Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Trưng Vương - Tiết 10: Giảm phân (tích hợp)

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Trưng Vương - Tiết 10: Giảm phân (tích hợp)

/ Mục tiêu :

 a- Kiến thức :

- Trình bày được sự biến đổi trạng thái (đơn, kép), biến đổi số lượng (ở tế bào mẹ và tế bào con) và sự vận động của NST qua các kì của giảm phân.

- Nêu được ý nghĩa của giảm phân.

 b- Kĩ năng :

- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích thu nhận kiến thức từ hình vẽ, đồng thời phát triển tư duy lý luận.

 c- Thái độ :

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1326Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Trưng Vương - Tiết 10: Giảm phân (tích hợp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT : 10 GIẢM PHÂN (TÍCH HỢP)
Ngày dạy : 
 	1/ Mục tiêu :
	a- Kiến thức :
- Trình bày được sự biến đổi trạng thái (đơn, kép), biến đổi số lượng (ở tế bào mẹ và tế bào con) và sự vận động của NST qua các kì của giảm phân.
- Nêu được ý nghĩa của giảm phân.
	b- Kĩ năng :
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích thu nhận kiến thức từ hình vẽ, đồng thời phát triển tư duy lý luận. 
 	c- Thái độ : 
	2/ Chuẩn bị :
	a- Giáo viên : 
- Tranh phóng to H 10 /SGK.
	b- Học sinh :
	 - Hoàn thành bảng 10 tr.32 SGK.
	3/ Phương pháp dạy học :
	- Trực quan, Vấn đáp tìm tòi, hoạt động nhóm.
	4/ Tiến trình :
	4.1 On định tổ chức :
	- Kiểm tra sỉ số HS. Dụng cụ học tập.
	4.2 Kiểm tra bài cũ :
	- Trình bày những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân?(10đ).
a- Kỳ đầu: (2đ)
- NST bắt đầu đóng xoắn và co ngắn nên có hình thái rõ rệt.
- Các NST kép dính vào các sợi tơ của thoi phân bào tâm động.
b- Kỳ giữa: (2đ)
- Các NST kép đóng xoắn cực đại.
- Các NST kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
c- Kỳ sau: (3đ)
- Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành hai NST đơn phân li về hai cực tế bào.
d- Kỳ cuối: (3đ)
- Các NST đơn dãn xoắn dài ra ở dạng sợi mãnh dần thành nhiễm sắc chất.
- Kết quả: 1 TB mẹ (2n) qua nguyên phân 2 TB con (2n). 
4.3 Giảng bài mới :
 Như chúng ta đã biết quá trình nguyên phân xảy ra ở tế bào dinh dưỡng giúp cơ hể lớn lên. Hôm nay chúng ta tiếp tục phân bào giảm phân xảy ra vào kì chín của tế bào sinh dục (hình thành tế bào sinh dục).
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
I/ HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU NHỮNG DIỄN BIẾN CƠ BẢN CỦA NST TRONG GIẢM PHÂN I. 
* Mục tiêu : Trình bày được sự biến đổi trạng thái (đơn, kép), biến đổi số lượng (ở tế bào mẹ và tế bào con) và sự vận động của NST qua các kì của giảm phân I.
- GV treo tranh phóng to H10/SGK và yêu cầu HS đọc SGK phần I và hoàn thành vở (bảng 10).
- GV hướng dẫn HS quan sát kỹ H10 để hoàn thành vở bài tập.
+ HS quan sát H10, đọc thông tin SGK.
+ Trao đổi theo nhóm và trình bày trong vở bài tập (làm cột phân bào I),
- GV: mời đại diện nhóm lên trình bày báo cáo của nhóm.
+ Đại diện nhóm lên trình bày báo cáo của nhóm → nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét rút ra kết luận, đưa đáp án đúng phần I. - GV mở rộng kiến thức:(Sau khi học sinh ghi bài xong).
- Ý nghĩa của sự tiếp hợp các cặp NST kép trong kỳ đầu phân bào I.
+ HS nắm số lượng NST kì cuối phân bào I: Tế bào mẹ (2n NST đơn) → 2 tế bào con (n NST kép).
II/ HOẠT ĐỘNG 2 : TÌM HIỂU NHỮNG DIỄN BIẾN CƠ BẢN CỦA NST TRONG GIẢM PHÂN II
* Mục tiêu : Trình bày được sự biến đổi trạng thái (đơn, kép), biến đổi số lượng (ở tế bào mẹ và tế bào con) và sự vận động của NST qua các kì của giảm phân II. Nêu được ý nghĩa của giảm phân.
- GV: treo lại tranh phóng to H10 /SGK yêu cầu HS đọc SGK phần II và tiếp tục hoàn thành vở bài tập (bảng 10).
- GV: dẫn dắt HS qua sát kỹ H10 để hoàn thành vở bài tập ( phần PB II).
+ HS tiếp tục quan sát H10, đọc thông tin SGK phần II.
+ Trao đổi theo nhóm và trình bày trên phiếu HT (cột phân bào II).
- GV mời đại diện nhóm lên trình bày báo cáo của nhóm.
+ Đại diện nhóm lên trình bày báo cáo của nhóm → nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét rút ra đáp án đúng. 
- GV lưu ý và giải thích thêm cho HS: (sau khi HS ghi bài xong).
Lần phân bào II có xảy ra kì trung gian nhưng không đáng kể.
Các diễn biến của các kì PBII giống với nguyên phân.
GV: Vậy qua 2 lần phân bào liên tiếp thì kết quả từ 1 tế bào mẹ (2n NST) cho ra mấy tế bào con? Số lượng NST tế bào con so với tế bào mẹ?
- GV: Ý nghĩa của giảm phân?
- GV giảng cho HS: Nhờ quá trình giảm phân giao tử được mang bộ NST đơn bội được hình thành, qua thụ tinh phục hồi lại bộ NST lưỡng bội của loài 
I- NHỮNG DIỄN BIẾN CƠ BẢN CỦA NST TRONG GIẢM PHÂN I:
→ Kì đầu: Các NST xoắn, co ngắn. Các NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp theo chiều dọc và có thể xảy ra bắt chéo với nhau, sau đó lại tách rời nhau.
→ Kì giữa: Các NST kép trong cặp tương đồng tập trung và xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
→ Kì sau: Các NST kép trong cặp tương đồng phân li độc lập với nhau đi về 2 cực của tế bào.
→ Kì cuối: Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành.(Bộ NST đơn bội) 
II/ NHỮNG DIỄN BIẾN CƠ BẢN CỦA NST TRONG GIẢM PHÂN II:
→ Kì đầu: NST co lại cho thấy số lượng NST kép trong bộ NST đơn bội.
→ Kì giữa: NST kép xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
→ Kì sau: Từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào.
→ Kì cuối: Các NST đơn nằm gọn trong nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ đơn bội.
* Ý nghĩa của giảm phân: 
- Nhờ quá trình giảm phân giao tử được mang bộ NST đơn bội được hình thành, qua thụ tinh phục hồi lại bộ NST lưỡng bội của loài.
4.4 Củng cố luyện tập :
Đánh dấu X vào ô chỉ câu đúng nhất trong các câu sau:
 Câu 1: Phân bào là gì? (Giảm phân)
 Phân bào (Giảm phân) là quá trình phân bào tạo ra 2 tế bào con có bộ NST giống hệt tế bào mẹ.
 Phân bào (Giảm phân) là sự phân chia của tế bào sinh dục (2n) ở thời kì chín.
 Qua 2 lần phân bào liên tiếp giảm phân cho ra 4 tế bào con có bộ NST 
đơn bội (n).
 Cả B và C.
 Câu 2: Một tế bào ruồi giấm có 2n=8 đang ở kì sau của phân bào II thì có số lượng NST là bao nhiêu?
 a) 2 b) 4 c) 8 d) 16
4.5 Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
 	- Học thuộc phần tóm tắt cuối bài.
- Trả lời câu hỏi và làm BT SGK trang 33.
- Xem trước bài 11 “Phát sinh giao tử và thụ tinh”.
5- Rút kinh nghiệm:
	 --------------›&š-------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 10.doc