Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Thạch Lập Năm học 2011 - 2012

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Thạch Lập Năm học 2011 - 2012

- Nêu được khái niêm môi trường sống và các loại môi trường sống của sinh vật.

- Phân biệt được các nhân tố sinh thái.

- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích thu nhận kiến thức từ hình vẽ, kĩ năng thảo luận nhóm và nghiên cứu sgk.

II- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.

 

doc 12 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1216Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Thạch Lập Năm học 2011 - 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần II
Sinh vật và môi trường.
Chương I
Sinh vật và môi trường
Bài 41
Tiết 41
 Môi trường và các nhân tố sinh thái
 Ngày soạn: 5/ 2 / 2012 
 Dạy lớp : 9A1, 9A2, 9A3
I- Mục tiêu của bài: Học xong bài này hs có khả năng:
- Nêu được khái niêm môi trường sống và các loại môi trường sống của sinh vật.
- Phân biệt được các nhân tố sinh thái.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích thu nhận kiến thức từ hình vẽ, kĩ năng thảo luận nhóm và nghiên cứu sgk.
II- Phương tiện dạy học.
Tranh hình 41.1 – các môi trường sống của sinh vật.
III- Tiến trình bài lên lớp.
a-ổn định lớp 
B- Nội dung bài mới.
Hoạt động dạy - học Nội dung
 Hoạt động 1
Tìm hiểu môi trường sống của sinh vật.
HS: ( Hoạt động nhóm) quan sát hình 41.1sgk và đọc thông tin mục 1 để trả lời câu hỏi:
- Môi trường sống là gì?
- Có những loại môi trường chủ yếu nào?
-GV: Cơ thể sinh vật cũng được xem là môi trường sống vì chúng là nơi lấy thức ăn, nước uống của các sinh vật khác.
VD:cây xanh, cơ thể người, ruột người
HS: quan sát trong tự nhiên điền tiếp cho đủ 10 ví dụ.
- Môi trường là nơi sống của sinh vật. Bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng.
- Có bốn loại môi trường chủ yếu:
+ Môi trường nước
+ Môi trường trong đất.
+ Môi trường trên mặt đất.
+Môi trường sinh vật.
Hoạt động 2
Tìm hiểu các nhân tố sinh thái của môi trường.
HS: ( hoạt động cá nhân) nghiên cứu thông tin sgk để tìm hiểu :
- Nhân tố sinh thái là gì?
- Nhân tố sinh thái có thể chia làm mấy loại? là những loại nào?
- Điền tên các nhân tố sinh thái của môi trường tự nhiên và sắp xếp chúng theo nhóm( bảng 41.2)
GV: + Nhân tố các sinh vật khác nhân tố con người vì con người có trí tụê, biết khai thác thiên nhiên và cải tạo thiên nhiên.
+Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái tới sinh vật tuỳ thuộc vào mức độ tác động của chúng.
HS: ( hoạt động nhóm ) để nhận xét sự thay đổi:
+ ánh sáng mặt trời trong ngày.
+độ dài ngày của mùa hè và mùa đông.
+ thay đổi nhiệt độ trong năm.
-Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động đến sinh vật.
- Có hai loại nhân tố sinh thái:
+ Nhân tố hữu sinh: gồm nhân tố con người và nhân tố các sinh vật khác
+ Nhân tố vô sinh gồm: ánh sáng, nước, không khí, độ ẩm
- Trong một ngày ánh sáng chiếu tăng dần từ sángà trưa sau giảm dần từ trưa đến tối.
- Ngày mùa hè dài hơn ngày mùa đông.
- Trong năm nhiệt độ thay đổi: hè nóng, thu mát, đông lạnh, xuân ấm.
Hoạt động 3
Tìm hiểu giới hạn của sinh thái.
HS: ( hoạt động cá nhân) quan sát hình 42 và thông tin mục 3 để tìm hiềủ:
- Thế nào là giới hạn sinh thái?
- các nhân tố sinh thái vô sinh và nhân tố sinh thái hữu sinh có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến cơ thể sống khác?
GV:nhận xét phần trả lời của hs và kết luận.
- Gíơi hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định.
- Các nhân tố sinh thái vô sinh hay nhân tố sinh thái hữu sinh đều có thể ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến cơ thể sống khác.
IV. kiểm tra đánh giá
Bài tập : Các nhân tố sinh thái gồm:
nhân tố sinh thái vô sinh và nhân tố con người.
Nhân tố sinh thái hữu sinh và nhân tố con người 
Nhân tố sinh thái vô sinh và nhân tố các sinh vật khác.
Các nhân tố sinh thái vô sinh và các nhân tố sinh thái hữu sinh.
V. dặn dò
* Học bài theo nội dung sgk.
VI. Nguồn gốc giáo án và rút kinh nghiệm.
Nguồn gốc giáo án : Tự soạn.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
Bài 42
 Tiết 42
ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống của sinh vật
 Ngày soạn: 7/ 2 / 2012 
 Dạy lớp : 9A1, 9A2, 9A3
I- Mục tiêu của bài: Học xong bài này hs cần:
- Nêu được sự ảnh hưởng của nhân tố ánh sáng đến các đặc điểm hình thái, sinh lí và tập tính của sinh vật.
- Giải thích được sự thích nghi của sinh vật.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích để thu nhận kiến thức từ hình vẽ, kĩ năng trao đổi nhóm và tự nghiên cứu sgk.
II- Phương tiện dạy học.
Tranh:- hình 42.1 tính hướng sáng của cây.
 - hình 42.2 cây mọc chen nhau trong rừng a,b.
III- Tiến trình bài lên lớp.
A- ổn định lớp , kiểm tra bài cũ.
1- Môi trường sống là gì? có những loại môi trường sống nào? cho ví dụ.
2- Nhân tố sinh thái là gì? phân loại nhân tố sinh thái.
B- Nội dung bài mới.
 Hoạt động dạy - học Nội dung
 Hoạt động 1
Tìm hiểu ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật
.
HS: ( hoạt động cá nhân) quan sát hình 42.1,2 và đọc thông tin mục 1 để hoàn thành bảng 42.
đại diện 2 nhóm lên điền hai cột của bảng 42 các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét kết quả làm của hs và đưa ra bảng kiến thức chuẩn để so sánh. 
đặc điểm của cây
Cây sống nơi quang đãng
 Cây sống trong bóng râm.
đặc điểm hình thái
- lá
- số lượng cành 
- thân.
đặc điểm sinh lí
- quang hợp.
- hô hấp.
- thoát hơi nước
-Tán lá rộng 
-Cành nhiều 
- Thân thấp.
-Mạnh hơn.
- mạnh hơn.
- mạnh hơn.
-Tán lá rộng vừa phải.
-Cành ít.
-Thân cao hoặc trung bình.
Yếu hơn.
- yếu hơn.
- yếu hơn.
KL: ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống thực vật , làm thay đổi những đặc điểm hình thái, sinh lý của thực vật.
GV: Dựa theo khả năng thích nghi của chúngvới độ chiếu sáng của môi trường mà người ta chia sinh vật thành hai nhóm: - Nhóm cây ưa sáng
 - Nhóm cây ưa bóng.
Hoạt động 2
Tìm hiểu ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống của sinh vật
.
SH: ( Hoạt động nhóm) nghiên cứu thông tin sgk để thực hiện lệnh chọn một trong 3 khả năng và chứng tỏ ánh sáng ảnh hưởng đến sinh vật như thế nào?
- chứng tỏ ánh sáng ảnh hưởng đến khả năng định hướng của sinh vật như thế nào?( đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Kiến sẽ đi theo hướng có ánh sáng do gương phản chiếu.
- ánh sáng còn ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, sinh sản của nhiều sinh vật.
- động vật cũng chia hai nhónm.
Nhóm động vật ưa sáng 
Nhóm động vật ưa tối.
IV. kiểm tra đánh giá
1hs đọc chậm phần tóm tắt cuối bài.
Bài tập : 1.khoanh tròn ý trả lời đúng nhất cho câu sau:
Thực vật ưa sáng thường:
thân cao, tán lá rộng , cành ít.
Thân cao, tán lá rộng vừa phải, cành nhiều.
Thân thấp, tán lá rộng, cành nhiều.
2- làm tiếp bảng 42.2 ( điền tiếp 5 cây)
V. dặn dò
* Học bài theo nội dung sgk
VI. Nguồn gốc giáo án và rút kinh nghiệm.
1.Nguồn gốc giáo án : Tự soạn.
2.Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
Bài 43
 Tiết 43
ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm lên đời sống của sinh vật.
 Ngày soạn: 9/ 2 / 2012 
 Dạy lớp : 9A1, 9A2, 9A
I- Mục tiêu của bài: Học xong bài này hs có khả năng:
- Nêu được sự ảnh hưởng của nhân tố sinh thái nhiệt độ, độ ẩm đến đặc điểm hình thái sinh lí của sinh vật.
- Giải thích sự thích nghi của sinh vật.
- Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm, tự nghiên cứu sgk, kĩ năng quan sát, phân tích hình vẽ để thu nhận kiến thức.
II- Phương tiện dạy học.
Tranh hình 43.1 à hình 43.3 sgk.
III- Tiến trình bài lên lớp.
A- ổn định lớp- kiểm tra bài cũ.
1- ánh sáng có ảnh hưởng đến thực vật như thế nào?
Nêu sự khác nhau giữa thực vật ưa bóng và thực vật ưa sang.
B- Nội dung bài mơi.
GV: Nhiều loài sinh vật chỉ sống được ở nơi ấm áp, ngược lại nhiều loài sinh vật chỉ sống được ở nơi giá lạnh. Nếu đổi chúng cho nhau thì khả năng sống của chúng bị giảm hoặc không sống được. Vậy nhiệt độ và độ ẩm ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của sinh vật.
 Hoạt động dạy - học Nội dung
 Hoạt động 1
Tìm hiểu ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống của sinh vật.-
HS: ( Hoạt động nhóm) quan sát tranh hình 43.1à2 đồng thời nghiên cứu thông tin sgk mục 1 để trả lời câu hỏi:
GV: Đa số sinh vật sống ở nhiệt độ 0à 500C một số ít sinh vật sống được ở nhiệt độ rất cao 80à90 0C hoặc ở nhiệt độ rất thấp 0 0C .
 Tuỳ khả năng ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường đến sinh vật mà chia sinh vật thành 2 nhóm; sinh vật hằng nhiệt và sinh vật biến nhiệt.
- thế nào là sinh vật hằng nhiệt?
- thế nào là sinh vật biến nhiết?
- Nhiệt độ của môi trường đã ảnh hưởng tới hình thái hoạt động sinh lý của sinh vật.
- Sinh vật biến nhiệt là những sinh vật nhiệt độ cơ thể thay đổi khi nhiệt độ môi trường thay đổi.( thực vật, giun đất, vi khuẩn, cá, ếch nhái, bò sát)
- Sinh vật hằng nhiệt là những sinh vật có nhiệt độ cơ thế ổn định dù nhiệt độ môi trường thay đổi.( chim, thú, người )
Hoạt động 2
Tìm hiểu ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống của sinh vật.
GV: sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật cũng chịu nhiều ảnh hưởng của độ ẩm, không khí, đất, có sinh vật thường xuyên sống trong nước hoặc trong môi trường ẩm ướt nhưng cũng có những sinh vật chỉ sống trong môi trường khí hậu khô như hoang mạc, vùng núi đá.
Dựa vào khả năng chịu độ ảm khác nhau mà người ta chia thực vật làm 2 nhóm
Thực vật ưa ẩm và thực vật chịu hạn.
HS: Nghiên cứu thông tinh sgk mục 2 và hình 43.3 để hoàn thành bảng 43.2
4hs lên điền vào bảng phụ :
Đáp án:
Tên sinh vật 
Môi trường sống.
* thực vật ưa ẩm
- lúa nước
- cói
- dương xỉ
- ráy
* thực vật chịu han.
- Cây lá bỏng
- xương rồng
- cây thông
- phi lao
* động vật ưa ẩm: giun, ếch nhái, ốc sên.
* động vật ưa khô: thằn lằn, lạc đà
Ruộng nước ngọt
Ruộng ven biển.
Nơi ẩm ươts.
Nơi ẩm ướt.
Vườn khô
Bãi cát.
đồi cao
 Bãi cát
KL: Thực vật và động vật đều mang những đặc điểm sinh thái thích nghi với môi trường có độ ẩm khác nhau.
TV được chia 2 nhóm : Tv ưa ẩm và chịu hạn
ĐV được chia 2 nhóm:ĐV ưa ẩm và ưa khô.
IV. kiểm tra đánh giá
*1hs đọc chậm phần tóm tắt cuối bài.
V. dặn dò
* Học bài theo nội dung sgk
VI. Nguồn gốc giáo án và rút kinh nghiệm.
1.Nguồn gốc giáo án : Tự soạn.
2.Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
Bài 44
 Tiết 44
ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật.
 Ngày soạn: 12/ 2 / 2012 
 Dạy lớp : 9A1, 9A2, 9A
I - Mục tiêu của bài: Học xong bài này hs có khả năng:
- Nêu được thế nào là nhân tố sinh vật.
- Trình bày được những mối quan hệ giữa các sinh vật cùng loài, khác loài.
- Rèn luyện kĩ năng tự nghiên cứu sgk, trao đổi theo nhóm và quan sát, phân tích hình vẽ đểt thu nhận kiến thức.
II- Phương tiện dạy học.
Tranh hình 41.1 à 3 sgk
 Bảng phụ.
III- Tiến trinh bài lên lớp:
A- ổn định lớp – kiểm tra bài cũ:
1- Nhiệt độ của môi trường có ảnh hưởng như thế nào đến đặc điểm hình thái sinh lí của sinh vật.
2- so sánh đặc điểm khác nhau của nhóm cây ưa ẩm và nhóm cây chịu hạn.
B- Nội dung bài mới.
Gv: mỗi sinh vật sống trong môi trường đều trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
Hoạt động dạy - học Nội dung
Hoạt động 1
Tìm hiểu quan hệ cùng loài.
HS: ( hoạt động nhóm) nghiên cứu thôngtin sgk mục 1 và hình 44.1 để trả lời câu hỏi:
- khi có gió bão thì thực vật sống thành nhóm có lợi gì?
- Làm bài tập mục1.tìm câu trả lời đúng.
- Những cá thể cùng loài sống gần nhau có quan hệ với nhau như thế nào?
( đại diện một nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- khi có gió bão, thực vật sống thành nhóm dựa vào nhau giảm bớt sức gió làm cây không bị đổ.
- động vật sống thành bầy đàn trong tự nhiên có tác dụng hỗ trợ nhau trong tìm kiếm thức ăng và phát hiện kẻ thù.
* Các sinh vật cùng loài sống cùng nhau có quan hệ hỗ trơ hoặc cạnh tranh. Chúng thường hỗ trợ khi đời sống thuận lợi nhưng chúng cạnh tranh khi đời sống gặp khó khăn. 
Hoạt động 2
Tìm hiểu quan hệ khác loài.
HS: ( hoạt động nhóm) đọc thông tin sgk và nội dung bảng 44 để tìm hiều:
- Các sinh vật khác loài có những mối quan hệ nào với nhau?
- đặc điểm của từng mối quan hệ?
- Phân biệt quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch?
GV: Nghe hs trả lời, nhận xét và kết luận.
 Trong thực tế có một số quan hệ cũng hai bên cùng có lợi nhưng khi chúng tách nhau ra thì vẫn sống bình thường thì loại quan hệ này gọi là quan hệ hợp tác. còn quan hệ cộng sinh thì phải gắn bó với nhau suốt đời.
Giữa các sinh vật khác loài có quan hệ hỗ trợ hoặc đối địch .
- quan hệ hỗ trợ gồm: quan hệ cộng sinh và quan hệ hội sinh .
- quan hệ đối địch gồm quan hệ cạnh tranh, kí sinh,nửa kí sinh, sinh vật ăn sinh vật.
+ quan hệ cộng sinh là quan hệ cả hai bên đều có lợi.vd: tảo và nấm sống thành điay.
+Quan hệ hội sinh là quan hệ một bên lợi còn bên kia không hại.vd: cá ép và rùa biển.
+ Quan hệ cạnh tranh là quan hệ cả hai bên đều có hại.vd: lúa và cỏ dại.
+ Quan hệ kí sinh là quan hệ một bên hại – một bên lợi.vd: rận, bét trên da trâu, bò.
+ Quan hệ sinh vật ăn sinh vật là một bên lợi một bên hại.vd: chim ăn với sâu.
IV. kiểm tra đánh giá
1hs đọc thông tin tóm tắt cuối bài.
Bài tập: đánh dấu x vào đầu ý trả lời đúng cho câu sau.
Giữa các sinh vật cùng loài có quan hệ:
quan hệ cạnh tranh 
quan hệ hỗ trợ 
quan hệ sinh vật ăn sinh vật 
chỉ có a và b.
V. dặn dò
* Học bài theo nội dung sgk
VI. Nguồn gốc giáo án và rút kinh nghiệm.
1.Nguồn gốc giáo án : Tự soạn.
2.Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
Bài 45,46
 Tiết 45,46 
Thực hành – Tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật.
 Ngày soạn: 18/ 2 / 2012 
 Dạy lớp : 9A1, 9A2, 9A
I- Mục tiêu của bài 
- Học sinh tìm được dẫn chứng về ảnh hưởng của nhân tố sinh thái ánh sáng và độ ẩm lên đời sống sinh vật ở môi trường đã quan sát.
- Qua bài học hs thêm yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ thiên nhiên.
II- Phương tiện dạy học.
Kẹp cắt cây, giấy báo, kéo cắt cây.
Giấy kẻ li có kích thước mỗi ô 1cm2 trong ô lớn có các ô nhỏ 1mm2.
 Bút chì, vợt bắt côn trùng, lọ hoặc túi ni lon đựng động vật nhỏ.
Băng hình về đời sống của sinh vật.
III- Nội dung bài thực hành.
 - Tiết 45 nghiên cứu toàn bộ về thực vật gồm mục 1 và mục 2
 - Tiết 46 thực hành nghiên cứu động vật- mục 3
Hoạt động 1
Tìm hiểu môi trường sống của sinh vật.
GV: xác định đối tượng nghiên cứu điển hình, nơi hs tự quan sát, nơi thu thập mẫu đồng thời xác định nội dung và các tiến hành các hoạt động của học sinh.
HS: quan sát theo nhóm để biết được các loài sinh vật và môi trường sống của chúng để hoàn thành bảng 45; 46.1 sgk
Mẫu thống kê các loài có trong địa điểm thực hành:
Tên sinh vật
Môi trường sống.
Thực vật
 động vật
 Nấm 
địa y
HS: tổng kết.
- số lượng loài sinh vật đã quan sát.
- có mấy loại môi trường sống đã quan sát.
Hoạt động 2
Nghiên cứu hình thái của lá cây và phân tích ảnh hưởng của ánh sáng tới hình thái của lá.
HS: ( hoạt động cá nhân) độc lập quan sát 10 lá của 10 cây ở các môi trường khác nhau (trong khu vực quan sát) phân tích hình thái của lá và phân tích ảnh hưởng của ánh sáng đến hình thái của lá.ghi kết quả vào bảng 45.2sgk theo mẫu.
- đặc điểm của phiến lá rộng hay hẹp, dài hay ngắn, dày hay mỏng, xanh them hay xanh nhạt, có cu tin dày hay không có củtin , mặt lá có lông hay không có lông.
- Đặc điểm của lá chứng tỏ lá cây quan sát là: lá cây ưa sáng, ưa bóng, chìm trong nước hay nước chảy , nước đứng, trên mặt nước.
tt
Tên cây
Nơi sống
 đặc điểm của phiến lá
Nhứng Đ2 này chứng tỏ lá cây q.sát là:
Nhận xét khác nếu có.
1
2
3
4
5
6
1
2
3
.
.
.
10
- Vẽ hình dạng phiến lá và ghi vào dưới hình tên cây, lá cây, ưa sáng sau đó ép mẫu lá trong cặp ép cây để tập làm tiêu bản khô.
Hoạt động 3
Tìm hiểu môi trường sống của động vật.
HS: ( Hoạt động theo nhóm) quan sát các động vật có trong địa điểm thực hành và ghi chép đặc điểm.
Quan sát các động vật có xương sống nhỏ như cá, ếch nhái, chim, thú nhỏ. Và các động vật không xương sống như giun, thân mềm, côn trùng . tìm các cụm từ thích hợp điền vào bảng 45.3.
Bảng 45.3
TT
 Tên động vật
Môi trường sống
Mô tả đặc điểm của động vật thích nghi với môi trường sống.
IV. kiểm tra đánh giá
Hs trả lời:
 - có mấy loại môi trường sống của sinh vật đó là những môi trường nào?
- Hãy kể tên những yếu tố sinh thái ảnh hưởng đến đời sống sinh vật .
- Lá cây ưa sáng mà em đã quan sát có đặc điểm hình thái như thế nào?
- Lá cây ưa bóng mà em đã quan sát có đặc điểm hình thái như thế nào?
- Các loài động vật mà em đã quan sát thuộc nhóm động vật ưa ẩm, trong nước hay khô?
-Nhận xét chung về môi trường đã quan sát.
 + môi trường quan sát có được bảo vệ tốt không?
 + Nêu cảm tưởng sau buổi thực hành.
V. dặn dò
* Học bài theo nội dung sgk
VI. Nguồn gốc giáo án và rút kinh nghiệm.
1.Nguồn gốc giáo án : Tự soạn.
2.Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an sinh hoc 9 2012.doc