Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Trưng Vương - Bài 29 - Tiết 30 - Tuần 15: Bệnh và tật di truyền ở người (tích hợp)

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Trưng Vương - Bài 29 - Tiết 30 - Tuần 15: Bệnh và tật di truyền ở người (tích hợp)

. Kiến thức :

- Phân biệt được bệnh và tật di truyền: bệnh di truyền do các rối loạn sinh lí bẩm sinh của cơ thể. Tật di truyền là các khiếm khuyết về hình thái bẩm sinh.

- Nhận biết được bệnh nhân Đao và bệnh nhân Tơcnơ qua các đặc điểm hình thái.

- Trình bày được đặc điểm di truyền của bệnh bạch tạng, bệnh câm điếc bẩm sinh và tật sáu ngón tay.

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1445Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Trưng Vương - Bài 29 - Tiết 30 - Tuần 15: Bệnh và tật di truyền ở người (tích hợp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài: 29 Tiết PPCT : 30 
Ngày dạy : ../.../  Tuần CM: 15
 BỆNH VÀ TẬT DI TRUYỀN Ở NGƯỜI (TÍCH HỢP)
 	I/ Mục tiêu :
	1. Kiến thức :
- Phân biệt được bệnh và tật di truyền: bệnh di truyền do các rối loạn sinh lí bẩm sinh của cơ thể. Tật di truyền là các khiếm khuyết về hình thái bẩm sinh.
- Nhận biết được bệnh nhân Đao và bệnh nhân Tơcnơ qua các đặc điểm hình thái.
- Trình bày được đặc điểm di truyền của bệnh bạch tạng, bệnh câm điếc bẩm sinh và tật sáu ngón tay.
- Nguyên nhân của các tật, bệnh di truyền và đề xuất được một số biện pháp hạn chế phát sinh chúng.
à Biện pháp: Đấu tranh chống sản xuất, thử, sử dụng vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học và các hành vi gây ô nhiễm môi trường. Sử dụng đúng quy cách các thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc chữa bệnh.
	2. Kỹ năng:
- So sánh và phân tích được nguyên nhân, hình thái của các tật bậnh di truyền. 
3. Thái độ :
- Có ý thức bảo vệ môi trường và phòng tránh hạn chế nguyên nhân phát sinh tật bệnh di truyền.
II/ Trọng tâm: Nhận biết được bệnh nhân Đao và bệnh nhân Tơcnơ qua các đặc điểm hình thái. Trình bày được đặc điểm di truyền của bệnh bạch tạng, bệnh câm điếc bẩm sinh và tật sáu ngón tay.
	III/ Chuẩn bị :
	1. Giáo viên : 
- Tranh phóng to H 29.1, 29.2, 29.3 ( SGK) 
	2. Học sinh :
- Đọc trước bài 29. Nghiên cứu thông tin kết hợp hình 29.1 29.3 tìmhiểu về bệnh di truyền ở người.
	IV/ Tiến trình :
	1. Ổn định tổ chức : Kiểm tra sỉ số HS. Dụng cụ học tập.
	2. Kiểm tra miệng :
	- Câu 1: Trẻ đồng sinh cùng trứng và khác trứng khác nhau cơ bản ở những điểm nào? (10đ)
	+ Đồng sinh cùng trứng và khác trứng khác nhau cơ bản ở chỗ: Đồng sinh cùng trứng có bộ NST giống hệt nhau,(cùng giới). (5đ)
+ Đồng sinh khác trứng có bộ NST khác nhau.(cùng giới hoặc khác giới). (5đ)
3. Bài mới :
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
I/ HOẠT ĐỘNG I: TÌM HIỂU 1 VÀI BỆNH DI TRUYỀN Ở NGƯỜI.
- GV phân biệt cho HS bệnh và tật di truyền ở người?
- HS: tìm hiểu thông tin SGK phân biệt: bệnh di truyền do các rối loạn sinh lí bẩm sinh của cơ thể. Tật di truyền là các khiếm khuyết về hình thái bẩm sinh.
1/ Bệnh đao:
- Yêu cầu: HS đọc thông tin và quan sát H29.1 SGK.
- Tiếp nhận thông tin, so sánh phân tích H 29.1 (a,b) SGK.
- Treo tranh H 29.1 ( a, b) và hướng dẫn HS quan sát.
- Hỏi: Nêu điểm khác nhau của bộ NST bệnh nhân Đao và bộ NST của người bình thường?
- HS trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét bổ sung.
- Yêu cầu : HS quan sát H29.1 (c)
- Hỏi: Em có thể nhận biết bệnh nhân Đao qua các đặc điểm bên ngoài nào?
- HS trả lời.
- Lớp nhận xét và bổ sung.
2/ Bệnh Tơcnơ:
- Yêu Cầu: HS đọc .GV treo tranh Hỏi:
- Đọc và tiếp nhận thông tin,quan sát tranh.
- Nêu điểm khác nhau giữa bộ NST của người bệnh Tơcnơ và bộ NST của Người bình thường?
- Bệnh Tơcnơ xảy ra ở giới tính nào?
- Em có thể nhận biết bệnh Tơcnơ qua những đặc điểm nào bên ngoài?
- HS trả lời câu hỏi
3/ Bệnh bạch tạng và bệnh câm điếc bẩm sinh.
 - Yêu cầu: HS đọc .
 - Hỏi: Bệnh nhân bạch tạng có đặc điểm gì bên ngoài?
- Nguyên nhân gây ra bệnh câm điếc bẩm sinh? 
- Tiếp nhận thông tin.
- HS trả lời câu hỏi.
II/ HOẠT ĐỘNG 2: MỘT SỐ TẬT DI TRUYỀN Ở NGƯỜI.
- Treo tranh H29.3. Hỏi:
- HS quan sát hình.
- Nêu 1 số tật di truyền ở người mà em biết?
- HS trình bày hiểu biết của mình qua sưu tầm tranh ảnh.
- GV cung cấp thêm tư liệu về nạn nhân chất độc màu da cam.
- Nhấn mạnh cho HS sự khác nhau giữa tật và bệnh di truyền (SGV/107).
III/ HOẠT ĐỘNG 3: CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ PHÁT SINH TẬT BỆNH DI TRUYỀN.
- Yêu cầu HS đọc thông tin và thảo luận nhóm nhỏ.
- Tiếp nhận thông tin và thảo luận nhóm.
-Nêu những nguyên nhân gây các bệnh tật di truyền ở người?
 - Có thể hạn chế sự phát sinh các bệnh tật di truyền bằng những biện pháp nào?
- Trả lời câu hỏi.
- Lớp nhận xét và bổ sung.
* Lồng ghép: Các bệnh và tật di truyền ở người do ảnh hưởng của các tác nhân vật lí và hóa học trong tự nhiên, do ô nhiễm môi trường hoặc do rối loạn trong quá trình trao đổi chất nội bào 
à Biện pháp: Đấu tranh chống sản xuất, thử, sử dụng vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học và các hành vi gây ô nhiễm môi trường. Sử dụng đúng quy cách các thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc chữa bệnh.
I- MỘT VÀI BỆNH DI TRUYỀN Ở 
1/ Bệnh đao:
- Đặc điểm bên ngoài: Cặp NST số 21 có 3 NST.
- Biểu hiện bên ngoài: Bé, lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi hơi thè ra, mắt hơi sâu và một mí, khoảng cách giữa hai mắt xa nhau, ngón tay ngắn.
2/ Bệnh Tơcnơ:
- Đặc điểm di truyền: Cặp NST số 23 chỉ có 1 NST.
- Biểu hiện bên ngoài: Lùn, cổ ngắn là nữ. Tuyến vú không phát triển, thường mất trí và không có con.
3/ Bệnh bạch tạng và bệnh câm điếc bẩm sinh.
- Bạch tạng: 
+ Đặc điểm di truyền:Đột biến gen lặn. 
+ Biểu hiện bên ngoài: Da và tóc màu trắng. Mắt màu hồng.
- Câm điếc bẩm sinh:
+ Đặc điểm di truyền:Đột biến gen lặn. 
+ Biểu hiện bên ngoài: Câm điếc bẩm sinh.
* Các đột biến NST và đột biến gen gây ra các bệnh nguy hiểm ở người. Người ta có thể nhận biết các bệnh nhân Đao, Tơcnơ qua hình thái.
II- MỘT SỐ TẬT DI TRUYỀN Ở NGƯỜI:
- Đột biến NST và đột biến gen gây ra các dị tật bẩm sinh ở người.
- Tật khe hở môi – hàm. Bàn tay mất một số ngón. Bàn chân mất ngón và dính ngón. Bàn tay nhiều ngón.
III- CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ PHÁT SINH TẬT, BỆNH DI TRUYỀN:
- Các tật bệnh di truyền ở người do ảnh hưởng của các tác nhân vật lý và hoá học trong tự nhiên, do ô nhiễm môi trường hoặc do rối loạn trao đổi chất nội bào. Con người cần có các biện pháp hạn chế phát sinh tật bệnh di truyền.
- Biện pháp: Đấu tranh chống sản xuất, thử, sử dụng vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học và các hành vi gây ô nhiễm môi trường. Sử dụng đúng quy cách các thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc chữa bệnh.
4. Câu hỏi bài tập củng cố:
- Câu 1: Em có thể nhận biết bệnh nhân Đao và bệnh nhân Tơcnơ qua đặc điểm hình thái nào?
Đáp án câu 1: 
 Bệnh đao:
- Đặc điểm bên ngoài: Cặp NST số 21 có 3 NST.
- Biểu hiện bên ngoài: Bé, lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi hơi thè ra, mắt hơi sâu và một mí, khoảng cách giữa hai mắt xa nhau, ngón tay ngắn.
 Bệnh Tơcnơ:
- Đặc điểm di truyền: Cặp NST số 23 chỉ có 1 NST.
- Biểu hiện bên ngoài: Lùn, cổ ngắn là nữ. Tuyến vú không phát triển, thường mất trí và không có con.
- Câu 2: Nêu nguyên nhân phát sinh tật bệnh di truyền ở người và 1 số biện pháp hạn chế phát sinh các tật bệnh đó?
Đáp án câu 2: Các tật bệnh di truyền ở người do ảnh hưởng của các tác nhân vật lý và hoá học trong tự nhiên, do ô nhiễm môi trường hoặc do rối loạn trao đổi chất nội bào. Con người cần có các biện pháp hạn chế phát sinh tật bệnh di truyền.
- Biện pháp: Đấu tranh chống sản xuất, thử, sử dụng vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học và các hành vi gây ô nhiễm môi trường. Sử dụng đúng quy cách các thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc chữa bệnh.
5. Hướng dẫn HS tự học:
- Đối với bài học ở tiết học này: Đọc em có biết SGK/85. Hoàn thành BT trong SBT.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Xem bài 30 “Di truyền học với con người”. → Tại sao phải cần khám sức khoẻ trước khi kết hôn.
 V. Rút kinh nghiệm:
	- Nội dung: 	
	- Phương pháp: 	
 - Sử dụng đồ dùng, thiết bị: 	
-------------›&š-------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 31.doc