Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 1 (tiếp)

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 1 (tiếp)

MỤC TIÊU

- Nêu được mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của Di truyền học.

- Nêu được phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menden.

- Trình bày được một số thuật ngữ, kí hiệu trong Di truyền học.

- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích để thu nhận kiến thức từ phương tiện trực quan.

 

doc 87 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1436Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 1 (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn Ngày dạy 
Tuần : 1 - TIẾT 1 
MENĐEN VÀ DI TRUYỀN HỌC
I/ MỤC TIÊU
Nêu được mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của Di truyền học.
Nêu được phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menden.
Trình bày được một số thuật ngữ, kí hiệu trong Di 	truyền học.
Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích để thu nhận kiến thức từ phương tiện trực quan.
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Tranh phóng to hình 1 SGK
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
	1, Ổn định, kiểm tra.
	2, Bài mới
	A-Mở bài
	B-Phát triển bài
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hoạt động 1
-Yêu cầu HS đọc SGK để nêu những hiểu biết của mình về : Đối tượng, nội dung và ý nghĩa của DTH.
-Giải thích 2 hiện tượng DT & BD gắn liền với quá trình sinh sản.
I- Di truyền học
- Đọc SGK và hoạt động nhóm để nêu những hiểu biết của mình về : Đối tượng, nội dung và ý nghĩa của DTH.
- Các nhóm khác bổ sung.
Tiểu kết :
DTH nghiên cứu bản chất và tính quy luật của hiện tương DT, BD.
DTH là cơ sở khoa học chọn giống, có vai trò quan trọng trong Y học, đặc biệt là trong Công nghệ sinh học.
Hoạt động 2
-Treo tranh phóng to hình 1 SGK cho HS quan sát và yêu cầu các em nghiên cứu SGK để trả lời câu hỏi : Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menden là gì ?
- Gợi ý các cặp tính trạng tương phản.
II-Menden- Người đặt nền móng cho di truyền học
- Quan sát tranh và nghiên cứu SGK rồi thảo luận nhóm và báo cáo.
- Các nhóm khác bổ sung và rút ra kết luận.
 Tiểu kết : 
 + Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen là : 
Lai các cặp bố mẹ TC khác nhau về 1 hoặc một số cặp tính trạng , rồi theo dõi sự di truyền đó trên các thế hệ con cháu .
Dùng toán thống kê phân tích rút ra định luật di truyền 
Hoạt động 3
- Yêu cầu HS đọc SGK để nêu định nghĩa và ký hiệu cơ bản của DTH.
- Phân tích khái niệm thuần chủng và gợi ý cách viết công thức lai.
III- Một số thuật ngữ và ký hiệu cơ bản 
- Đọc SGK và hoạt động nhóm để nêu định nghĩa và ký hiệu cơ bản của DTH.
- Các nhóm khác bổ sung và rút ra kết luận.
Tiểu kết : ( HS Học SGK)
Tính trạng là những đặc điểm cụ thể về hình thái, cấu tạo, sinh lý của một cơ thể.
Cặp tính trạng tương phản là hai trạng thái khác nhau của cùng một loại tính trạng biểu hiện trái ngược nhau.
Gen là nhân tố DT quy định một hoặc một số tính trạng của sinh vật.
Giống (dòng) thuần chủng là giống có đặc tính DT đồng nhất, các thế hệ sau giống thế hệ trước.
Các ký hiệu :
P là cặp bố mẹ xuất phát.
G là giao tử.
F là thế hệ con.
C-Kết luận : Cho HS nhắc lại phần tóm tắt của bài.
	3, Kiểm tra đánh giá :
	4, Hướng dẫn học ở nhà : Về nhà học bài và trả lời các câu hỏi SGK
==============================================================
Ngày soạn : Ngày dạy : 
Tuần : 1 - Tiết : 2 
LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG 
I/ MỤC TIÊU
Nêu được thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen
Phân biệt được kiểu gen (KG) với kiểu hình (KH).
Giải thích được kết quả thí nghiệmcủa Menđen.
Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích để thu nhận kiến thức từ hình vẽ.
Rèn luyện kỹ năng làm việc với SGK và thảo luận mhóm . 
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Tranh phóng to hình 2.1-3 SGK
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
	1, Ổn định, kiểm tra.
Câu hỏi 1, Đối tượng – Nội dung và ý nghĩa thực tiển của di truyền học 
 2, Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen là gì ?
Đáp án : 1, DTH nghiên cứu Cơ sở vật chất,cơ chếvà tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến . DTH có một vai trò quan trọng không chỉ là lý thuyết mà còn giá trị thực tiễn cho Y học – Khoa học .
 2, ND cơ bản của phương pháp phân tích giống lai : Lai các cặp bố mẹ TC nhưng khác nhau về các cặp tính trạng tương phản rồi theo dõi sự di truyền đó trên các thế hệ con cháu .
	2, Bài mới
	A-Mở bài
	B-Phát triển bài
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hoạt động 1
-Treo tranh phóng to hình 2.1 SGK cho HS quan sát và yêu cầu các em nghiên cứu SGK để xác định kiểu hình của F1 và tỷ lệ kiểu hình của F2 
- Lưu ý tính trạng Trội và Lặn 
I- Thí nghiệm của Menđen
- HS quan sát nghiên cứu SGK và hoạt động nhóm để xác định kiểu hình ở F1 và tỷ lệ khiểu hình ở F2 
- Các nhóm khác bổ sung.
Tiểu kết :
Khi lai hai bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thì ở F1 đồng tính về tính trạng, F2 có sự phân ly tính trạng theo tỷ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn 
Hoạt động 2
- Yêu cầu HS quan sát tranh phóng to hình 2.3 SGK và yêu cầu các em nghiên cứu SGK để trả lời 3 câu hỏi : 
* Men đen giải thích kết quả thí nghiệm như thế nào ? 
* Tỷ lệ các loại giao tử ở F1 và tỷ lệ các loại kiểu gen là bao nhiêu ? 
* Tại sao F2 có tỷ lệ 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng 
- Lưu ý : Quan điểm của Menđen về “nhân tố di truyền” 
II-Menden- Giải thích kết quả thí nghiệm:
- Quan sát tranh và nghiên cứu SGK rồi thảo luận nhóm và báo cáo.
- Các nhóm khác bổ sung và rút ra kết luận.
 Tiểu kết : 
Ở các thế hệ P, F1 , F2 : gen tồn tại thành từng cặp tương ứng tạo thành kiểu gen . Kiểu gen quy định kiểu hình .
Trong quá trình phát sinh giao tử, các gen phân ly về các tế bào con, chúng được tổ hợp lại trong quá trình thụ tinh hình thành hợp tử .
Tỉ lệ các loại giao tử F1 là 1A : 1a nên tỷ lệ kiểu gen F2 là 1AA : 2Aa : 1aa 
F2 có tỷ lệ 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng vì kiểu gen dị hợp Aa biểu hiện kiểu hình trội 
C-Kết luận : Cho HS nhắc lại phần tóm tắt của bài.
	3, Kiểm tra đánh giá : Cho học sinh phát biểu các khái niệm : Kiểu gen , kiểu hình, thể đồng hợp, thể di hợp .
	4, Hướng dẫn học ở nhà : Về nhà học bài và trả lời các câu hỏi SGK
==============================================================
Ngày soạn : Ngày dạy : 
Tuần : II - Tiết : 3 
LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG ( Tiếp theo ) 
I/ MỤC TIÊU
Nêu được mục đích, nội dung và ý nghĩa của phép lai phân tích 
Xác định được ý nghĩa của tương quan trội – lặn trong thực tiển đời sống và sản xuất 
Phân biệt được thể đồng hợp với thể dị hợp, trội hoàn toàn với trội không hoàn toàn . 
Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích để thu nhận kiến thức từ hình vẽ.
Rèn luyện kỹ năng làm việc với SGK và thảo luận mhóm . 
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Tranh phóng to hình 3 SGK
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
	1, Ổn định, kiểm tra.
Câu hỏi 1, Phát biểu nội dung của định luật phân ly 
 2, Làm bài tập số 4 trong SGK trang 10 
Đáp án : 1, Nội dung của Định luật phân ly : 
	Khi lai hai bố mẹ TC khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thì ở F1 đồng tính về tính trạng , F2 Có sự phân ly tính trạng theo tỷ lệ 3 trội : 1 lặn .
 2, Nếu quy ước gen A quy định tính trạng cá mắt đen 
	 ----- a ------------------------- mắt đỏ 
	Vậy cá kiếm mắt đen có kiểu gen TC có kiểu gen là : AA 
 --------------- đỏ ------------------------------------- : aa
	Ta có sơ đồ lai : 
	P : 	AA ( mắt đen )	x	aa ( mắt đỏ ) 
	Gp : A a
	F1 : Aa ( mắt đen ) 
	F1 	Aa ( mắt đen )	x	Aa ( mắt đen )
	GF1	A, a A , a 
	F2 	( KG ): 	1AA : 2 Aa : 1 aa 
	( KH ):	3 mắt đen : 1 mắt đỏ 
	2, Bài mới :
	A-Mở bài
	B-Phát triển bài
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hoạt động 1
? Khi cho đậu HàLan hoa đỏ và hoa trắng
 (ở F2 trong thí nghiệm củaMen đen) giao phấn với nhau thì kết quả thu được có thể sẽ như thế nào 
- GV gợi ý để HS viết được sơ đồ lai phân tích 
? Theo em, thế nào thì gọi là phép lai phân tích 
- GV bổ sung – nêu kết luận 
III – Lai Phân tích : 
- HS đọc SGK, thảo luận nhóm và cử đại diện mhóm trình bày kết quả 
- Các nhóm khác bổ sung.
- HS phát biểu cá nhân 
Tiểu kết :
- Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mạng tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn .
- Nếu kết quả phép lai là đồng tính thì cá thể mang lai có (KG) là đồng hợp trội(AA), còn kết quả phép lai là phân tính thì cá thể đó có (KG) là dị hợp ( Aa) 
Hoạt động 2
- GV nêu vấn đề : Tương quan Trội – Lặn có ý nghĩa gì ? 
- GV lưu ý HS : Các tính trạng trội nói chung là những tính trạng tốt, còn những tính trạng lặn là nhứng tính trạng xấu 
? Làm thế nào để xác định được tương quan trội - lặn .
? làm thế nào để xác định giống thuần chủng 
- GV củng cố , kết luận 
IV – Ý nghĩa của tương quan trội lặn :
- HS đọc SGK rồi thảo luận nhóm vàø báo cáo kết quả : - HS tìm hiểu SGK, thảo luận nhóm để thống nhất câu trả lời 
- Các nhóm khác bổ sung và rút ra kết luận.
 * Tiểu kết : 
- Trong chọn giống, vận dụng tương quan Trội – Lặn , người ta có thể xác định được các tính trạng trội và tập trung nhiều gen trội quý vào một kiểu gen để tạo ra giống có giá trị kinh tế cao 
- Muốn xác định được tương quan trội – lặn phải sử dụng phương pháp phân tích cơ thể lai ( của Men đen) .
- Trong sản xuất để tránh có sự phân ly tính trạng ( xuất hiện tính trạng xấu ) , người ta phải tiến hành lai phân tích để kiểm tra độ thuần chủng của giống 
Hoạt động 3 : 
- GV cho HS xem tranh phóng to hình 3 SGK và nêu câu hỏi : 
? Tại sao F1 lại xuất hiện toàn tính trạng hoa màu hồng ( Trung gian ) trong phép lai giữa hoa đỏ và hoa trắng ? có gì mâu thuẩn so với quy luật Menđen .
- GV khẳng định : trên đây là hiện tượng trội không hoàn toàn . Vậy thế nào là trội không toàn ? 
- GV củng cố , nêu kết luận 
V- Trội không hoàn toàn 
- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi : 
F1 mang tính trạng trung gian (hoa màu hồng ) là vì gen trội A (hoa đỏ) không át hoàn toàn được gen lặn a ( hoa trắng) . Do đó F2 có tỷ lệ trung bình là 1(đỏ) : 2 (hồng) : 1(trắng), không phải là 3(đỏ) : 1 (trắng) như trong phép lai của Menđen. 
- HS thảo luận nhóm, nêu nhận xét . 
- Các nhóm khác bổ sung 
 Tiểu kết : 
- Trội không hoàn toàn là hiện tượng di truyền , trong đó kiểu hình của cơ thể lai F ... ỘNG CỦA TRÒ
Hoạt động 1
- GV treo tranh phóng to H 34.1 SGK cho HS quan sát và hướng dẫn HS tìm hiểu SGK để trả lời câu hỏi : Hiện tượng thoái hoá do tự thụ phấn ở cây giao phấn biểu hiện nư thế nào?
- GV theo dõi nhận xét , chỉnh lí, bổ sung , xác nhận đáp án đúng .
- GV treo tranh phóng to H 34.2 SGK cho HS quan sát và tìm hiểu SGK để trả lời câu hỏi : Giao phối gần là gì ? Gây ra những hậu quả nào ở động vật ? 
 GV theo dõi nhận xét , chỉnh lí, bổ sung , xác nhận đáp án đúng .
I– Hiện tượng thoái hoá 
1, Hiện tượng thoái hoá giống do tự thụ phấn ở cây giao phấn . 
- HS quan sát tranh tìm hiểu SGK , thảo luận theo nhóm cử đại diện trả lời .Đại diện các nhóm khác bổ sung và cùng xây dựng đáp án đúng 
2, Hiện tượng thoái hoá do giao phối gần ở động vật 
- HS quan sát tranh tìm hiểu SGK , độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi . Một vài em ( được GV gọi ) trả lời câu hỏi trước lớp , các em khác bổ sung và cùng xây dựng đáp án đúng dưới sự hướng dẫn của GV 
* Tiểu kết :
1- Hiện tượng thoái hoá (ở ngô) do tự thụ phấn ở cây giao phấn biểu hiện như sau : Các các thể có sức sống kém dần , phát triển chậm , chiều cao và năng suất cây giảm dần. Ở nhiều dòng còn có biểu hiện bệnh bạch tạng, thân lùn, trái dị dạng và ít hạt . 
2,- Giao phối gần là sự giao phối giữa con cái sinh ra từ một cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ và con cái .
 - Giao phối gần thường gây ra hiện tượng thoái hoá ở các thế hệ sau , làm khả năng sinh trưởng và phát triển yếu , sức khoẻ giảm, quái thai, dị tật bẩm sinh, chết non ...
Hoạt động 2 
- GV treo tranh phóng to H 34.3 SGK cho HS quan sát và đọc SGK để trả lời câu hỏi 
? Qua các thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối gần , tỉ lệ thể đồng hợp và thể dị hợp bién đổi như thế nào ?
? Tại sao tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật lại gây ra hiện tượng thoái hoá ?
- GV hướng dẫn HS đàm thoại để nêu kết quả đúng .
II – Nguyên nhân của hiện tượng thoái hoá .
- HS quan sát tranh đọc SGK trao đổi nhóm để thống nhất phương án trả lời .Đại diện một vài nhóm trình bày ý kiến của nhóm . Các nhóm khác bổ sung .
- Trong đàm thoại dưới sự hướng dẫn của GV các em phải nêu lên được : Nguyên nhân của hiện tượng thoái hoá .
 Tiểu kết : 
- Qua các thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối gần thì thể dị hợp tử giảm dần , thể đồng hợp tử tăng dần .
- Tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật lại gây ra hiện tượng thoái hoá là vì trong các quá trình đó , thể đồng hợp tử ngày càng tăng , tạo điều kiện cho các gen lặn gây hại biểu hiện ra kiểu hình . 
GV lưu ý HS : Một số loài thực vật tự thụ phấn cao độ ( đậu Hoà Lan, cà chua ...) hoặc động vật thường xuyên giao phối gần ( chim bồ câu ) không bị thoái hoá vì hiện tại chúng đang mang những cặp gen đồng hợp không gây hại cho chúng .
Hoạt động 3
- GV cho HS tham khảo với SGK để trả lời câu hỏi : Tại sao tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hoá mà vẫn được người ta ứng dụng trong chọn giống ?
- GV theo dõi nhận xét ,bổ sung và kết luận . 
III – Vai trò của phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết trong chọn giống : 
- HS đọc SGK , độc lập suy nghĩ và trả lời câu hỏi .
- HS khác bổ sung . Dưới sự hướng dẫn của giáo viên trong đàm thoại các em phải nêu lên được : Vai trò của phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết trong chọn gióng .
Tiểu kết : 
- Trong chọn giống người ta dùng các phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết để củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn , tạo dòng thuần ( có các cặp gen đồng hợp ) , thuận lợi cho sự đánh giá kiểu gen ở từng dòng , phát hiện các gen xấu để từ đó loại ra khỏi quần thể cần chọn giống .
C- Kết luận : GV cho HS đọc chậm phần tóm tắt cuối bài 
3, Kiểm tra đánh giá: -GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi và làm bài tập trong SGK .
4, Hướng dẫn về nhà : Học bài và ghi nhớ phần tóm tắt cuối bài , làm các bài tập còn lại – Tìm hiểu trước bài 35 : ƯU THẾ LAI / SGK . 
* Gợi ý trả lời câu hỏi cuối bài :
Câu1: Nội dung trả lời câu hỏi đã đưa ra ở mục II của bài 
Câu 2 : - Trong chọn giống người ta thường dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở ĐV để củng cố và giữ tính ổn định của một số tính trạng mong muốn , tạo dòng thuần đánh giá KG từng dòng , phát hiện các gen xấu để loại ra ngoài .
Tuần : XIX Ngày soạn : 22/01/2006 
 Tiết : 38 Ngày dạy : 25/01/2006
BÀI 35 : ƯU THẾ LAI 
I/ MỤC TIÊU
	- Trình bày được khái niệm ưu thế lai , cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai . 
- Nêu được các phương pháp thường dùng để tạo ưu thế lai và duy trì ưu thế lai 
Giải thích được lý do không dùng cơ thể lai F1 để nhân giống .
Nêu được khái niệm lai kinh tế và phương pháp thường dùng để tạo cơ thể lai kinh tế ở Việt Nam 
Rèn luyện kỹ năng quan sát , phân tích để tiếp thu kiến thức từ các kênh hình .
Rèn luyện kỹ năng thảo luận nhóm và làm việc với SGK . 
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Tranh phóng to hình 35 SGK .
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
	1, Ổn định, kiểm tra : 
Câu hỏi : 1, Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở ĐV qua nhiều thế hệ có thể gây ra hiện tượng thoái hoá ? Cho ví dụ .
	 2, Trong chọn giống người ta dùng hai phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần nhằm mục đích gì ? 
Trả lời : 1, Tự thụ phấn bắt buộc đối với cây giao phấn hoặc giao phối gần ở động vật gây ra hiện tượng thoái hoá vì tạo ra các cặp gen lặn đồng hợp gây hại . VD ( HS tự nêu ) 
 2, Trong chọn giống người ta thường dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở ĐV để củng cố và giữ tính ổn định của một số tính trạng mong muốn , tạo dòng thuần đánh giá KG từng dòng , phát hiện các gen xấu để loại ra ngoài .
	2, Bài mới :
A-Mở bài
B-Phát triển bài : 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hoạt động 1
- GV treo tranh phóng to H 35 SGK cho HS quan sát và hướng dẫn HS tìm hiểu SGK để làm bài tập ▼ / SGK 
Ưu thế lai là gì ? Cho VD về ưu thế lai ở TV và ĐV ?
- GV theo dõi gợi ý cho HS thảo luận nhóm 
- GV nhận xét , chỉnh lí, bổ sung , xác nhận đáp án đúng 
I– Hiện tượng ưu thế lai 
- HS quan sát tranh tìm hiểu SGK , thảo luận theo nhóm cử đại diện trả lời .
- Đại diện các nhóm khác bổ sung và cùng xây dựng đáp án đúng 
* Tiểu kết :
- Ưu thế lai là hiện tượng con lai F1 có sức sống cao hơn , sinh trưởng nhanh hơn , phát triển mạnh , chống chịu tốt , các tính trạng về hình thái và năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ .
- Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất trong các trường hợp lai giữa các dòng có kiểu gen khác nhau . Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1 , sao đó giảm dần qua các thế hệ .
Hoạt động 2 
- GV yêu cầu HS tìm hiểu SGK để trả lời câu hỏi 
?Tại sao khi lai hai dòng thuần , ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ?
? Tại sao ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở F1 sao đó giảm dần qua các thế hệ ?
- GV gợi ý : Các tính trạng số lượng do nhiều gen trội quy định . Ở cơ thể thuần chủng có nhiều gen lặn ở trạng thái đồng hợp biểu hiện các đặc điểm xấu . Khi lai các cơ thể thuần chủng với nhau tạo ra F1 dị hợp , các gen trội có lợi đều được biểu hiện .
VD : AAbbCC x aaBBcc
 AaBbCc
II – Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai 
- HS tìm hiểu SGK , dựa vào gợi ý và ví dụ của GV , trao đổi nhóm để thống nhất phương án trả lời .
- Đại diện một vài nhóm trình bày ý kiến của nhóm . Các nhóm khác bổ sung .
- Trong đàm thoại dưới sự hướng dẫn của GV các em phải nêu lên được : Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai .
 Tiểu kết : 
- Khi lai giữa hai dòng thuần thì ưu thế lai biểu hiện rõ nhất vì các gen trội có lợi được biểu hiện ở F1 .
- Ở thế hệ F1 ưu thế lai biểu hiện rõ nhất , sau đó giảm dần vì ở F1 tỷ lệ các cặp gen dị hợp cao nhất và sau đó giảm dần .
Hoạt động 3
- GV nêu câu hỏi : Làm thế nào để tạo ưu thế lai ở TV ? 
GV yêu cầu HS dựa vào nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai và tham khảo SGK , độc lập suy nghỉ để trả lời câu hỏi trên 
- GV cho HS đọc thầm SGK trả lời câu hỏi : Làm thế nào để tạo ưu thế lai ở ĐV ? 
- Phép lai kinh tế là gì ? Tại sao không dùng con lai kinh tế để nhân giống ?
III – Các phương pháp tạo ưu thế lai : 
1, Phương pháp tạo ưu thế lai ở cây trồng .
- HS đọc SGK , độc lập suy nghĩ và trả lời câu hỏi .
- HS khác bổ sung . Dưới sự hướng dẫn của giáo viên trong đàm thoại các em phải nêu lên được : Phương pháp tạo ưu thế lai ở cây trồng 
2, Phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi .
- HS đọc SGK độc lập suy nghỉ trả lời câu hỏi 
- HS khác bổ sung . Dưới sự hướng dẫn của giáo viên trong đàm thoại các em phải nêu lên được : Phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi 
Tiểu kết : 
- Phép lai kinh tế là cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần khác nhau , rồi dùng F1 làm sản phẩm ( không làm giống ) .
- Không dùng con lai kinh tế làm giống vì con lai kinh tế ( F1 ) có nhiều cặp gen dị hợp , ưu thế lai biểu hiện rõ nhất , sau đó giảm dầm qua các thế hệ .
Lưu ý : Ngày nay nờ kỷ thuật giữ tinh đông lạnh , thụ tinh nhân tạo và kỷ thuật kích thích nhiều trứng cùng rụng một lúc để thụ tinh , việc tạo ra con lai kinh tế đối với bò và lợn có nhiều thuận lợi .
C- Kết luận : GV cho HS đọc chậm phần tóm tắt cuối bài 
3, Kiểm tra đánh giá: -GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi và làm bài tập trong SGK .
4, Hướng dẫn về nhà : Học bài và ghi nhớ phần tóm tắt cuối bài , làm các bài tập còn lại – Tìm hiểu trước bài 36 : CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỌN LỌC / SGK/ 105 – 107 . 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA sinh 9 HKI.doc