối với cây trồng nào?
Một tiến bộ kỹ thuật nổi bật nhất của thế kỷ XX là ngô lai, lúa lai.
Nêu thành tựu tạo giống ưu thế lai?
Giống ngô lai LVN 10
Giống ngô lai LVN 4
Giống ngô lai LVN 20
Giống lúa lai F1 có năng xuất cao, chất lượng đảm bảo, góp phần tăng sản lượng gạo, tiết kiệm ngoại tệ nhập giống.
Tạo giống đa bội thể có những thành tựu gì?
Tạo được dâu số 12 -> năng suất, tỉ lệ sống cao
Trong các phương pháp kể trên phương pháp nào là cơ bản?
Phương pháp lai hữu tính.
Gây đột biến nhân tạo:
 Gây đột biến nhân tạo rồi chọn lọc cá thể để tạo giống mới:
Phối hợp giữa lai hữu tính và xử lý đột biến:
Chọn giống bằng chọn dòng tế bào xoma có biến dị hoặc đột biến xoma:
Lai hữu tính để tạo biến dị tổ hợp hoặc chọn lọc cá thể từ các giống hiện có:
Tạo biến dị tổ hợp:
Chọn lọc cá thể
Tạo ưu thế lai (Ở F1):
Tạo giống đa bội thể:
GV
Chuyển:Vậy trong chọn giống vật nuôi có những thành tựu gì ->
II. Thành tựu chọn giống ở vật nuôi: (16’)
Hoạt động II: Tìm hiểu về thành tựu chọn giống ở vật nuôi
Mục tiêu: HS nắm được các thành tựu chọn giống ở vật nuôi
Thực hiện: Hoạt động cá nhân
TB
TB
KG
TB
TB
TB
TB
Nghiên cứu £ /II/110/SGK
Với chọn giống vật nuôi, phương pháp nào là chủ yếu để tạo ra nguồn biến dị cho chọn giống mới, cải tạo giống có năng xuất thấp và tạo ưu thế lai là gì?
Trong chọn giống vật nuôi, lai giống là phương pháp chủ yếu để tạo nguồn biến dị cho chọn giống mới , cải tạo giống năng suất thấp và tạo ưu thế lai.
Các nhà khoa học nước ta đã đạt được kết quả to lớn về các lĩnh vực nói trên. Đặc biệt có những thành công có giá trị trong lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trong ngành chăn nuôi.
Trong chọn giống vật nuôi, người ta thường sử dụng những phương pháp nào?
Tạo giống mới, cải tạo giống địa phương..
Em hãy kể các thành tựu trong chọn giống vật nuôi?
Trong thập niên 80 của thế kỷ XX đã tạo được hai giống lợn mới đại bạch với lợn Ỉ – 81 
Cải tạo giống địa phương được tiến hành như thế nào? Cho ví dụ?
Dùng con cái tốt nhất của giống địa phương lai với con đực tốt nhất của giống ngoại, con đực cao sản được dùng liên tiếp qua 4 – 5 thế hệ.
VD: Lợn, bò.
Cho biết những thành tựu của tạo giống ưu thế lai?
Thành công nổi bật trong tạo giống lai (F1) ở lợn, bò, dê, gà, vịt, cá 
Lấy ví dụ về các giống vật nuôi thích nghi các giống nhập nội? Có đặc điểm gì?
Gà Tam Hoàng, cá chim trắng..
Đặc điểm: Có tính trạng tốt, thích nghi với khí hậu của Việt Nam -> năng suất cao, tạo ưu thế lai và cải tạo giống nội có năng suất thấp.
Công nghệ sinh học được ứng dụng như thế nào trong công tác chọn giống?
Công nghệ chuyển cấy phôi: Cho phép cấy phôi từ bò mẹ cao sản sang những con bò cái khác -> tăng nhanh bò sữa hoặc bò thịt.
Công nghệ thụ tinh nhân tạo cho gia súc bằng tinh trùng bảo quản trong môi trường pha chế.
Phát hiện sớm giới tính của phôi.
Ngoài ra còn xác định được kiểu gen BB cho sản lượng sữa/chu kỳ cao nhất.
Tạo giống mới.
Cải tạo giống địa phương.
Tạo giống ưu thế lai.
Nuôi thích nghi các giống nhập nội.
Ứng dụng công nghệ sinh học trong công tác chọn giống.
(HS đọc kết luận chung- sgk trang 111)
* KLC/ trang 111
Củng cố, luyện tập: 5’
? HSTB: Đọc KLC/SGK/110
HS đọc kết luận chung
? HSKG: Trong chọn giống cây trồng người ta đã sử dụng những phương pháp nào? Phương pháp nào được xem là cơ bản nhất?
(Phương pháp lai hữu tính được xem là cơ bản nhất)
? HSTB: Thành tựu nổi bật nhất trong công tác chọn giống cây trồng, vật nuôi ở Việt Nam là lĩnh vực nào?
(Cây trồng: Lúa, ngô  Vật nuôi: ưu thế lai : lợn, gà)
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 1’
- Học bài và trả lời câu hỏi sgk trang
- Làm bài tập trong vở bài tập.
- Đọc mục” Em có biết”
- Đọc trước và chuẩn bị bài mới: Chuẩn bị cho bài thực hành.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 40.doc