Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Võ Thị Sáu

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Võ Thị Sáu

1. Kiến thức:

- Nguyên nhân thoái hoá do tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở ĐV.

- Ý nghĩa của tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở ĐV.

- PP tạo dòng thuần ở cây giao phấn.

2. Kỹ năng:

- Kĩ năng quan sát, phân tích để tiếp thu kiến thức từ các kênh hình.

- Khái quát hoá kiến thức, hoạt động nhóm.

 

doc 73 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1051Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Võ Thị Sáu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20
Tiết 38
Ngày soạn:12/01/2010
Ngày dạy:14/01/2010
Bài 34. THOÁI HOÁ DO TỰ THỤ PHẤN
VÀ DO GIAO PHỐI GẦN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
-	Nguyên nhân thoái hoá do tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở ĐV.
-	Ý nghĩa của tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở ĐV.
-	PP tạo dòng thuần ở cây giao phấn.
2. Kỹ năng:
-	Kĩ năng quan sát, phân tích để tiếp thu kiến thức từ các kênh hình.
-	Khái quát hoá kiến thức, hoạt động nhóm.
:
II. Phương tiện:
-	GV: 	+ Tranh phóng to H.34.1® 34.3 SGK.
-	HS:	+ Đọc và soạn trước câu hỏi trong SGK.
III. Phương pháp:
-	Thuyết trình.
-	Vấn đáp.
IV. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định: 
KTSS – ghi tên HS vắng.
2. Kiểm tra bài cũ: 
 -	Tại sao người ta cần chọn tác nhân cụ thể khi gây ĐB ?
 -	Khi gây ĐB bằng tác nhân vật lí và hoá học, người ta thường sử dụng các biện pháp nào ?
3. Bài mới:
I – HIỆN TƯỢNG THOÁI HÓA: 
Hoạt động của GV
- GV treo tranh phóng to H.34.1 SGK cho HS quan sát và hướng dẫn HS tìm hiểu SGK để trả lời câu hỏi:
 + Hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn ở cây giao phấn biểu hiện ntn ?
_ GV đánh giá hoạt động và kết quả các nhóm giúp HS hoàn thiện kiến thức.
- GV treo tranh phóng to H.34.2 SGK cho HS quan sát và hướng dẫn HS tìm hiểu SGK để xác định được: Giao phối gần là gì ? Gây ra những hậu quả nào ở ĐV ?
- Nhận xét, bổ sung và kết luận.
Hoạt động của HS
- HS quan sát tranh, tìm hiểu SGK, thảo luận nhóm, thống nhất câu trả lời, ghi vào phiếu học tập.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả ở phiếu học tập, các nhóm khác theo dõi, nhận xét bổ sung kiến thức.
+ Hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn ở cây giao phấn biểu hiện như sau: các cá thể có sức sống kém dần, phát triển chậm, chiều cao và năng suất cây giảm dần.
- HS ghi nội dung phiếu học tập vào vở.
- HS quan sát tranh, đọc SGK độc lập suy nghĩ trả lời:
+ Giao phối gần là sự giao phối giữa con cái sinh ra từ 1 cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ và con cái.
+ Giao phối gần thường gây ra hiện tượng thoái hóa ở các thế hệ sau, làm khả năng sinh trưởng và phát triển yếu, sức đẻ giảm, quái thai, dị tật bẩm sinh, chết non...
Tiểu kết: 
- Hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn ở cây giao phấn biểu hiện như sau: Các cá thể có sức sống kém dần, phát triển chậm, chiều cao và năng suất cây giảm dần. Ở nhiều dòng còn có biểu hiện bệnh bạch tạng, thân lùn, trái bị dị dạng và ít hạt.
- Hiện tượng thoái hóa do giao phấn gần ở ĐV: giao phối gần là sự giao phối giữa con cái sinh ra từ 1 cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ và con cái. Giao phối gần thường gây ra hiện tượng thoái hóa ở các thế hệ sau, làm khả năng sinh trưởng và phát triển yếu, sức đẻ giảm, quái thai, dị tật bẩm sinh, chết non...
II - NGUYÊN NHÂN CỦA HIỆN TƯỢNG THOÁI HÓA GIỐNG: 
.
Hoạt động của GV
- GV treo tranh phóng to H.34.3 SGK cho HS quan sát và suy nghĩ để trả lời câu hỏi SGK:
+ Qua các thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối gần, tỉ lệ thể ĐH và thể DH biến đổi ntn ?
+ Tại sao tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở ĐV lại gây ra hiện tượng thoái hóa ?
- GV nhận xét, giúp HS hoàn thiện kiến thức. 
- GV lưu ý HS: Một số loài TV tự thụ phấn cao độ (đậu Hà Lan, cà chua..) hoặc ĐV thường xuyên giao phối gần (chim bồ câu) không bị thoái hóa vì hiện tại chúng đang mang những cặp gen ĐH không gây hại cho chúng.
Hoạt động của HS
- HS quan sát tranh, nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi:
+ Qua các thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối gần, thì tỉ lệ hợp tử giảm dần, thể ĐH tử tăng dần. 
+ Tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở ĐV lại gây ra hiện tượng thoái hóa là vì trong các quá trình đó, thể ĐH tử ngày càng tăng, tạo ĐK cho các gen lặn gây hại biểu hiện ra KH.
- Thu nhận kiến thức.
Tiểu kết: 
- Qua các thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối gần,thì tỉ lệ hợp tử giảm dần, thể ĐH tử tăng dần. 
- Tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở ĐV lại gây ra hiện tượng thoái hóa là vì trong các quá trình đó, thể ĐH tử ngày càng tăng, tạo ĐK cho các gen lặn gây hại biểu hiện ra KH.
III – VAI TRÒ CỦA PHƯƠNG PHÁP TỰ THỤ PHẤN BẮT BUỘC VÀ GIAO PHỐI CẬN HUYẾT TRONG CHỌN GIỐNG: 
Hoạt động của GV
- GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung T.tin trong SGK. Trả lời câu hỏi:
 + Tại sao tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hóa mà vẫn được người ta ứng dụng trong chọn giống ?
- GV nhận xét, giúp HS hoàn thiện kiến thức.
Hoạt động của HS
- HS nghiên cứu nội dung T.tin trong SGK. Trả lời câu hỏi:
+ Tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hóa mà vẫn được người ta ứng dụng trong chọn giống để cũng cố và duy trì 1 số TT mong muốn, tạo dòng thuần.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ® tiểu kết.
Tiểu kết: 
Trong chọn giống người ta dùng các PP này để cũng cố và duy trì 1 số TT mong muốn, tạo dòng thuần.
4. Củng cố – đánh giá: 
-	HS đọc kết luận trong khung hồng SGK.
-	Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở ĐV qua nhiều thế hệ có thể gây ra hiện tượng thoái hóa ? Cho VD.
5. Dặn dò – hướng dẫn về nhà: 
-	Học bài, trả lời câu hỏi: Trong chọn giống, người ta dùng 2 PP tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần nhằm mục đích gì ? 
-	Đọc trước bài 35 “Ưu thế lai”.
Tuần 20
Tiết 39
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Bài 35. ƯU THẾ LAI
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
-	Khái niệm ưu thế lai, cơ sở DT của hiện tượng ưu thế lai, lí do không dùng cơ thể lai F1 để nhân giống, các biện pháp duy trì ưu thế lai.
-	Các PP thường dùng để tạo ưu thế lai.
-	Khái niệm lai kinh tế và PP thường dùng để tạo cơ thể lai kinh tế ở nước ta.
2..Kỹ năng:
-	Rèn kĩ năng quan sát.
-	Giải thích hiện tượng bằng cơ sở khoa học.
-	Tổng hợp, khái quát hoá kiến thức.
II. Phương tiện:
-	GV: Tranh phóng to H.35 SGK (ưu thế lai ở ngô), lai kinh tế ở lợn.
-	HS: Đọc trước bài 35. Tìm hiểu ưu thế lai, giống ngô, lúa có năng suất cao.
III. Phương pháp:
-	Quan sát tìm tòi.
-	Đặt và giải quyết vấn đề.
-	Hợp tác theo nhóm nhỏ.
IV. Thông tin bổ sung:
Cơ sở DT học của ưu thế lai được giải thích theo các giả thuyết sau:
-	Giả thuyết về trạng thái DH: tạp giao giữa các dòng thuần chủng, F1 DH về các gen mong muốn, mâu thuẩn nội bộ giữa các cặp gen cao, trao đổi chất tăng cường, khử được tác dụng gây hại của các cặp gen ĐB.	AABBCC x aabbcc ® AaBbCc.
-	Giả thuyết về tác động cộng gộp giữa các gen trội có lợi: các TT đa gen được chi phối bởi nhiều gen trội có lợi, khi lai tập trung các gen trội có lợi sẽ tăng cường hiệu quả cộng gộp.	AabbDD x aaBBdd ® AaBbDd.
-	Giả thuyết siêu trội: đó là kết quả của sự tương tác giữa 2 alen cùng chức phận của cùng 1 lôcút dẫn đến hiệu quả bổ trợ, mở rộng phạm vi biểu hiện KH.	AA aa.
V. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định: 
KTSS – ghi tên HS vắng.
2. Kiểm tra bài cũ: 
Trong chọn giống, người ta dùng 2 PP tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần nhằm mục đích gì ? 
3. Bài mới:
I – HIỆN TƯỢNG ƯU THẾ LAI: 
.
Hoạt động của GV
- GV treo tranh phóng to H.35 SGK cho HS quan sát và yêu cầu : So sánh cây và bắp ngô ở 2 dòng tự thụ phấn.
- GV lưu ý HS chú ý các đặc điểm:
 + Chiều cao thân cây ngô.
 + Chiều cao bắp, số lượng hạt.
 _ Nhận xét, bổ sung và nêu câu hỏi:
 + Ưu thế lai là gì ? Cho VD về ưu thế lai ở ĐV và TV.
- Nhận xét và lưu ý HS: Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất trong các trường hợp lai giữa các dòng có kiểu gen khác nhau. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ.
Hoạt động của HS
- HS quan sát tranh, tìm hiểu SGK, suy nghĩ, trả lời câu hỏi:
+ Thân và bắp ngô ở cơ thể lai F1 có nhiều đặc điểm trội hơn so với cây bố mẹ.
- HS quan sát tranh, độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi:
 + Ưu thế lai là hiện tượng cơ thế lai F1 có ưu thế hơn hẳn so với bố mẹ.
VD: Hiện tượng ưu thế lai ở ngô.
- Thu nhận kiến thức.
Tiểu kết: 
 Ưu thế lai là hiện tượng con lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, chống chịu tốt, các TT về hình thái và năng suất cao hơn trung bình giữa 2 bố mẹ hoặc vượt trội cả 2 bố mẹ.
II - NGUYÊN NHÂN CỦA HIỆN TƯỢNG ƯU THẾ LAI: (10 phút)
.
Hoạt động của GV
- GV yêu cầu HS đọc T.tin trong SGK và suy nghĩ để trả lời các câu hỏi của lệnh 2 SGK:
+ Tại sao khi lai 2 dòng thuần, ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ?
+ Tại sao ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ ?
- GV gợi ý: Các TT số lượng do nhiều gen trội quy định. Ở cơ thể thuần chủng có nhiều gen lặn ở trạng thái ĐH biểu hiện các đặc điểm xấu. Khi lai các cơ thể thuần chủng với nhau tạo ra F1 DH, các gen trội có lợi đều được biểu hiện.
VD: AabbCC x aaBBcc
 AaBbCc
- GV nhận xét, giúp HS hoàn thiện kiến thức. Dẫn dắt HS ghi tiểu kết.
Hoạt động của HS
- HS quan sát tranh, nghiên cứu SGK, làm việc độc lập để trả lời câu hỏi.
- Qua gợi ý của GV, HS nêu được;
+ Khi lai 2 dòng thuần ưu thế lai biểu hiện rõ nhất vì hầu hết các cặp gen ở trạng thái DH.
+ Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1 vì F1 tập trung nhiều gen trội có lợi sau đó giảm dần qua các thế hệ, qua các thế hệ tỉ lệ DH giảm, dẫn đến hiện tượng thoái hoá giống.
- Thu nhận kiến thức.
Tiểu kết: 
- Sự tập trung các gen trội có lợi ở cơ thể lai F1 là 1 nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai.
- Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ.
III – CÁC PHƯƠNG PHÁP TẠO ƯU THẾ LAI: 
Hoạt động của GV
- GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung SGK. Trả lời câu hỏi:
 + Con người đã tiến hành tạo ưu thế lai ở cây trồng bằng PP nào? Ở vật nuôi bằng PP nào ?
- GV nhận xét và hỏi: Thế nào là lai kinh tế ? Tại sao không dùng con lai kinh tế để nhân giống ?
- GV nhận  ...  20/5/2010
BÀI 65. TỔNG KẾT CHƯƠNG TRÌNH TOÀN CẤP.
(Tiếp theo)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hệ thống được kiến thức về SH cá thể và SH TB.
- HS biết vận dụng kiến thức vào thực tế.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng tư duy, so sánh tổng hợp.
- Kĩ năng khái quát hóa kiến thức.
3. Thái độ:
Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn.
II. Phương tiện:
GV + HS: kẻ sẵn các bảng phụ 65.1 ® 65.5 SGK.
III. Phương pháp:
-	Quan sát tìm tòi.
-	Đặt và giải quyết vấn đề.
-	Hợp tác theo nhóm nhỏ.
-	Phân tích, so sánh.
IV. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định: 
KTSS – ghi tên HS vắng.
2. Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Ôn tập:
I – SINH HỌC CÁ THỂ:
Hoạt động của GV
- GV yêu cầu HS hoàn thành bảng 65.1, 65.2 SGK.
- GV theo dõi các nhóm, giúp đỡ nhóm yếu.
- GV nhận xét – đánh giá và đưa ra đáp án để các nhóm so sánh.
- Lấy VD chứng minh sự hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể SV liên quan mật thiết với nhau.
Hoạt động của HS
- HS thảo luận nhóm để hoàn thành nội dung 2 bảng.
- Đại diện nhóm trình bày đáp án.
- Các nhóm khác theo dõi bổ sung. 
- Các nhóm đối chiếu với đáp án của GV ® tự sửa chữa.
 + Lá QH ® tổng hợp chất hữu cơ nuôi cây. Lá chỉ QH được khi rễ hút nước, muối khoáng lên lá.
Kiến thức ở các bảng
Bảng 65.1: Chức năng của các cơ quan ở cây có hoa:
Cơ quan
Chức năng
Rễ.
Hấp thu nước và các muối khoáng cho cây.
Thân.
Vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá và chất hữu cơ từ lá ® các bộ phận khác của cây.
Lá.
Thu nhận AS để QH tạo chất hữu cơ cho cây. TĐK với MT ngoài và thoát hơi nước.
Hoa.
Thực hiện thụ phấn, thụ tinh, kết hạt và tạo quả.
Quả.
Bảo vệ hạt, góp phần phát tán hạt.
Hạt.
Nảy mầm thành cây con, duy trì và phát triển nòi giống.
Bảng 65.2: Chức năng của các cơ quan và hệ cơ quan ở cơ thể người:
Cơ quan và hệ cơ quan
Chức năng
Vận động
Nâng đỡ và bảo vệ cơ thể, tạo cử động và di chuyển cho cơ thể. 
Tuần hoàn
Vận chuyển chất dinh dưỡng, O2 vào TB và chuyển sản phẩm phân giải từ TB ® hệ bài tiết theo dòng máu.
Hô hấp
Thực hiện TĐK với MT ngoài: nhận O2 thải CO2.
Tiêu hóa
Phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản.
Bài tiết
Thải ra ngoài cơ thể các chất không cần thiết hay độc hại cho cơ thể.
Da
Cảm giác, bài tiết, điều hòa thân nhiệt và bảo vệ cơ thể.
Thần kinh và giác quan
Điều khiển, điều hòa và phối hợp hoạt động của các cơ quan, bảo đảm cho cơ thể là 1 thể thống nhất toàn vẹn.
Tuyến nội tiết
Điều hòa các quá trình sinh lí của cơ thể, đặc biệt là quá trình TĐC, chuyển hóa vật chất và năng lượng bằng con đường thể dịch.
Sinh sản
Sinh con, duy trì và phát triển nòi giống.
II – SINH HỌC TẾ BÀO:
Hoạt động của GV
- GV yêu cầu hoàn thành nội dung các bảng 65.3 ® 65.5.
- GV chữa bài cho HS bằng cách cho quan sát đáp án mẫu.
- GV nhắc nhở HS khắc sâu kiến thức về các hoạt động sống của TB, đặc điểm quá trình nguyên phân, giảm phân.
Hoạt động của HS
- HS thảo luận ® khái quát kiến thức ® ghi kết quả vào bảng.
- Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS dựa trên đáp án mẫu của GV tự điều chỉnh.
Kiến thức ở các bảng
Bảng 65.3: Chức năng của các bộ phận ở TB:
Các bộ phận
Chức năng
Thành TB.
Bảo vệ TB.
Màng TB.
TĐC giữa trong và ngoài TB.
Chất TB.
Thực hiện các hoạt động sống của TB.
Ti thể.
Thực hiện chuyển hóa năng lượng của TB.
Lục lạp.
Tổng hợp chất hữu cơ (quang hợp).
Ribôxôm.
Tổng hợp prôtêin.
Không bào.
Chứa dịch TB.
Nhân.
Chứa vật chất DT (ADN, NST). Điều khiển mọi hoạt động sống của TB.
Bảng 65.4: Các hoạt động sống của TB:
Các quá trình
Vai trò
Quang hợp.
Tổng hợp chất hữu cơ.
Hô hấp.
Phân giải chất hữu cơ và giải phóng năng lượng.
Tổâng hợp prôtêin.
Tạo prôtêin cung cấp cho TB.
Bảng 65.5: Những điểm khác nhau cơ bản giữa nguyên phân và giảm phân:
Các kì
Nguyên phân
Giảm phân
Giảm phân I
Giảm phân II
Kì giữa.
NST kép co ngắn cực đại xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo.
Cặp NST kép xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo.
NST kép xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo.
Kì sau.
NST kép chẻ dọc thành 2 NST đơn phân li về 2 cực TB.
Các cặp NST kép tương đồng phân li độc lập về 2 cực của TB.
Từng NST kép chẻ dọc thành 2 NST đơn phân li về 2 cực TB.
Kì cuối.
NST đơn nằm trong nhân với số lượng bằng 2n như ở TB mẹ.
NST kép nằm trong nhân với số lượng bằng n (kép) bằng ½ ở TB mẹ.
NST đơn nằm trong nhân với số lượng bằng n (NST đơn).
Kết thúc.
1 TB mẹ ® 2 TB với số lượng NST giống TB mẹ.
1 TB mẹ ® 4 TB con với số lượng NST giảm đi ½. 
4. Củng cố – đánh giá: 
GV nhận xét hoạt động và kết quả của các nhóm.
5. Dặn dò – hướng dẫn về nhà: 
Ôn tập §66 theo nội dung bảng 66.1 ® 66.5 SGK.
Tuần 35
Tiết 69
Ngày soạn:21/5/2010
Ngày dạy 24/5/2010
BÀI 65. TỔNG KẾT CHƯƠNG TRÌNH TOÀN CẤP.
(Tiếp theo)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hệ thống hóa được kiến thức về SH cơ bản toàn cấp THCS.
- HS biết vận dụng kiến thức vào thực tế.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng tư duy, so sánh tổng hợp.
- Kĩ năng khái quát hóa kiến thức.
II. Phương tiện:
GV + HS: chuẩn bị nội dung bảng phụ theo nội dung SGK.
III. Phương pháp:
-	Hợp tác theo nhóm nhỏ.
-	Phân tích, so sánh.
IV. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định: 
KTSS – ghi tên HS vắng.
2. Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Ôn tập:
I – DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ:
Hoạt động của GV
- GV phân lớp làm 4 nhóm, thảo luận 4 nhóm theo các bảng 66.1 ® 66.4.
- GV cho HS chữa bài và trao đổi toàn lớp.
- GV nhận xét nội dung thảo luận của các nhóm, bổ sung thêm kiến thức còn thiếu.
- GV nhấn mạnh và khắc sâu kiến thức ở bảng 66.1 và 66.3.
Hoạt động của HS
- Các nhóm thảo luận thống nhất ý kiến ® ghi nội dung.
- Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác theo dõi bổ sung.
- HS dựa trên đáp án của GV để tự điều chỉnh.
- HS ghi nhớ.
Kiến thức ở các bảng
Bảng 66.1: Các cơ chế của hiện tượng DT:
Cơ sở vật chất
Cơ chế
Hiện tượng
Cấp phân tử: ADN.
ADN ® ARN ® prôtêin. 
Tính đặc thù của prôtêin.
Cấp TB: NST.
Nhân đôi – phân li – tổ hợp – nguyên phân – giảm phân – thụ tinh.
Bộ NST đặc trưng của loài. Con giống bố mẹ.
Bảng 66.3: Các loại biến dị:
Biến dị tổ hợp
Độc biến
Thường biến
Khái niệm.
Sự tổ hợp lại các gen của P tạo ra ở thế hệ lai những KH khác P.
Những biến đổi về cấu trúc, số lượng của ADN và NST khi SS hiện thành KH là thể đột biến.
Những biến đổi ở KH của 1 KG, phát sinh trong quá trình phát triển cá thể dưới ảnh hưởng của MT.
Nguyên nhân.
Phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen trong giảm phân, thụ tinh.
Tác động của các nhân tố ở MT trong và ngoài cơ thể vào ADN và NST.
Ảnh hưởng của ĐK MT chứ không do sự biến đổi trong KG.
Tính chất và vai trò
Xuất hiện với tỉ lệ không nhỏ, DT được, là nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa.
Mang tính cá biệt, ngẫu nhiên, có lợi hoặc hại, DT được, là nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống.
Mang tính đồng loạt, định hướng, có lợi, không DT được nhưng đảm bảo cho sự thích nghi của cá thể.
II – SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG:
Mục tiêu: HS khái quát mối quan hệ SV và MT.
Hoạt động của GV
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để giải thích sơ đồ 66 SGK.
- GV yêu cầu HS thuyết trình sơ đồ trên bảng.
- GV tổng kết ý kiến của HS và đưa nhận xét đánh giá nội dung đã hoàn chỉnh và nội dung chưa hoàn chỉnh để bổ sung.
- GV lưu ý những mũi tên chỉ mối liên quan.
- GV yêu cầu HS thảo luận bảng 66.5 SGK.
- Yêu cầu HS lấy VD để nhận biết QT, QX với tập hợp ngẫu nhiên.
Hoạt động của HS
- HS nghiên cứu sơ đồ, thảo luận nhóm thống nhất ý kiến. Yêu cầu nêu được:
 + Sự tác động qua lại giữa MT và các cấp độ tổ chức sống được thể hiện qua sự tương tác giữa các nhân tố ST với từng cấp độ tổ chức sống.
 + Tập hợp các cá thể cùng tạo nên các đặc trưng của QT: mật độ, tỉ lệ giới tính, thành phần tuổi và chúng quan hệ với nhau đặc biệt về SS.
 + Tập hợp các QT thuộc các loài khác nhau tại 1 không gian xác định tạo nên QX, chúng có nhiều mối quan hệ, trong đó đặc biệt là mối quan hệ dinh dưỡng thông qua chuỗi và lưới thức ăn trong hệ ST.
- Đại diện nhóm thuyết trình, các nhóm còn lại bổ sung.
 + QT: rừng đước Cà Mau, đồi cọ Phú Thọ.
 + QX: ao cá, hồ cá
Bảng 66.5: Đặc điểm của QT, QX và hệ ST:
QT
QX
Hệ ST
Khái niệm
Bao gồm những cá thể cùng loài, cùng sống trong 1 khu vực nhất định, ở 1 thời điểm nhất định, giao phối tự do với nhau để tạo ra thế hệ mới.
Bao gồm những QT thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong 1 không gian xác định, có mối quan hệ ST mật thiết với nhau.
Bao gồm QX và khu vực sống (sinh cảnh) của nó, trong đó các SV luôn có sự tương tác lẫn nhau và với các nhân tố không sống tạo thành 1 hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
Đặc điểm
Các đặc trưng về mật độ, tỉ lệ giới tính, thành phần tuổi các cá thể có mối quan hệ ST hổ trợ hoặc cạnh tranh. số lượng cá thể có thể biến động có hoặc không theo chu kì, thường được điều chỉnh ở mức cân bằng.
Có các tính chất cơ bản về số lượng và thành phần các loài, luôn có sự khống chế tạo nên sự cân bằng SH về số lượng cá thể. Sự thay thế kế tiếp nhau của các QX theo thời gian là diễn thế ST.
Có nhiều mối quan hệ nhưng quan trọng là về mặt dinh dưỡng thông qua chuỗi thức ăn và lưới thức ăn. Dòng năng lượng trong hệ ST được vận chuyển qua các bậc dinh dưỡng của các chuỗi thức ăn: SV sản xuất ® SV tiêu thụ ® SV phân giải.
4. Củng cố – đánh giá: 
GV nhận xét hoạt động và kết quả của các nhóm.
5. Dặn dò – hướng dẫn về nhà: 
Ôn lại những nội dung đã học.

Tài liệu đính kèm:

  • docsinh hoc 9 k2.doc