Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Trưng Vương - Bài 43 - Tiết 45 - Tuần 24: Ảnh hưởng của nhiệt độ độ ẩm lên đời sống sinh vật (tích hợp)

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Trưng Vương - Bài 43 - Tiết 45 - Tuần 24: Ảnh hưởng của nhiệt độ độ ẩm lên đời sống sinh vật (tích hợp)

1- Kiến thức :

- HS nêu được những ảnh hưởng của nhân tố sinh thái nhiệt độ và độ ẩm môi trường đến các đặc điểm về sinh thái, sinh lí và tập tính của sinh vật.

- Qua bài HS nêu được sự thích ghi của sinh vật trong tự nhiên từ đó có biện pháp chăm sóc sinh vật thích hợp.

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1272Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Trưng Vương - Bài 43 - Tiết 45 - Tuần 24: Ảnh hưởng của nhiệt độ độ ẩm lên đời sống sinh vật (tích hợp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài: 43 Tiết PPCT : 45 
Ngày dạy : ../.../  Tuần CM: 24
 ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ ĐỘ ẨM LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT (TÍCH HỢP)
 I/ Mục tiêu :
1- Kiến thức :
- HS nêu được những ảnh hưởng của nhân tố sinh thái nhiệt độ và độ ẩm môi trường đến các đặc điểm về sinh thái, sinh lí và tập tính của sinh vật.
- Qua bài HS nêu được sự thích ghi của sinh vật trong tự nhiên từ đó có biện pháp chăm sóc sinh vật thích hợp.
2- Kĩ năng : 
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm. Rèn kỹ năng tư duy, tổng hợp, xây dựng. Nhận biết một số nhân tố sinh thái trong môi trường.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi HS đọc SGK, quan sát tranh ảnh và các tài liệu khác để tìm hiểu về tác động của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật.
3- Thái độ : Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên sinh vật và sự thích nghi của sinh vật và môi trường. Môi trường tác động đến sinh vật, đồng thời sinh vật cũng tác động trở lại làm thay đổi môi trường. Liên hệ nghề trồng rừng, bảo tồn động vật hoang dã .
II/ Trọng tâm: ảnh hưởng của nhân tố sinh thái nhiệt độ và độ ẩm môi trường đến các đặc điểm về sinh thái, sinh lí và tập tính của sinh vật.
III/ Chuẩn bị :
1- Giáo viên : Tranh hình 43.1 43.3 SGK.
2- Học sinh : Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm tới đặc điểm hình thái và sinh lí của sinh vật. Khả năng chịu đựng của sinh vật hằng nhiệt và biến nhiệt. 
IV/ Tiến trình :
1. Ổn định tổ chức và kiểm diện : Kiểm tra sỉ số HS. Dụng cụ học tập.
2. Kiểm tra miệng:
- Câu 1:Phân biệt thực vật ưa sáng và thực vật ưa bóng? Ánh sáng có ảnh hưởng tới động vật như thế nào? (10đ).
+ Nhóm cây ưa sáng gồm những cây sống nơi quang đãng.(3đ)
+ Nhóm cây ưa bóng: gồm những cây sống nơi ánh sáng yếu, dưới tán cây khác.(3đ)
+ Ánh sáng ảnh hưởng tới các hoạt động của động vật: nhận biết, định hướng di chuyển trong không gian, sinh trưởng, sinh sản (4đ)
3. Bài mới :
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
I/ HOẠT ĐỘNG 1:
* Vấn đề 1: Anh hưởng của nhiệt độ lên hình thái và đặc điểm sinh lí của sinh vật.
- GV nêu câu hỏi:
- Sinh vật sống được ở nhiệt độ như thế nào?
- Nhiệt độ ảnh hưởng tới cấu tạo cơ thể sinh vật như thế nào?
+ HS nghcứu Sinh vật tr 126 và 127 ( ví dụ 1 và 2) và tranh ảnh sưu tầm.
+ Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến, yêu cầu nêu được:
+ Phạm vi nhiệt độ mà sinh vật sống được là 0oC 50oC.
+ Nhiệt độ ảnh hưởng tới: Quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước.
+ Thực vật lá Cuticun dày, rụng lá 
+ Động vật có lông dày, dài, kích thước lớn.
+ Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
-GV nhận xét hoạt động của nhóm.
* Vấn đề 2: Nhóm sinh vật biến nhiệt và hằng nhiệt:
- GV yêu cầu:
- Phân biệt sinh vật hằng nhiệt với sinh vật biến nhiệt?
- Hoàn thành bảng 43.1.
+ HS nghcứu Sinh vật tr 127 ( ví dụ: 3, 4).
+ Nhóm hoàn thành vào giấy khổ to.
+ Vài nhóm trình bày trên bảng.
+ Các nhóm theo dõi và bổ sung.
- GV tóm tắt nội dung đã thảo luận bằng câu hỏi để HS đi đến kết luận.
- Nhiệt độ ảnh hưởng lên đời sống sinh vật như thế nào?
- GV mở rộng: Nhiệt độ môi trường thay đổi sinh vật phát sinh biến dị để thích nghi và hình thành tập tính.
II/ HOẠT ĐỘNG 2:
- GV yêu cầu: Hoàn thành bảng 43.2.
+ HS Trao đổi nhóm tìm ví dụ để hoàn thành bảng 43.2.
+ Các nhóm hoàn thành vào khổ giấy to.
+ Các nhóm lên trình bày.
+ Nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét phần trình bày của các nhóm.
- GV tiếp tục nêu câu hỏi:
- Nơi sống ảnh hưởng tới những đặc điểm nào của sinh vật?
+ Các nhóm thảo luận dựa vào bảng nội dung vừa hoàn chỉnh và tranh ảnh động thực vật, yêu cầu nêu được:
+ Anh hưởng tới hình thái: phiến lá, mô giậu, da, vẩy.
+ Anh hưởng tới sinh trưởng và phát triển.
+ Thoát hơi nước, giữ nước.
- GV chữa bài bằng cách cho các nhóm trình bày và nhận xét.
- GV hỏi:
- Độ ẩm ảnh hưởng tới đời sống sinh vật như thế nào?
+ HS khái quát kiến thức từ nội dung thảo luận kết luận.
+ HS tìm thêm ví dụ về các nhóm thực vật phù hợp với độ ẩm môi trường.
* Liên hệ: Trong sản xuất, người ta có biện pháp, kĩ thuật gì để tăng năng suất cây trồng vật nuôi?
+ Cung cấo điều kiện sống.
+ Đảm bảo thời vụ.
I/ ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT:
- Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng tới hình thái, hoạt động sinh lí của sinh vật.
- Hình thành nhóm sinh vật biến nhiệt và sinh vật hằng nhiệt.
II/ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ ẨM LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT:
- Sinh vật thích nghi với môi trường sống có độ ẩm khác nhau.
- Hình thành các nhóm sinh vật.
+ Thực vật:
. Nhóm ưa ẩm.
. Nhóm chịu hạn.
+ Động vật:
. Nhóm ưa ẩm.
. Nhóm ưa khô.
4. Câu hỏi, bài tập củng cố :
- Câu 1: Nhiệt độ và độ ẩm ảnh hưởng lên đời sống sinh vật như thế nào? Cho ví dụ minh hoạ?
- Đáp án câu 1: - Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng tới hình thái, hoạt động sinh lí của sinh vật. Hình thành nhóm sinh vật biến nhiệt và sinh vật hằng nhiệt. Sinh vật thích nghi với môi trường sống có độ ẩm khác nhau. Hình thành các nhóm sinh vật. Thực vật: 
.	 Nhóm ưa ẩm. Nhóm chịu hạn. Động vật: Nhóm ưa ẩm. Nhóm ưa khô.
5. Hướng dẫn HS tự học:
- Đối với bài học ở tiết học này: Học bài, trả lời câu hỏi SGK. Đọc mục: “ em có biết”.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Chuẩn bị:
+ Sưu tầm tranh ảnh về rừng: tre, trúc, thông, bạch đàn.
+ Tranh ảnh quần thể : ngựa bò, cá, chim cánh cụt, hải quì và tôm kí cư.
+ Tìm hiểu mối quan hệ giữa các loài sinh vật.
+ Các mối quan hệ đó là các quan hệ gì.
+ Tìm các ví dụ minh hoạ cho các mối quan hệ đó trong thực tế mà em biết.
+ Liên hệ vào thực tế trồng trọt và chăn nuôi.
 	 V. Rút kinh nghiệm:
	- Nội dung: 	
	- Phương pháp: 	
 - Sử dụng đồ dùng, thiết bị: 	
-------------›&š-------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 46.doc