1.1. Kiến thức:
- HS: Nêu được cơ chế tự nhân đôi của AND diễn ra theo nguyên tắc: bổ sung, bán bảo toàn.
- HS: Nêu được chức năng của gen.
1.2. Kĩ năng:
- Tiếp tục phát triển kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình.
Bài: 16 Tiết PPCT : 16 Ngày dạy : ../.../ Tuần CM: 8 ADN VÀ BẢN CHẤT CỦA GEN 1. MỤC TIÊU 1.1. Kiến thức: - HS: Nêu được cơ chế tự nhân đôi của AND diễn ra theo nguyên tắc: bổ sung, bán bảo toàn. - HS: Nêu được chức năng của gen. 1.2. Kĩ năng: - Tiếp tục phát triển kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình. 1.3. Thái độ: - Hiểu biết được vai trò của ADN và gen trong vĩec chọn giống, y học và kỹ thuật di truyền. 2. TRỌNG TÂM - Cơ chế tự nhân đôi của AND diễn ra theo nguyên tắc: bổ sung, bán bảo toàn. Chức năng của gen. 3. CHUẨN BỊ 3.1. Giáo viên: - Bảng: “Sơ đồ tự nhân đôi của phân tử ADN”. 3.2. Học sinh: - Tìm hiểu cơ chế tự nhân dôi của AND diễn ra theo nguyên tắc nào? - Tìm hiểu chức năng của gen. 4. TIẾN TRÌNH 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: - Kiểm tra sỉ số HS. Dụng cụ học tập. 4.2. Kiểm tra miệng : Câu 1: Nêu đặc điểm cấu tạo HH của ADN? Vì sao ADN có cấu tạo rất đa dạng và đặc thù?(10đ) - ADN được cấu tạo từ các nguyên tố C,H,O,N,P.(3đ). - ADN thuộc loại đại phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là nuclêôtit gồm 4 loại A,T,G,X.(3đ). -Tính đặc thù và đa dạng của ADN: + Tính đặc thù được quyết định bởi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các nuclêôtit.(2đ). + Do sự sắp xếp khác nhau của 4 loải nuclêôtit đã tạo nên tính đa dạng của ADN. - Tính đặc thù và đa dạng của ADN là cơ sở phân tử cho tính đặc thù và đa dạng của các loài sinh vật.(2đ). Câu 2: Theo nguyên tắc bổ sung thì nếu biết được số lượng N loại A và G thì ta suy ra được số lượng N của những loại còn lại nào? (10đ) - Ta suy ra được số lượng loại N tương ứng là: T và X. (10đ) 4.3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG BÀI HỌC Tính đặc thù và đa dạng cũa ADN có liên quan đến cơ chế tự nhân đôicủa phân tử ADN. Cơ chế này xảy ra như thế nào? I/ HOẠT ĐỘNG 1: - GV: Treo sơ đồ H16/SGK và yêu cầu : - HS: Đọc thông tin SGK/48: quan sát & phân tích kênh hình. - GV giới thiệu sơ bộ về không gian, thời gian,diễn biến & kết quả của sự sao chép ở ADN GV nhận xét GV đặt vấn đề: Tại sao 2 ADN con có thành phần cấu tạo giống ADN mẹ? - HS: Cá nhân trả lời câu 1,2 SGK/48 - HS: Hoạt động nhóm câu 3,4 SGK/49. Sau đó đại diện nhóm trình bày cơ chế tự nhân đôi của ADN trên tranh. + Các nhóm nhận xét & bổ sung. - GV giải thích trên tranh H61/SGK → Thế nào là nguuyên tắc bổ sung & bán bảo toàn? - HS: tự trả lời theo hiểu biết của mình. - GV: Vậy: ADN tự nhân đôi theo những nguyên tắc nào ? - GV: nhấn mạnh ý nghĩa của sự tự nhân đôi. - HS: trả lời. + ADN tự nhân đôi tại NST ở kì trung gian. + ADN tự nhân đôi theo đúng mẫu ban đầu. II/ HOẠT ĐỘNG 2 : bản chất của gen. - GV: Treo hình15SGK/45. Nêu câu hỏi: - Nêu đặc điểm cấu tạo hoá học của AND? - HS: Quan sát hình 15 & trả lời câu hỏi. - Vậy gen là gì ? - HS: Đọc SGK/phần II & trả lời câu hỏi. - GV: Nêu bản chất hoá học của & chức năng của gen? - HS: Trả lời và đóng góp ý kiến. - GV: nhận xét, bổ sung, mở rộng về các loại gen & ví dụ về số lượng gen ở các loài. - GV: liên hệ thực tế trong chọn giống, y học,KTDT. III/ HOẠT ĐỘNG 3 : chức năng của ADN. - GV: diễn giảng, nhấn mạnh 2 chức năng của ADN là lưu giữ & truyền đạt thông tin di truyền. Nhấn mạnh vai trò quan trọng của nó đối với sự sinh tồn của sinh vật. - Vậy chức năng của ADN là gì? - HS: Đọc SGK/ 49 (phầnIII) . + Trả lời câu hỏi, nhận xét & góp ý . - GV nhận xét & chốt lại kiến thức. I I- AND TỰ NHÂN ĐÔI THEO NGUYÊN TẮC NÀO? - Quá trình tự nhân đôi: + Hai mạch ADN tách nhau theo chiều dọc. + Các N của mạch khuôn liên kết với N tự do theo NTBS, 2 mạch mới của ADN con dần được hình thành dựa trên khuôn của ADN mẹ theo chiều ngược nhau. - Kết quả: 2 phân tử ADN được hình thành giống nhau và giống ADN mẹ. - Nguyên tắc bổ sung: + Mạch mới của AND con được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu của AND mẹ. Các Nuclêôtit ở mạch khuôn liên kết với các Nuclêôtit tự dotrong môi trường nội bào theo nguyên tắc: A liên kết với T hay ngược lại, G liên kết với X hay ngược lại. + Nguyên tắc giữ lại một nữa (bán bảo toàn): Trong mỗi AND con có một mạch của AND mẹ (mạch cũ), mạch còn lại được tổng hợp mới. II/ BẢN CHẤT CỦA GEN: - Bản chất hoá học của gen là ADN. - Chức năng: gen cấu trúc mang thông tin quy định cấu trúc phân tử prôtêin. III/ CHỨC NĂNG CỦA ADN: - Lưu giữ thông tin di truyền. - Truyền đạt thông tin di truyền. 4.4. Câu hỏi và bài tập củng cố: - Câu 1: Mô tả sơ lược quá trình tự nhân đôi của AND? Đáp án câu 1: + Hai mạch ADN tách nhau theo chiều dọc. + Các N của mạch khuôn liên kết với N tự do theo NTBS, 2 mạch mới của ADN con dần được hình thành dựa trên khuôn của ADN mẹ theo chiều ngược nhau. - Kết quả: 2 phân tử ADN được hình thành giống nhau và giống ADN mẹ. - Câu 2: Nêu bản chất hóa học và chức năng của gen? Đáp án câu 2: - Bản chất hoá học của gen là ADN. - Chức năng: gen cấu trúc mang thông tin quy định cấu trúc phân tử prôtêin. 4.5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: - Đối với bài học tiết này: cơ chế tự nhân đôi của AND diễn ra theo nguyên tắc: bổ sung, bán bảo toàn. Nêu được chức năng của gen. - Đối với bài học tiếp theo: Tìm hiểu các loại ARN, sự tạo thành ARN. 5. RÚT KINH NGHIỆM: - Nội dung: - Phương pháp: - Sử dụng đồ dùng, thiết bị: --------&--------
Tài liệu đính kèm: