Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Tân Hải - Lê Đức Lộc

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Tân Hải - Lê Đức Lộc

1. Kiến Thức:

 - Hs trình bày được:

 +Sự cần thiết phải chọn các tác nhân cụ thể gây đột biến.

 +Phương pháp sử dụng tác nhân vật l và hoá học để gây đột biến.

- Hs giải thích được sự giống và khác nhau trong việc sử dụng các thể đột biến trong chọn giống vi sinh vật và thực vật

 

doc 78 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1197Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Tân Hải - Lê Đức Lộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Tuần: 18	Ngày soạn:	
	Tiết: 36	Ngày dạy:	
Bài 33: GÂY ĐỘT BIẾN NHÂN TẠO TRONG CHỌN GIỐNG
I/MỤC TIÊU:
1. Kiến Thức:
	- Hs trình bày được:
	+Sự cần thiết phải chọn các tác nhân cụ thể gây đột biến.
	+Phương pháp sử dụng tác nhân vật l và hoá học để gây đột biến.
Hs giải thích được sự giống và khác nhau trong việc sử dụng các thể đột biến trong chọn giống vi sinh vật và thực vật
2 .Kĩ Năng:
Rèn kĩ năng:
Nghiên cứu thông tin phát hiện kiến thức.
Kĩ năng so sánh tổng hợp
Khái quát hoá kiến thức, hoạt động nhóm
3. Thái Độ:
- 	Giáo dục ý thức tìm hiểu thành tựu khoa học.
- 	Tạo lòng yêu thích môn học.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Tư liệu về chọn giống thành tựu khoa học, sách “Di trưyền học” của Phạm Cư Nhân
- Phiếu học tập: Tìm hiểu tác nhân vật lý gây đột biến (Hs kẻ bảng vào vở)
Tác nhân
Tiến hành
Kết quả
Ưùng dụng
Tia phóng xa:ï α, β
Tia tử ngoại
Sốc nhiệt
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. KTBC:
GV hỏi kiến thức cũ để vào bài: Thế nào là đột bíên? Đột biến có ý nghĩa như thế nào trong thực tiễn?
2. Bài Mới: 
HĐ1: Tìm hiểu các tác nhân vật lý gây đột biến và phương pháp sử dụng chúng để gây đột biến
	●Mục tiêu: Hs trình bày được phương pháp, kết qủa và ứng dụng của tác nhân vật lý khi sử dụng gây đột biến
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
- Gv giới thiệu sơ qua về 3 tác nhân vật lý chính:Tia phóng xạ, tia tử ngoại và sốc nhiệt
- Gv: Hướng dẫn hs sử dụng tư liệu về các tia phóng xạ, tia tử ngoại và số nhiệt trong sgk
- GV:yêu cầu hs hoàn thành phiếu học tập
+ Trả lời câu hỏi:
+Tại sao tia phóng xạ có khả năng gây đột biến?
+Tại sao tia tử ngoại thường dùng để xử lí các đối tượng có kích thước nhỏ?
- Gv:Chữa bài bằng cách kẻ phiếu lên bảng các nhóm ghi nội dung
- GV:Đánh giá hoạt động và kết quả các nhóm giúp hs hoàn thiện kiến thức
- Hs nghiên cứu sgk,ghi nhớ kiến thức
- Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lờiè hoản thành phiếu học tập
- Đại diện nhóm chữa phiếu học tập trên bảng, các nhóm khác theo dõi, nhận xét bổ sung
- Các nhóm trả lời câu hỏ nhóm khác bổ sung
Kết luận: nội dung trong phiếu học tập
Tác nhân
Tiến hành
Kết quả
Ưùng dụng
Tia phóng xạ α,β,
Chiếu tia, các tia xuyên qua màng, mô (xuyên sâu).
-Tác động lên ADN
-Gây đột biến gen
-Chấn thương gây đột biến ở nhiễm sắc thể
- Chiếu xạ vào hạt nẩy mầm, đỉnh sinh trưởng.
-Mô thực vật nuôi cấy
Tia tử ngoại
- Chiếu tia, các tia xuyên qua màng (xuyên nông).
- Gây đột biến gen
- Xử lí vi sinh vật bào tử và hạt phấn
Sốc nhiệt
Tăng giảm nhiệt độ môi trường đột ngột
- Mất cơ chế tự bảo vệ sự cân bằng
-Tổn thương thoi phân bàoè rối loạn phân bào
- Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
-Gây hiện tượng đa bội ở một số cây trồng (đặt biệt là cây họ cà)
HĐII: Tìm hiểu tác nhân hoá học gây đột biến và phương pháp sử dụng chúng để gây đột biến
●Mục tiêu: Hs nắm được phương pháp và kết quả của tác nhân hoá học gây đột biến
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
- Gv: Yêu cầu hs nghiên cứu, trả lời câu hỏi mục ▼ sgk trang 97.
-Hs nghiên cứu sgk ghi nhớ kiến thức.
-Thảo luận nhóm, trả lới câu hỏi.
-Một vài hs trình bày đáp án, hs khác theo dõi nhận xét và bổ sung.
- Hs tổng hợp kiến thức
- Hoá chất: EMS, NMU, NEU, cônsi xin.
-Phương pháp:
+ Ngâm hạt khô, hạt nẩy mầm vào dung dịch hoá chất, tiêm dung dịch vào bầu nhuỵ, tẩm dung dịch vào bầu nhuỵ
+ Dung dịch hoá chất tác động lên phân tử AND làm thay thế cặp nuclêôtít,mất cặp nuclêôtít, hay cản trở sự hình thành thoi vô sắc
HĐ3: Tìm hiểu vai trò của đột biến trong chọn giống
●Mục tiêu: Hs chỉ ra được việc sử dụng các thể đột biến nhân tạo trong chọn giống đối với các nhóm vi sinh vật khác nhau.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
- Gv định hướng trước cho học sinh sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống gồm:
+ Chọn giống vi sinh vật
+ Chọn giống cây trồng 
+ Chọn giống vật nuôi
-Gv nêu câu hỏi;
+Người ta sử dụng các thể đột biến trong chọn giống vi sinh vật và cây trồng theo hướng nào? Tại sao?
+Tại sao người ta ít sử dụng phương pháp gây đột biến trong chọn giống vật nuôi?
-Gv nhận xét và giúp hs hoàn thiện kiến thức
- Hs nghiên cứu sgk trang 97,98 kết hợp với các tư liệu sưu tầm, ghi nhớ kiến thức
- Hs thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến.
Yêu cầu:
+Nêu điểm khác nhau trong việc sử dụng thể đột biến ở vi sinh vật, thực vật.
+ Đưa ví dụ.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
1.Trong chọn giống vi sinh vật
- Phổ biến là gây đột biến và chọn lọc
- Chọn ra thể đột biến tạo ra chất có hoạt tính cao
 - Chọn thể đột biến sinh trưởng mạnh, để tăng sinh khối ở nấm men và vi khuẩn
- Chọn các thể đột biến giảm sức sống, không còn khả năng gây bệnh để sản xuất vắcxin.
2. Trong chọn giống cây trồng.
- Chọn đột biến có lợi, nhân thành giống mới hoặc dùng làm bố mẹ để lai tạo giống.
_ Chú ý các đột biến; kháng bệnh, khả năng chống chịu, rút ngắn thời gian sinh trưởng.
3. Đối Với Vật Nuôi
- Chỉ sử dụng các nhóm động vật bậc thấp.
- Các động vật bậc cao: cơ quan sinh sản nằm sâu trong cơ thể, dễ gây chết khi xử lí bằng tác nhân lí hoá
IV/KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
GV hỏi: Con người đã gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân nào và tiến hành như thế nào?
V/DẶN DÒ
-Học bài trả lời câu hỏi sgk.
-Tìm hiểu hiện tượng thoái hoá giống
 Tuần: 19 	 Ngày soạn:	
	Tiết: 37	Ngày dạy:	
BÀI 34: THOÁI HOÁ GIỐNG DO TỰ THỤ PHẤN
VÀ GIAO PHẤN
 A/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hs nắm được khái niệm thoái hoá giống.
- Hs hiểu, trình bày được nguyên nhân thoái hoá của tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật, vai trò trong chọn giống.
- Hs trình bày được phương pháp tạo dòng thuần ờ cây ngô
	2. Kĩ năng:
	Rèn kĩ năng:
- Quan sát tranh hình phát hiện kiến thức
- Tổng hợp kiến thức
- Hoạt động nhóm
	3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh phóng to hình 34.1, 34.3 sgk
- Tư liệu về hịên tượng thoái hoá.
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1. KTBC:
GV hỏi: Em hãy nêu những thành tựu của việc sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống động vật, thực vật và vi sinh vật?
	2. Bài mới:
HĐ1: Tìm hiểu hiện tượng thoái hoá
Mục tiêu:
+ Hs nhận thức được hiện tượng thoái hoá ở động vật và thực vật
+ Từ đó hiểu khái niệm: thoái hoá, giao phối cận huyết.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
 - Gv nêu câu hỏi:
+Hiện tượng thoái hoá ở động vật và thực vật được thể hiện như thế nào?
+Theo em vì sao dẫn đến hiện tượng thoá hoá?
+Tìm ví dụ về hiện tượng thoái hoá.
- Gv yêu cầu hs khái quát kiến thức.
+ Thế nào là thoái hoá?
+ Giao phố gần là gì?
- Hs nghiên cứu sgk trang 99, 100 kết hợp quan sát tranh hình 34.1, 34.2è thảo luận nhóm thống hất câu trả lời
Yêu cầu:
+Chỉ ra hiện tượng thoái hoá
+Lí do dẫn đến thoái hoá ở động vật và thực vật.
- đại diện nhóm trình bày è 
nhóm khác bổ sung
- Hs nêu ví dụ: Hồng xiêm thoái hoá quả nhỏ, không ngọt, ít quả. Bưởi thoái hoá quả nhỏ, khô.
- Hs dựa vào kết quả ở nội dung trên khái quát kiến thức
1.Hiện tượng thoái hoá ở thực vật và động vật
- Ở thực vật: Cây ngô tự thụ phấn sau nhiều thế hệ, chiều cao cây giảm, bắp dị dạng hạt ít.
- Ơ’động vật: Thế hệ con cháu sinh trưởng phát triển yếu, quái thai, dị tật bẩm sinh.
* Lí do thoái hoá:
- Ở thực vật: do tự thụ phấn ở cây giao phấn.
 - Ở động vật: do giao phối gần.
2. Khái niệm:
- Thoái hoá: là hiện tượng các thế hệ con cháu có sức sống kém dần, bộc lộ tính trạng xấu, năng suất giảm
+ Giao phối gần (giao phối cận huyết): là sự giao phối giữa con cái sinh ra từ một cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ với con cái.
HĐ2: Tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng thoái hoá
Mục tiêu: Hs giải thích được nguyên nhân của hiện tượng thoái hoá là do xuất hiện thể đồng hợp gen hoặc gây hại.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
- Gv nêu câu hỏi: 
+ Qua các thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết tỷ lệ đồng hợp tỷ và tỷ lệ dị họp biền đổi như thế nào?
+Tại sao tự thụ phần ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật lại gây hiện tượng thoái hoá?
- Gv giải thích hình 34.3 màu xanh biểu thị đồng hợp trội và lặn .
- Gv cho đại diện các nhóm trình bày đáp án bàng cách giải thích hình 34.3 phóng to.
- Gv nhận xét kết quả các nhóm giúp hs hoàn thiện kiến thức.
- Gv mở rộng thêm: ở một số loài động vật, thực vật căp gen đồng hợp không gây hại nên không dẫn tới hiện tượng thoái hoá, do vậy vẫn có thể tiến hành giao phối gần.
-Hs nghiên cứu sgk và hình 34.3 è ghi nhớ kếin thức
- Trao đổi nhom thống nhất câu trả lời.
Yêu cầu nêu được:
+Tỷ lệ đồng hợp tăng, tỷ lệ dị hợp giảm (tỷ lệ đồng hợp trội và tỷ lệ đồng hợp lặn bằng nhau).
+ Gen lặn thường biểu hiện tính trạng xấu.
+Gen lặn gây hại khi ở thể dị hợp không được biểu hiện.
+ Các gen lặn khi gặp nhau (thể đồng hợp) thì biểu hiện ra kiểu hình.
- Đại nhóm trình bày trên hình 34.3 è các nhóm khác theo dõi nhận xét
- Nguyên nhân hiện tượng thoái hoá do tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết vì qua nhiều thế hệ tạo ra các cặp gen đồng hợp lặn gây hại.
HĐ 3: Tìm hiểu tác dụng của sự tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật trong chọn giống.
Mục tiêu: Hs chỉ ra được vai trò tạo dòng thuần của phương hpáp tự thụ phấn và giao phối cận huyết trong chọn giống.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
- Gv nêu câu hỏi:
+ Tại sao tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần gây hiện tượng thoái hoá nhưng những phương pháp này vẫn được con người sử dụng  ... ù?
V DẶN DÒ:
Ôân tập nội dung chương III 
Chương IV BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Tuần 31
Tiết: 61 Bài 50 SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
I MỤC TIÊU
HS phân biệt được các dạng tài nguyên thiên nhiên.
HS nêu được tầm quan trọng và tác dụng của việc sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Rèn luyện kĩ năng quan sát, thảo luận theo nhóm và tự ngiên cứu với SGK.
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 Tranh phóng to hình 58.1- 2 SGK 
 Phiếu học tập, bảng phụ
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động 1: Tìm hiểu các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu.
Mục tiêu: 
 HS phân biệt được các dạng tài nguyên thiên không tái sinh, tài nguyên tái sinh và dạng tài nguyên vĩnh cửu.
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
GV nêu câu hỏi:
+ EM hãy kê tên và các đặc điểm của các dạng tài nguyên thiên nhiên?
+ Tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam không tái sinh có những dạng nào?
+Tài nguyên rừng là dạng tài nguyên gì? Vì sao?
GV thông báo đáp án đúng của bảng 58.1 
GV đánh giá kết qủa thảo luận của tứng nhóm
Cá nhân nghiên cứu SGK tr 173 Ịghi nhớ kiến thức 
Trao đổi nhóm hoàn thành nội dung bảng 58.1 yêu cầu.
+ Ở Việt Nam các tài nguyên không tái sinh là: Than đá, dầu mỏ, thiếc
+ Tài nguyên rừng là tài nguyên tái sinh vì khai thác rồi có thể phục hồi
Đại diện nhóm trình bày, cả lớp bổ sung.
HS dựa vào bảng 58.1 và nội dung SGK tóm tắt kiến thức.
I.Tìm hiểu các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu
Có 3 dạng tài nguyên thiên nhiên.
+ Tài nguyên tái sinh: Có khả năng phục hồi khi sử dụnghợp lí.
+ Tài nguyên không tái sinh: Là dạng tài nguyên sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt.
+ tài nguyên năng lượng vĩnh cửu: Là tài nguyên sử dụng mãi mãi , không gây ô nhiễm môi trường.
Hoạt động 2: Sử dụïng hợp lí tài nguyên thiên nhiên.
Mục tiêu: 
HS chỉ ra biệp pháp sử dụng hợp lí tài nguyên đất, nước và rừng.
Liên hệ thực tế ở Việt Nam.
Phiếu học tập: Sư dụïng hợp lí tài nguyên thiên nhiên.
Tài nguyên đất
Tài nguyên nước
Tài nguyên rừng
1. Đặc điểm
2. Loại tài nguyên
3. Cách sử dụng hợp lí
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
GV yêu cầu Hs làm bài tập mục‚tr 174, 176, 177
GV nêu vấn đề Những nội dung chúng ta nghiên cứu thấy rõ của việc hậu qủa của vịec sử dụng không hợp lý nguồn tài nguyên đất nước rừng. Vậy có biện pháp gì để sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên này?
 Gv treo bảng phụ sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên
HS hoàn thành bảng. 
Hoặc GV có thể thực hiện:
Nhóm 1, 2 thực hiện
- Hãy nêu vai trò của tài nguyên đất?
- Thế nào là sử dụng hợp lý tài nguyên đất?
Nhóm 3, 4 thực hiện:
- Hãy nêu vai trò tài nguyên nước?
- Thế nào là sử dụng hợp lý tài nguyên nước?
Nhóm 5,6 thực hiện:
- Hãy nêu vài trò tài nguyên rừng?
- Thế nào là sử dụng hợp lý tài nguyên rừng
Liên hệ: Em hãy cho biết tình hình sư63 dụng nguồn tài nguyên rừng, nước , đất ở Việt Nam hiện nay?
-GV có thể thêm một số dẫn chứng:
-Trái đất có khoảng 
1400. 000 triệu tỷ lít nước.
Và chỉ có 0,0001% lượng nước ngọt sử dụng được 
-Hàng năm đất ở Việt Nam xói mòn là: 200 tất/ ha trong đó có 6 tấn mùn
- Bản thân em làm gì để góp phần sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lý?
Cá nhân tự nghiên cứu SGK tr 174
HS thảo luận nhóm thống nhất ý kiến 
HS hoàn thành nội dung phiếu học tập.
Các nhóm thảo luận
- Đất là nơi sản xuất ra lương thực, thực phẩm cho người và gia súc, làm nhà, công trình giao thông..
-Nước dùng để sinh hoạt, nước là mội trường sống của nhiều loài sinh vật
-Cung cấp gỗ củi, thuốc ..là nợi sống của nhiều loài động vất 
HS có thể nêu:
- Phủ xanh đất trống đồi trọc
- Ruộng bậc thang
- Khử mặm, hạ mạch nước ngầm
HS nêu được:
+ Bản thân hiểu được giá trị tài nguyên
+ Tham gia các hoạt động bảo vệ nguồn nước, bảo vệ cây rừng
+ Tuyên truyền cho bạn bè và người xung quanh để cùng có ý thức bảo vệ tài nguyên.
II. Sư dụïng hợp lí tài nguyên thiên nhiên.
1. Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên đất.
- Sử dụng bảo vệ đất tránh bị xói mòn và không thoái hóa, chống nhiễm mặn, chống khô hạn cho đất và nâng cao độ phì cho đất.
- Đối với đất trồng trọt tránh lạm dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ để đất không bị ô nhiễm. Ngoài ra việc trồng cây bảo vệ rừng cũng góp phần bảo vệ đất, tráng đất bị khô hạn
2. Sử dụng hợp lý tài nguyên nước
 - Giữ cho nguồn nước không bị ô nhiễm và không bị cạn kiệt. Không thải các chất độc ra môi trường nước. - Không chặt phá rừng đễ rễ cây rừng giữ được nguồn nước ngầm.
3. Sử dụng hợp lý tài nguyên rừng
 Xây dựng kế hoạch để khai thác nguồn tài nguyên rừng ở mức đô phù hợp
- Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên rừng quốc gia.. để bảo vệ các rừng qúi có nguy cơ bị khai thác
 - Phòng chống cháy rừng không đốt phá rừng làm nương rẫy 
 - Phát tiển dân số hợp lý, ngăn chặc việc di dân tới ở và trồng trọt trong rừng 
 - Ngăn cấm việc săn bắn thú rừng bừa bãi và mua bán thú rừng
 - Ngoài ra cần có luật bảo vệ rừng và sử phạt nghiêm các hành vi phá hoại rừng.
IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ.
Phân biệt tài nguyên tái sinh và tải nguyên không tái sinh?
Tại sao phải sử dụnh hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên?
V. DẶN DÒ.
Học bài trả lời câu hỏi SGK
Tuần: 31	
	Tiết: 62 Bài 59: KHÔI PHỤC MÔI TRƯỜNG VÀ GÌN
 GIỮ THIÊN NHIÊN HOANG DÃ
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: 
- HS Hiểu và giải thích được vì sao cần khôi phục môi trường, gìn giữ thiên nhiên hoang dã
- HS nêu được biên pháp bảo vệ thiên thiên hoang dã
Kĩ năng:
- Rèn luyên kỹ năng tư duy lôgic. Khả năng tổng hợp kiến thức 
- Kĩ năng hoạt động nhóm
II/. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh ảnh như: trồng rừng, bảo tồn thiên nhiên, rừng đầu nguồn..
- Tư liệu công việc bảo tồn gen độnh vật 
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Mở bài: 
Hoạt động1: Ý nghĩa của việc khôi phục mội trườngvà gìn giữ thiên nhiên hoang dã
Mục tiêu:
	HS chỉ ra được việc khôi phục gìn giữ thiên nhiên hoang dã góp phần cân bằng sinh thái. 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
+ Vì sao cần khôi phục gìn giữ thiên thiên hoang dã 
+ Tại sao gìn giữ thiên nhiên hoang dã góp phần cân bằng sinh thái
HS nghiên cứu thông tin kết hợp kiến thức bài trước
+ Cân bằng sinh thái tránh ô nhiễm môi trường và cạn kiệt nguồn tài nguyên 
I. Ý nghĩa của việc khôi phục mội trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã
 Gìn giữ tthiên dã là bảo vệ các loài sinh vật và mội trường sống của chúng. Đó là cơ sở duy trì cân bằng sinh thái, tránh ô nhiễm và cạn kiệt nguồn tài nguyên
Hoạt động2: Các biện pháp bảo vệ thiên nhiên
Mục tiêu:
Chỉ ra được các biện pháp để bảo vệ thiên nhiên
Liên hệ thực tế các vấn đề bảo vệ thiên nhiên
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
Gv cho Hs chọn những tranh dán lên những dòng chữ có sẳn
Các biện pháp bảo vệ thiên nhiên hoang dã?
Gv nhận xét 
Liên hệ:
Em hãy cho biết các công việc chúng ta đã làm được để bảo vệ tài nguyên sinh vật?
GV yêu cầu HS hoàn thành cột 2 trong bảng 59
Hiêu qủa củ việc bảo vệ như thế nào?
HS có thể trả lời :
+ Bảo vệ rừng già, rừng đầu nguồn
+ Trồng cây gây rừng
+ Cấm săn bắn và khai thác bừa bãi.
Các em khác nhận xét bổ sung
HS có thể kể:
+ Xây dựng rừng quốc gia Ba Vì, Các Bà, rừng Sát
+ Bảo vệ các loài sinh vật có tên trong sácg đỏ: mang lớn, sếu đầu đỏ, tê giác..
Cải tạo khí hậu cải tạo môi trường sống, hạn chế lũ lụt, hạn hán..
II. Các biện pháp bảo vệ thiên nhiên
1. Bảo vệ nguồn tài nguyên 
 Bả vệ nguồn tài nguyên sinh vật gồm:
+ Bảo vệ rừng già, rừng đầu nguồn
+ Trồng cây gây rừng
+ Xây dựng các khu bảo tồn giữ nguồn gen quý
+ Cấm săn bắn và khai thác bừa bãi.
Cải tạo các hệ sinh thái bị thoái hóa
Biện pháp cải tạo hệ sinh thái bị thoái hóa
Các biện pháp
Hiệu qủa
- Với vùng đất trống đồi trọc thì trồng cây gây rừng
- Tăng cường thuỷlợi, tưới tiêu hợp lý
- Bón phân hợp lý và hợp vệ sinh
- Thay đổi cây trồng hợp lý
- Chọn giống thích hợp
gHạn chế xói mòn đất, lũ, cải tạo khí hậu, tạo môi trường sống cho sinh vật
g Điều hoà lượng nước, mở rộng diện tích trồng trọt
g Tăng độ màu mở cho đất, không mang mần bệnh
gluân canh, xen canh, đất không bị cạn kiệt nguồn dinh dưỡng
gCho năng suất cao, lợi ích kinh tế, khi có đủ kinh phí sẽ có điều kiện đầu tư cho cải tạo đất.
Hoạt động3: Vai trò của học sinh trong việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã
Mục tiêu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
GV cho HS dựa vào kiến thức đã học và liên hệ thự tế ở địa phương để trả lời câu hỏi:
+ Trách nhiệm của mỗi người trong bảo vệ thiên nhiên đó là gì?
+ Em có thể làm gì để tuyên truyền cho mọi người cùng hành động để bảo vệ thiên nhiên?
HS thảo luận có thể nêu:
+Trồng cây bảo vệ rừng
+Không xả rác bừa bãi 
+Tìm hiểu thông tin về vấn đề bảo vệ thiên nhiên.
III. Vai trò của học sinh trong việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã
- Tham gia tuyên truyền giá trị của thiên nhiên và mục đích bảo vệ thiên nhiên cho bạn bè và cộng đồng.
- Có nhiều biện pháp bảo vệ thiên nhiên nhưng phải nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi người HS về vấn đề này.
IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ.
1.GV cho HS đọc phần tóm tắt cuối bài
2.Gọi ý trả lời cuối bài
Câu 1: Các biên pháp chủ yếu là:
Bảo vệ tài nguyên sinh vật.
Cải tạo hệ sinh thái đã bị thoái hoá.
V. DẶN DÒ
Học thuộc bài và phần tóm tắt cuối bài
Trả lời câu hỏi sau:
1. Hãy nêu những biện pháp chủ yếu để bảo vệ thiên nhiên hoang dã?
2. Mỗi HS chúng ta làm gì để góp phần bảo vệ thiên nhiên hoang dã.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an S9.doc