Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Chương 1: Sinh vật và môi trường

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Chương 1: Sinh vật và môi trường

/. Kiến thức :

- Học sinh phát biểu được khái niệm chung về môi trường sống và nhận biết các loại môi trường sống của sinh vật.

- Phân biệt được các nhân tố sinh thái: nhân tố vô sinh, hữu sinh, đặt biệt là nhân tố con người .

- Học sinh trình bày được khái niệm giới hạn sinh thái

 2/. Kỹ năng :

- Rèn kỹ năng quan sát tranh hình, nhận biết kiến thức

 

doc 86 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1758Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Chương 1: Sinh vật và môi trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22-Tiết 43
 SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
 CHƯƠNG I: SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
I/. MỤC TIÊU :
 1/. Kiến thức : 
Học sinh phát biểu được khái niệm chung về môi trường sống và nhận biết các loại môi trường sống của sinh vật.
Phân biệt được các nhân tố sinh thái: nhân tố vô sinh, hữu sinh, đặt biệt là nhân tố con người .
Học sinh trình bày được khái niệm giới hạn sinh thái
	 	2/. Kỹ năng :
Rèn kỹ năng quan sát tranh hình, nhận biết kiến thức
Phát triển kỹ năng tưu duy lôgic khái quát hoá
Hoạt động nhóm
 3/. Thái độ : 
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
II/. PHƯƠNG PHÁP : 
 Nêu và giải quyết vấn đề
Chia nhóm
Đàm thoại
III/. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - Giáo viên :+ Tranh vẽ phóng to hình 41.1, 41.2/ 118, 120 SGK
 + Bảng phụ ghi nội duung bảng 41.1, 41.2/ 119 SGK, sơ đồ thỏ rừng chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái, bài tập củng cố và đáp án
 - Học sinh : + Xem trước bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái	 
 + Xem và chuẩn bị mục q II/ 120 SGK
 + Kẻ bảng 41.2/ 119 SGK
	IV/. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Ổn định và kiểm tra (5’)
- Kiểm tra sĩ số.
- Không kiểm tra bài cũ
2. Mở bài (1’)
- Từ khi sự sống hình thành, sinh vật đầu tiên xuất hiện đến nay, sinh vật luôn có mối quan hệ với môi trường, chịu tác động, ảnh hưởng của môi trường và thích nghi với môi trường. Đó là kết quả của chọn lọc tự nhiên
3.Phát triển bài :
Nội Dung
Hoạt Động Của Giáo Viên
Hoạt Động Của Học Sinh
Hoạt động 1: Môi trường sống của sinh vật ( 10’) 
- Môi trường sống của sinh vật bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật 
_Có 4 loại môi trường chủ yếu :
+ Môi trường nước.
+ Môi trường trên mặt đất – không khí.
+ Môi trường trong đất.
+ Môi trường sinh vật.
a/ Mục Tiêu :
- Học sinh phát biểu được khái niệm chung về môi trường sống và nhận biết các loại môi trường sống của sinh vật.
 b/. Tiến hành:
- YC hoàn thành sơ đồ : cho biết thỏ rừng chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào ?
Tất cả những yếu tố trên tạo thành môi trường sống của thỏ.
ÞMôi trường sống của sinh vật là gì?
- Treo tranh vẽ hình 41.1/ 118 SGK
+ Sinh vật sống trong những môi trừong nào ?
- Treo bảng 40.1/ 119 SGK. YC kể tên một số sinh vật và môi trường tương ứng. 
- Nhận xét
- Hoàn thành sơ đồ :
Nhiệt độ Mưa
Độ ẩm Thỏ rừng Thức ăn
Aùnh sáng Thú dữ
à Môi trường sống của sinh vật bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật 
- Quan sát tranh vẽ hình 41.1/ 118 SGK
à Có 4 loại môi trường chủ yếu:
+ Môi trường nước.
+ Môi trường trên mặt đất – không khí.
+ Môi trường trong đất.
+ Môi trường sinh vật
à Kể tên một số sinh vật và môi trường tương ứng. 
Tiểu kết:
- Môi trường sống của sinh vật bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật 
_Có 4 loại môi trường chủ yếu :
+ Môi trường nước.
+ Môi trường trên mặt đất – không khí.
+ Môi trường trong đất.
+ Môi trường sinh vật.
Hoạt động 2 Các nhân tố sinh thái của môi trường ( 12’)
- Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động đến sinh vật.
à Có 2 nhóm chính.
+ Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh
+Nhóm nhân tố hữu sinh : con người và sinh vật khác.
Bảng 41.2
a/ Mục tiêu :
- Phân biệt được các nhân tố sinh thái: nhân tố vô sinh, hữu sinh, đặt biệt là nhân tố con người .
b/. Tiến hành:
YC đọc thông tin II/ 119 SGK
+ Nhân tố sinh thái là gì ?
+ Các nhân tố sinh thái được chia thành những nhóm chính nào ?
Giải thích :
+ Nhân tố vô sinh : là nhân tố không sống
+ Nhân tố sinh thái hữu sinh :là nhân tố sinh thái sống
+ Con người chia ra làm nhóm nhân tố riêng khác với các sinh vật khác vì hoạt động của con người khác với hoạt động của các sinh vật khác.
- Treo bảng phụ ghi nội dung bảng 41.2/ 119 SGK. YC thảo luận nhóm hoàn thành.
Đọc thông tin II/ 119 SGK
à là những yếu tố của môi trường tác động đến sinh vật.
à Có 2 nhóm chính.
+ Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh
+Nhóm nhân tố hữu sinh : con người và sinh vật khác.
- Ghi nhận
- Thảo luận nhóm hoàn thành
 YC nêu được :
Nhân tố vô sinh
Nhân tố hữu sinh
Con người
Sinh vật khác
Khí hậu : ánh sáng, nhiệt độ,.
Thổ nhưỡng : đất, đá,..
Nước : nước biển, nước hồ,.
Địa hình : cao, trũng,..
Tác động tích cực : cải tạo, xây dựng, chăn nuôi,
Tác động tiêu cực : đốt phá, săn bắn,..
Động vật
Thực vật
Vi sinh vật
Nấm
- Nhận xét
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung
Tiểu kết:
 - Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động đến sinh vật.
à Có 2 nhóm chính.
+ Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh
+Nhóm nhân tố hữu sinh : con người và sinh vật khác.
Hoạt động 3 : Giới hạn sinh thái ( 10’)
- Là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định.
a/ Mục Tiêu :
- Học sinh trình bày được khái niệm giới hạn sinh thái
b/. Tiến hành
Treo sơ đồ 42.2.2/ 120 SGK. YC quan sát àtrả lời câu hỏi :
+ Cá rô phi Việt Nam sống và phất triển ở nhiệt độ nào ?
+ Nhiệt độ nào cá rô phi sinh trưởng và phát triển thuận lợi nhất ?
+ Tại sao ở khoảng nhiệt độ 400 C cá rô phi sẽ chết ?
 - Hãy nhận xét về khả năng chịu đựng của sinh vật với mỗi nhân tố sinh thái ?
- Đó chính là giới hạn sinh thái của sinh vật
+ Các sinh vật có giới hạn sinh thái rộng với tất cả các nhân tố sinh thái thío khả năng phân bố của chúng như thế nào ?
- Nhận xét
- Quan sát sơ đồ 42.2.2/ 120 SGKàtrả lời câu hỏi :
 à 5- 420 C 
à 20- 350 C
à Vì quá giới hạn chịu đựng
à Mỗi loài chịu được một giới hạn nhất định đối với các nhân tố sinh thái.
à Phân bố rộng, dễ thích nghi
Tiểu kết:
 - Là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định.
V/KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
(6’)
- Yêu cầu hoàn thành bài tập sau:
1 . Giới hạn chiệu đựng của cơ thể sinh vật với 1 nhân tố sinh thái nhất định là:
A/ Tác động sinh thái 
B/ Khả năng cơ thể 
C/ Sức bền cơ thể 
 D/ Giới hạn sinh thái
2. Môi trường sống của sinh vật là:
A/ Đất, không khí và cơ thể động vật B/ Đất , nước ,không khí và cơ thể động vật ,thực vật 
C/ Đất nước, không khí D/ Không khí, nước và cơ thể động vật
- Yêu cầu xác định được:
D
B
VI/. DẶN DÒ (3’)
- Yêu cầu về nhà:
+ Làm bài tập 3,4/ 121 SGK
+Xem trước bài 42: Aûnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật
+ Kẻ bảng 42.1/ 123 và hoàn thành
- Về nhà:
+ Làm bài tập 3,4/ 121 SGK
+Xem trước bài 42: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật
+ Kẻ bảng 42.1/ 123 và hoàn thành
BỔSUNG : 
....................................................................................................................
Tuần 22-Tiết 44
I/. MỤC TIÊU :
 1/. Kiến thức : 
Nêu được ảnh hưởng của nhân tố ánh sáng đến các đặc điểm hình thái, giải phẩu, sinh lí, và tập tính của sinh vật.
Giải thích được sự thích nghi của sinh vật với môi trường.
	 	2/. Kỹ năng :
Phát triển kỹ năng tưu duy lôgic khái quát hoá
Hoạt động nhóm
 3/. Thái độ : 
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
II/. PHƯƠNG PHÁP : 
 Nêu và giải quyết vấn đề
Chia nhóm
Đàm thoại
III/. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - Giáo viên :+ Tranh vẽ phóng to hình 42.1, 42.2/ 122 SGK
 + Bảng phụ ghi nội duung bảng 42.1/ 123 SGK, bài tập trắc nghiệm II/ 123 SGK 
 - Học sinh : +Xem trước bài 42: Aûnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật
 + Kẻ bảng 42.1/ 123 và hoàn thành
	IV/. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Ổn định và kiểm tra (5’)
- Kiểm tra sĩ số.
- Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi:
1. Yếu tố ánh sáng thuộc nhóm nhân tố sinh thái:
A/ Vô sinh 
B/ Hữu sinh 
C/ Hữu cơ 
D/ Hữu sinh và vô sinh
2. Môi trường sống chủ yếu của cây xanh là:
A/ Đất	
B/ Đất và nước	
C/ Đất và không khí	
D/ Không khí và nước
2. Mở bài (1’)
- Khi chuyển một vật từ nơi có ánh sáng mạnh sang nơi có ánh sáng yếu thì khả năng sống của chúng sẽ như thế nào ? Nhân tố ánh sáng có ảnh hưởng như thế nào tới đời sống sinh vật.
3.Phát triển bài :
Nội Dung
Hoạt Động Của Giáo Viên
Hoạt Động Của Học Sinh
Hoạt động 1:Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật (15’) 
- Ánh sáng ảnh hưởng đến đời sống thực vật làm thay đổi những đặc điểm hình thái, sinh lí của thực vật.
_Mỗi loại cây thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau, có nhóm cây ưa sáng và nhóm cây ưa bóng
Bảng 42.1
a/ Mục Tiêu :
- Nêu được ảnh hưởng của nhân tố ánh sáng đến các đặc điểm hình thái, giải phẩu, sinh lí, và tập tính của thực vật. 
- Giải thích được sự thích nghi của thực vật với môi trường.
b/. Tiến hành:
- Treo tranh vẽ hình 42.1/ 122 SGK. YC quan sát trả lời :
+Cây trồng có đặc tính gì ?
vậy ánh sáng có ảnh hưởng gì đối với cây.
- Treo tranh vẽ hình 42.2/ 122 SGK. YC quan sát thảo luận nhóm hoàn thành bảng 42.1/ 123 SGK
- Quan sát tranh vẽ hình 42.1/ 122 SGK 
à +Có tính hướng sáng
 + Ánh sáng ảnh hưởng đến đời sống thực vật làm thay đổi những đặc điểm hình thái, sinh lí của thực vật
- Quan sát tranh vẽ hình42.2/ 122 SGK. YC quan sát thảo luận nhóm hoàn thành bảng 42.1/ 123 SGK 
Những đặc điểm của cây
Khi cây sống nơi quang đãng
Khi cây sống trong bóng râm, dưới tán cây khác, trong nhà
* Đặc điểm hình thái:
_ Lá.
_ Thân.
_ Số lượng cành cây.
Phiến lá nhỏ, hẹp, màu xanh nhạt
- Thân thấp, cành nhiều
- Nhiều.
- Phiến lá lớn, màu xanh thẫm
- Chiều cao bị hạn chế bởi chiều cao của tán cây phía trên
- Ít
* Đặc điểm sinh lí:
_ Quang hợp.
_ Thoát hơi nước.
_ Hô hấp.
- Cường độ quang hợp cao trong điều kiện ánh sáng mạnh
- Cây điều tiết tháot hơi nước linh hoạt :
+ Tháot hơi nước tăng cao(ánh sáng mạnh)
+ Thoát hơi nước giảm khi thiếu nước
- Cao hơn
- Có khả năng quang hợp trong điều kiện ánh sáng yếu, quang hợp yếu khi ánh sáng mạnh
- Cây điều tiết tháot hơi nước kém :
+ Thoát hơi nước tăng cao( ánh  ...  phát triển nòi giống.
Hoạt động 2: Sinh học tế bào:
1. Cấu trúc tế bào:
a/ Mục tiêu:
- Học sinh nắm vững chức năng các bộ phận của tế bào, các hoạt động sống của tế bào, sự phân bào.
b/ Tiến hành:	
- Treo bảng phụ ghi nội dung bảng 65.3. YCthảo luận nhóm hoàn thành ( theo ình thức so sánh)
- Nhận xét
 - Thảo luận nhóm hoàn thành bảng 65.3 
- Đại diện nhóm trình bày dưới hình thức thi đua
Các bộ phận
Chức năng
Thành tế bào.
Bảo vệ tế bào.
Màng tế bào.
Trao đổi chất giữa trong và ngoài tế bào.
Chất tế bào.
_Thực hiện các hoạt động sống của tế bào.
Ti thể
_ Thực hiện sự chuyển hoá năng lượng của tế bào.
Lạp thể
_ Tổng hợp chất hữu cơ.
 Ribôxôm.
_ Tổng hợp prôtêin.
Không bào.
_ Chứa dịch tế bào.
Nhân
_ Chứa vật chất di truyền, điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
2. Hoạt động sống của tế bào:
 - Treo bảng phụ ghi nội dung bảng 65.4. YCthảo luận nhóm hoàn thành 
- Nhận xét
- Thảo luận nhóm hoàn thành bảng 65.4
- Đại diện nhóm trình bày dưới hình thức thi đua
Các quá trình
Vai trò
 Trao đổi chất qua màng
_ Đảm bảo sự tồn tại, sinh trưởng và phát triển của tế bào.
 Quang hợp.
_ Tổng hợp chất hữu cơ, tích luỹ năng lượng.
 Hô hấp.
_ Phân giải chất hữu cơ và giải phóng năng lượng.
Tổng hợp prôtêin
_ Tạo prôtêin cung cấp cho tế bào.
3. Phân bào:
- Treo bảng phụ ghi nội dung bảng 65.5. YCthảo luận nhóm hoàn thành 
- Nhận xét
- Thảo luận nhóm hoàn thành bảng 65.5
- Đại diện nhóm trình bày dưới hình thức thi đua
Các kì
Nguyên phân
Giảm phân I
Giảm phân II
Kì đầu.
_ NST co ngắn, đóng xoắn và dính vào thoi phân bào ở tâm động.
_ NST kép co ngắn, đóng xoắn, cặp NST tương đồng tiếp hợp theo chiều dọc và bắt chéo.
_ NST co ngắn ( thấy rõ số lượng NST kép ) ( Đơn bội ).
Kì giữa
_ Các NST kép co ngắn cực đại và xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
_ Từng cặp NST kép xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
_ Các NST kép xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Kì sau
_ Từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực tế bào.
_ Các cặp NST kép tương đồng phân li độc lập về 2 cực tế bào.
_ Từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực tế bào.
Kì cuối
_ Các NST nằn trong nhân với số lượng 2n như ở tế bào mẹ.
_ Các NST kép nằm trong nhân với số lượng n ( kép ) = ½ ở tế bào mẹ.
_ Các NST đơn nằm trong nhân với số lượng bằng n ( NST đơn )
VKIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ
 (6’)
- Yêu cầu hoàn thành lại bảng 65.2
- Hoàn thành lại bảng 65.2
VI. Dặn dò: (3’)
Yêu cầu về nhà:
+ Xem trước bài 66: Tổng kết chương trình toàn cấp(tt)
+Giấy trắng khổ lớn.
+ Ôn tập phần di truyền, biến dị
+ Xem và chuẩn bị các bảng 66.1- 66.5
- Về nhà:
+ Xem trước bài 66: Tổng kết chương trình toàn cấp(tt)
+Giấy trắng khổ lớn.
+ Ôn tập phần di truyền, biến dị
+ Xem và chuẩn bị các bảng 66.1- 66.5
BỔ SUNG:.
 .
Tuần: 35
Tiết: 70
Ngày soạn: .
Ngày dạy:.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Hệ thống hoá các kiến thức sinh học cơ bản đã học ở sinh học cơ thể và sinh học tế bào.
2. Kỹ năng:
Rèn luyện kĩ năng trình bày kiến thức đã học.
Vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống được nêu ra.
Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp và khái quát hoá.
Rèn luyện kĩ năng làm việc theo nhóm.
3. Thái độ:
Có ý thức học tập nghiêm túc
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Giáo viên: 	+ Bảng phụ ghi nội dung bảng 66.1- 66.5 SGK
Học sinh: 	+ Xem trước bài 66: Tổng kết chương trình toàn cấp(tt)
	+Giấy trắng khổ lớn.
	+ Ôn tập phần di truyền, biến dị
+ Xem và chuẩn bị các bảng 66.1- 66.5 
III. PHƯƠNG PHÁP:
Chia nhóm
Đàm thoại
IV. TIẾN TRÌNH BÀY GIẢNG:
1. Oån định và kiểm tra sỉ số
Kiểm tra sỉ số
Không kiểm tra bài cũ:
2. Mở bài
- Để củng cố các kiến thức phần phần phân loại thực vật chúng ta đã tìm hiểu ở sinh học học cơ thể và sinh học tế bào. Hôm nay chúng ta sẽ cùng ôn tập lại.
3. Phát triển bài:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Cơ sở vật chất và cơ chế:
1. Cơ sở vật chất và cơ chế của hiện tượng di truyền:
Bảng 66.1
a/ Mục tiêu:
- Nắm được cơ sở vật chất và cơ chế của di truyền, biến dị.
- Nắm được các qui luật di truyền, các loại biến dị, đột biến.
b/ Tiến hành:
- Treo bảng phụ ghi nội dung bảng 66.1. YCthảo luận nhóm hoàn thành 
- Nhận xét và treo bảng phụ (ghi đáp án ).
- Thảo luận nhóm hoàn thành bảng 66.1 
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung
Cơ sở vật chất
 Cơ chế
Hiện tượng
Cấp phân tử: ADN
ADN à ARN à Prôtêin
Tính đặc thù của prôtêin
Cấp tế bào : NST
Tế bào
Nhân đôi – phân li – tổ hợp.
Nguyên phân – giảm phân – thụ tinh.
_ Bộ NST đặc trưng của loài.
_ Con giống bố mẹ.
2. Các qui luật di truyền:
Bảng 66.2
- Treo bảng phụ ghi nội dung bảng 66.2. YCthảo luận nhóm hoàn thành 
- Nhận xét và treo bảng phụ (ghi đáp án ).
- Thảo luận nhóm hoàn thành bảng 66.2 
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung
Tên đinh luật
Nội dung
Giải thích
 Ý nghĩa
Phân li
F2 có tỉ lệ kiểu hình 3:1
Phân li và tổ hợp của từng cặp gen tương ứng.
Xác định tính trội ( thường là tốt )
Phân li độc lập
F2 có tỉ lệ kiểu hình bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành.
Phân li độc lập, tổ hợp tự do của các cặp gen tương ứng
Tạo biến dị tổ hợp.
Di truyền giới tính
Ở các loài giao phối tỉ lệ đực cái là 1:1
Phân li và tổ hợp của các NST giới tính
Điều khiển tỉ lệ đực; cái.
Di truyền liên kết
Các tính trạng do nhóm gen liên kết qui định được di truyền cùng nhau.
Các gen liên kết cùng phân li với NST trong phân bào.
Tạo sự di truyền ổn định của cả nhóm tính trạng có lợi.
3. Biến dị:
- Treo bảng phụ ghi nội dung bảng 66.3. YCthảo luận nhóm hoàn thành ( theo ình thức so sánh)
- Nhận xét
- Thảo luận nhóm hoàn thành bảng 66.3 
- Đại diện nhóm trình bày dưới hình thức thi đua
Biến dị tổ hợp
Đột biến
Thường biến
Khái niệm
Sự tổ hợp các loại gen của P tạo ra ở cơ thể hệ lai những kiểu hình khác P.
Những biến đổi về cấu trúc, số lượng của ADN và NST, khi biểu hiện thành kiểu hình và thể đột biến.
Những biến đổi ở kiểu hình của 1 kiểu gen, phát sinh trong quá trình phát triển cơ thể dưới ảnh hưởng của môi trường.
Nguyên nhân
Phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen trong giảm phân và thụ tinh.
Tác động của các nhân tố ở môi trường trong và ngoài cơ thể của ADN và NST.
Ảnh hưởng của điều kiện môi trường, không do sự biến đổi trong kiểu gen.
Tính chất
Và vai trò
Xuất hiện với tỉ lệ không nhỏ, di truyền được, là nguyên liệu cho chọn giống và tiến hoá.
Mang tính cá biệt ngẫu nhiên, có lợi hoặc có hại, di truyền được, là nguyên liệu cho tiến hoá và chọn giống.
Mang tính đồng loạt, định hướng, có lợi không di truyền được nhưng đảm bảo cho sự thích nghi của cá thể.
 - Treo bảng phụ ghi nội dung bảng 66.4. YCthảo luận nhóm hoàn thành 
- Nhận xét
- Thảo luận nhóm hoàn thành bảng 66.4
- Đại diện nhóm trình bày dưới hình thức thi đua
Các loại đột biến
Khái niệm
Các dạng đột biến
Đột biến gen
Những biến đổi trong cấu trúc của ADN thường tại 1 điểm nào đó.
Mất, thêm, chuyển, thay thế 1 cặp nuclêôtit
Đột biến cấu trúc NST
Những biến đổi trong cấu trúc của NST.
Mất, lặp, đảo, chuyển đoạn.
Đột biến số lượng NST
Những biến đổi về số lượng trong bộ NST.
Dị bội thể và đa bội thể.
Hoạt động 2: Sinh vật và môi trường:
1. Mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống và môi trường:
a/ Mục tiêu:
- Nắm được mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống và môi trường
- Nắm được thế nào là một hệ sinh thái.
b/ Tiến hành:
- YCthảo luận nhóm giải thích sơ đồ 66 theo chiều mũi tên.
- Nhận xét 
- Thảo luận nhóm giải thích sơ đồ 66 theo chiều mũi tên.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung
3
1
5
6
4
9
8
7
2
Môi trường.
Các cấp độ tổ chức.
Các yếu tố sinh thái.
Vô sinh.
Hữu sinh.
Con người.
Cá thể.
Quần thể.
Quần xã.
2. Hệ sinh thái:
- Treo bảng phụ ghi nội dung bảng 66.5. YCthảo luận nhóm hoàn thành 
- Nhận xét
- Thảo luận nhóm hoàn thành bảng 66.5
- Đại diện nhóm trình bày dưới hình thức thi đua
Quần thể
Quần xã
Hệ sinh thái
Khái 
niệm
Bao gồm những cá thể cùng loài, cùng sống trong một khu vực nhất định, ở một thời điểm nhất định, giao phối tự do với nhau tạo ra thế hệ mới.
Bao gồm những quần thể thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định, có mối qua hệ sinh thái mật thiết với nhau.
Bao gồm quần xã và khu vực sống của chúng, trong đó các sinh vật luôn có sự tương tác lẫn nhau và với các nhân tố vô sinh tạo thành 1 hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
Đặc 
điểm
Có các đặc trưng về mật độ, tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi, các cá thể có mối quan hệ sinh thái hỗ trợ hoặc cạnh tranh. Số lượng cá thể có thể biến động có hoặc không theo chu kì thường được điều chỉnh ở mức cân bằng.
Có các tính chất cơ bản về số lượng và thành phần các loài,luôn có sự khống chế tạo nên sự cân bằng sinh học về số lượng cơ thể.
Có nhiều mối quan hệ, nhưng quan trọng là về mặt dinh dưỡng thông qua chuỗi và lưới thức ăn. Dòng năng lượng sinh học được vận chuyển qua các bậc dinh dưỡng của các chuỗi thức ăn. Sinh vật sản xuất à sinh vật tiêu thụ à sinh vật phân giải.
VKIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ
 (6’)
- Yêu cầu hoàn thành lại bảng 66.2
- Hoàn thành lại bảng 66.2
VI. Dặn dò: (3’)
Yêu cầu về nhà:
+ Ôn tập các kiến thức sinh học đã học
- Về nhà:
+ Ôn tập các kiến thức sinh học đã học
BỔ SUNG:.
 .

Tài liệu đính kèm:

  • docSINH 9 HK II.doc