Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Phạm Thị Hạnh - Tuần 6 - Tiết 12 - Bài 12: Cơ chế xác định giới tính

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Phạm Thị Hạnh - Tuần 6 - Tiết 12 - Bài 12: Cơ chế xác định giới tính

MỤC TIÊU:

1. Kiến thức :

 Mô tả được một số đặc điểm của NST giới tính.

 Trình bày được cơ chế NST xác định giới tính ở người.

 Phân tích được ảnh hưởng của các yếu tố môi trường trong và môi trường ngoài đến sự phân hóa giới tính.

2. Kỹ năng : Rèn kỹ năng quan sát, so sánh để rút ra các kiến thức cơ bản

3. Thái độ : Phá bỏ những quan điểm lỗi thời trước đây, phải xác định :

 Tỉ lệ sinh trai : gái ngang nhau

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1469Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Phạm Thị Hạnh - Tuần 6 - Tiết 12 - Bài 12: Cơ chế xác định giới tính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6 Ngày soạn: 20/9/2009
Tiết 12 Ngày dạy:/9/2009
BÀI 12 :
	CƠ CHẾ XÁC ĐỊNH GIỚI TÍNH.
A/ MỤC TIÊU:
Kiến thức :
Mô tả được một số đặc điểm của NST giới tính.
Trình bày được cơ chế NST xác định giới tính ở người.
Phân tích được ảnh hưởng của các yếu tố môi trường trong và môi trường ngoài đến sự phân hóa giới tính.
Kỹ năng : Rèn kỹ năng quan sát, so sánh để rút ra các kiến thức cơ bản
Thái độ : Phá bỏ những quan điểm lỗi thời trước đây, phải xác định :
Tỉ lệ sinh trai : gái à ngang nhau
Do đặc điểm cấu tạo và hoạt động sinh lí của nam và nữ khác nhau à tỉ lệ nam – nữ ở các lứa tuổi khác nhau có điểm khác nhau.
B/ TRỌNG TÂM: 
* NST giới tính qui định tính đực , cái và các tính trạng khác liên quan đến giới tính.
* Cơ chế xác định giới tính.
C/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : H.12.1 và H.12.2 sgk
D/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
Oån định tổ chức (2’)
91 
92 
Kiểm tra bài cũ (5’)
Câu 1: Trình bày quá trình phát sinh giao tử ở động vật?
ĐA: * Giảm phân ở dộng vật.
-Từ mỗi noãn bào bậc I, qua giảm phân chỉ tạo ra được 1 trứng trực tiếp thụ tinh.
-Từ mỗi tinh bào bậc I, qua giảm phân tạo ra được 4 tinh trùng đều tham gia vào thụ tinh
Câu 2:Giải thích tại sao bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính lại được duy trì ổn định qua các thế hệ cơ thể?
ĐA:Sinh sản hữu tính là sự sinh sản dựa vào 2 quá trình giảm phân và thụ tinh.
Trong giảm phân: NST nhân đôi 1 lần, phân li 2 lần à tạo ra bộ NST đơn bội ( n ) trong các giao tử.
Trong thụ tinh: Trứng kết hợp tinh trùng à hợp tử
 ( n ) ( n ) ( 2n )
Trong nguyên phân : tạo sự ổn định bộ NST cho loài qua các thế hệ tế bào
=> kết hợp 3 quá trình nguyên phân , giảm phân , thụ tinh à giúp bộ NST đặc trưng của loài được duy trì ổn định qua các thế hệ.
Dạy bài mới: (32’)
 *Giới thiệu: (2’)
Ơû những loài phân tính, bộ NST con đực và con cái khác nhau ở những điểm nào ? 
( khác nhau ở cặp NST giới tính XX hoặc XY ) Vậy cơ chế xác định giới tính như thế nào? Để giúp các em hiểu rõ vấn đề này ta cùng tìm hiểu bài12.
 * Phát triển bài: (30’) 
Hoạt động 1 : (10’)
I/ NHIỄM SẮC THỂ GIỚI TÍNH :
Mục tiêu : mô tả được 1 số đặc điểm của NST giới tính.
GV
HS
NỘI DUNG
-GV treo tranh ve H.11/ Tr.38: Bộ NST ở người. Y/c HS quan sát và cho biết :
?:Bộ NST ở nam và nữ giống nhau điểm nào và khác nhau điểm nào ? 
?:Vậy NST giới tính là gì ? 
?:NST giới tính có trong tếù bào nào của cơ thể?
-GV giảng thêm về các kiểu tổ hợp của NST giới tính: ngoài kiểu XX(cái) và XY(đực) còn có kiểu XX(cái) và XO(đực); XX(đực) và XY(cái) 
- Hoạt động cả lớp : HS quan sát, thu thập và xử lý thông tin à tìm điểm giống nhau và khác nhau của 2 bộ NST và hoàn thành bảng theo yêu cầu.
-Giống nhau: đều có 23 cặp NST.
-Khác nhau:cặp NST thứ 23 khác nhau (nữ XX, nam XY)
-Cặp NST giới tính mang gen quy định các tính trạng liên quan hoặc không liên quan đến giới tính (tính trạng liên kết với giới tính). VD: NST Y mang gen SRY còn gọi là nhân tố xác định tinh hoàn, NST X mang gen lặn quy định máu khó đông.
-NST giới tính có mặt ơ ûtế bào sinh dục và tế bào sinh dưỡng.
NST giới tính mang gen qui định các tính trạng liên quan và không liên quan với giới tính.
Trong tế bào lưỡng bội ở người có 22 cặp NST thường và 1 cặp NST giới tính XX ( ở nữ) hoặc XY ( ở nam ).
Hoạt động 2 : (12’)
II/ CƠ CHẾ NST XÁC ĐỊNH GIỚI TÍNH:
- Mục tiêu : trình bày được cơ chế xác định giới tính ở người.
-GV treo H.12.2 à y/c HS quan sát tranh và thực hiện Đ SGK Tr.39 trong 3’:
?:Cơ chế NST trong việc xác định giới tính là gì?
?:Thế nào là: “đồng giao tử” và “dị giao tử”?
?:Nêu sự biến đổi tỉ lệ nam nữ theo tuổi?
GV liên hệ về quan niệm sinh con một bề: từ những hiểu biết về tỉ lệ trai/ gái như trên nên trong những gia đình có con một bề là hiện tượng ngẫu nhiên rất hay gặp trong thực tế chứ không phải do gen của người mẹ quyết định. 
- Hoạt động nhóm: HS quan sát tranh và thực hiện Đ SGK Tr.39: 
-ĐA Đ SGK Tr.39.
- Qua giảm phân ở mẹ chỉ sinh ra 1 loại trứng 22A+X còn ở bố cho 2 loại tinh trùng 22A+X và 22A+Y.
-Tinh trùng mang bộ NST 22A+X khi thụ tinh với trứng 22A+X thì cho con gái, tinh trùng mang bộ NST 22A+Y khi thụ tinh với trứng 22A+Y thì cho con trai.
-Tỉ lệ con trai : con gái là xấp xỉ 1 : 1 à do 2 loại tinh trùng mang X và Y được tạo ra với tỉ lệ ngang nhau, tham gia vào quá trình thụ tinh với xác suất ngang nhau. Tuy nhiên tỉ lệ này cần được đảm bảo với các điều kiện các hợp tử mang XX và XY có sức sống ngang nhau, số lượng thống kê phải đủ lớn.
-Sự tự nhân đôi , phân li và tổ hợp của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh là cơ chế tế bào học của sự xác định giới tính.
-Khái niệm “đồng giao tử”(X-X) và “dị giao tử” (X-Y).
-Tỉ lệ trai/gái ở các giai đoạn cũng có sự thay đổi:GĐ bào thai 114/100; lúc lọt lòng 101/100; tuổi già cụ bà nhiều hơn cụ ông.
-Tính đực, cái được quy định bởi cặp NST giới tính.
-Sự tự nhân đôi , phân li và tổ hợp của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh là cơ chế tế bào học của sự xác định giới tính.
-Sự phân li cặp NST XY trong phát sinh giao tử tạo ra 2 loại tinh trùng X và Y số lượng ngang nhau.
-Qua thụ tinh hai loại tinh trùng này với trứng mang NST X tạo ra 2 tổ hợp XX và XY với số lượng ngang nhau, do đó số lượng đực/cái sấp xỉ 1/1 ở đa số loài
Hoạt động 3: (8’)
III/ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÂN HÓA GIỚI TÍNH:
- Mục tiêu: phân tích được các yếu tố môi trường trong và ngoài ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính.
-GV y/c HS tự đọc thông tin Tr.40 sgk trong 2’.
?:Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính?
?:Nắm được cơ chế xác định giới tính và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính có tác dụng gì đối với thực tiễn?
- HS đọc thông tin và ghi nhớ các nội dunh chính để trả lời câu hỏi của GV.
-Các nhân tố môi trường trong và ngoài cơ thể.VD: dùng mêtyl testôstêron tác dụng vào cá vàng cái có thể làm cá biến đổi thành cá đực (về kiểu hình).
-Nắm được cơ chế xác định giới tính và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển loài à chủ động điều chỉnh tỉ lệ đực , cái. 
Quá trình phân hóa giới tính còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố môi trường bên trong và bên ngoài à ứng dụng trong sản xuất, chăn nuôi chủ động điều chỉnh tỉ lệ đực, cái.
Củng cố: (4’)
Câu 1 : Nêu điểm khác nhau giữa NST thường và NST giới tính?
NST thường
NST giới tính
-Tồn tại thành từng cặp lớn hơn trong tế bào sinh dưỡng
-Chỉ có 1 cặp trong tế bào lưỡng bội ( 2n )
-Luôn luôn tồn tại thành từng cặp NST tương đồng
-Chỉ có 1 cặp tương đồng ( XX ) hoặc cặp không tương đồng ( XY ) 
-Quy định các tính trạng thường ( không phải là giới tính ) 
-Chủ yếu qui định tính trạng giới tính của cơ thể
Câu 2 : Đánh dấu X vào ô đúng nhất trong câu hỏi : Tại sao trong cấu trúc dân số, tỉ lệ nam : nữ xấp xỉ bằng nhau?
Các hợp tử mang XX và XY được sống trong điều kiện nói chung là như nhau.
Do 2 loại tinh trùng mang X và mang Y được tạo ra với tỉ lệ ngang nhau.
Tinh trùng mang X và mang Y tham gia vào quá trình thụ tinh với xác suất ngang nhau.
Cả b và c 
( đáp án đúng : d ) 
Câu 5 : (SGK/ Tr.41) chọn b và d.
Dặn dò: (2’)
- Học bài ( phần tóm tắt sgk )
- Trả lời câu 2, 5 sgk trang 41
- Đọc “ EM có biết “
- Xem trước phần I / bài 13/ trang 42.

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 12.doc