1/ Kiến thức:
-HS bit được sự đa dạng phong phú của động vật thể hiện ở số loài và môi trường sống.
2/ Kỹ năng : - Rèn kỹ năng quan sát, so sánh. Kỹ năng hoạt động nhóm
3/ Thái độ : - Giáo dục ý thức học tập yêu thích bộ môn.
II/ Đồ dùng dạy- học:
- GV: Tranh ảnh về động vật và môi trường sống của chúng.
Tuần 1 - Tiết 1 Bài 1: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT RẤT ĐA DẠNG VÀ PHONG PHÚ . I/ Mục tiêu: 1/ Kiến thức: -HS biÕt được sự đa dạng phong phú của động vật thể hiện ở số loài và môi trường sống. 2/ Kỹ năng : - Rèn kỹ năng quan sát, so sánh. Kỹ năng hoạt động nhóm 3/ Thái độ : - Giáo dục ý thức học tập yêu thích bộ môn. II/ Đồ dùng dạy- học: - GV: Tranh ảnh về động vật và môi trường sống của chúng. - HS: Đọc trước bài mới. III/ Hoạt động dạy học: 1/ ỉn định lớp: 2/ Hoạt động dạy-học: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH HOẠT ĐỘNG 1 TÌM HIỂU SỰ ĐA DẠNG LOÀI VÀ SỰ PHONG PHÚ VỀ SỐ LƯỢNG CÁ THỂ - Gv yêu cầu HS nghiên cứu thông tin Sgk, quan sát hình 1.1 và 1.2 à thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: + Sự phong phú về loài được thể hiện như thế nào? + Hãy kể tên loài ĐV trong: Một mẻ kéo lưới ở biển? Tát một ao cá? Đánh bắt ở hồ? Chặn dòng nước suối nông? + Ban đêm mùa hè ở trên cánh có những loài ĐV nào phát ra tiếng kêu? - Em có nhận xét gì về số lượng cá thể trong bầy ong, đàn kiến, đàn bướm? - GV yêu cầu HS tự rút ra kết luận về sự đa dạng của động vật. - GV thông báo thêm: một số động vật được con người thuần hoá thành vật nuôi, có nhiều đặc điểm phù hợp với nhu cầu của con người - Cá nhân đọc thông tin Sgkà quan sát hìnhà thảo luận nhóm thống nhất câu trả lời.Nêu được + Số lượng loài hiện nay 1,5 triệu. + Kích thước khác nhau. - 1 vài Hs trình bày đáp ánà Hs khác bổ sung. - Hs thảo luận nhóm từ những thông tin đọc được hay xem thực tế. Yêu cầu nêu được: Dù ở ao, hồ hay suối đều có nhiều loại ĐV khác nhau sinh sống. + Ban đêm mùa hè thường có một số loài ĐV như: cóc, ếch, nhái, dế mèn, sâu bọphát ra tiếng kêu. - Đại diện nhóm trình bày đáp ánà nhóm khác bổ sung. - Yêu cầu nêu được: Số cá thể trong loài rất nhiều. * KL: Thế giới Đv rất đa dạng về loài và đa dạng về số cá thể trong loài HOẠT ĐỘNG 2 ĐA DẠNG VỀ MÔI TRƯỜNG SỐNG - Gv yêu cầu Hs đọc thông tin quan sát hình 1.4 à thảo luận nhóm à hoàn thành bài tập. Điền chú thích. - Gv tiếp tục cho Hs thảo luận: + Đặc điểm gì giúp chim cánh cụt thích nghi với khí hậu giá lạnh ở vùng cực? + Nguyên nhân nào khiến Đv ở nhiệt đới đa dạng và phong phú hơn vùng ôn đới, Nam cực? + Đv nước ta có đa dạng phong phú không? Tại sao? - Gv hỏi thêm: + Hãy cho ví dụ để chứng minh sự phong phú về mppi trường sống của Đv? - Gv cho Hs thảo luận toàn lớp. - Yêu cầu tự rút ra kết luận. - cá nhân tự nghiên cứuà trao đổi nhómà hoàn thành bài tập. Yêu cầu: + Dưới nước: cá, tôm, mực + Trên cạn: Voi, gà, hươu, chó + Trên không: các loài chim - Cá nhân vận dụng kiến thức đã cóà trao đổi nhómà yêu cầu nêu được. + Chim cánh cụt có bộ lông dày xốp, lớp mỡ dưới da dàyà giữ nhiệt. + Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thực vật phong phú, phát triển quanh nămà thức ăn nhiều, nhiệt độ phù hợp. + Nước ta Đv cũng phong phú vì nằm trong khí hậu nhiệt đới. - Hs có thể nêu thêm 1 số loài khác ở các môi trường như: Gấu trắng bắc cực, đà điểu sa mạc, cá phát sáng đáy biển, lươn đáy bùn - Đại diện nhóm trình bày đáp ánà nhóm khác bổ sung. * KL: Đôïng vật có ở khắp nơi do chúng thích nghi với mọi môi trường sống. IV/ Kiểm tra-đánh giá: (5’à 7’) - Gv gọi 1 Hs đọc phần kết luận cuối bài. -Hs làm bài tập: 1. Hãy đánh dấu nhân vào câu trả lời đúng. Động vật có ở khắp mọi nơi do: chúng có khả năng thích nghi cao. Sự phân bố có sẵn từ xa xưa. Do con người tác động. 2. Hãy đánh dấu nhân vào những câu trả lời đúng. Động vật đa dạng , phong phú do: Số cá thể nhiều. Sinh sản nhanh. Số loài nhiều. Động vật sống ở khắp mọi nơi trên trái đất. Con người lai tạo, tạo ra nhiều giống mới. Động vật di cư từ những nơi xa đến. V/ Dặn dò: 2’ à 3’ Học bài trả lời câu hỏi Sgk. Kẻ bảng 1 tr 9 vào vở bài tập. Tuần 1 - Tiết 2 Bài 2: PHÂN BIỆT ĐỘNG VẬT VỚI THỰC VẬT ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỘNG VẬT I/ Mục tiêu: 1/ Kiến thức: - Học sinh nêu được đặc điểm cơ bản để phân biệt động vật với thực vật. - Nêu được đặc điểm chung của động vật. -Học sinh nắm được sơ lược cách phan chia giới động vật. 2/ Kỹ năng : - Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp. Kỹ năng hoạt động nhóm. 3/ Thái độ : Giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn. II/ Đồ dùng dạy học : GV: Tranh hình 2.1 à 2.2 SGK HS: Đọc trước bài mới. III/ Hoạt động dạy học: 1/ Ổn định lớp: 2/ Kiểm tra bài cũ: 5’ -Hãy kể tên những động vật thường gặp ở địa phương em? Chúng có đa dạng phong phú không ? -Chúng ta phải làm gì để thế giới động vật mãi mãi đa dạng phong phú? 3/ Hoạt động dạy-học: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Bổ sung 10’ HOẠT ĐỘNG 1 PHÂN BIỆT ĐỘNG VẬT VỚI THỰC VẬT - Gv yêu cầu Hs đọc thông tin quan sát hình 2.1 à trao đổi nhómà hoàn thành bảng 1 Sgk. - Gv kẻ bảng 1 lên bảng để Hs chữa bài. - Gv nhận xét và thông báo kết quả đúng như bảng sau: - Cá nhân quan sát hình vẽ, đọc chú thích à ghi nhớ kiến thức à trao đổi nhóm à tìm câu trả lời. - Đại diện các nhóm lên bảng ghi kết quả của nhómà nhóm khác theo dõi và bổ sung. - Hs theo dõi và tự sửa chữabài. Bảng 1: So sánh động vật với thực vật Đặc điểm đối cơ tượng thể phân biệt Cấu tạo từ tế bào Thành xenlulôzơ ở tế bào Lớn lên và sinh sản Chất hữu cơ nuôi cơ thể Khả năng di chuyển Hệ thần kinh và giác quan Ko có Ko có Ko có Tự tổng hợp được Sử dụng chất hữu cơ có sẵn Ko có Ko có Thực vật v v v v v v Động vật v v v v v v - Gv yêu cầu Hs tiếp tục thảo luận: + Đv giống thực vật ở những điểm nào? + Động vật khác thực vật ở điểm nào? - các nhóm dựa vào kết quả của bảng 1 à thảo luận nhóm tìm câu trả lời. Yêu cầu: + đặc điểm giống nhau: Cấu tạo từ tế bào, lớn lên, sinh sản. + Đặc điểm khác nhau: Di chuyển, dị dưỡng, thần kinh, giác quan, thành tế bào. - Đại diện nhóm trả lờià nhóm khác bổ sung. 5’ HOẠT ĐỘNG 2 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỘNG VẬT - Yêu cầu Hs làm bài tập ở mục II Sgk - Gv ghi câu trả lời lên bảng và phần bổ sung. - Gv thông báo đáp án đúng các ô: 1, 3, 4. - Gv yêu cầu Hs rút ra kết luận - Hs chọn 3 đặc điểm cơ bản của động vật. - 1 vài em trả lời à lớp bổ sung - Hs theo dõi và tự sửa chữa. * KL: Đv có những đặc điểm phân biệt với thực vật: + Có khả năng di chuyển. + Có hệ thần kinh và giác quan + Chủ yếu dị dưỡng 5’ HOẠT ĐỘNG 3 SƠ LƯỢC PHÂN CHIA GIỚI THỰC VẬT - Gv giới thiệu. + Giới thực vật được chia thành 20 ngành thể hiện ở hình 2.2 trong Sgk. + Chương trình sinh học 7 chỉ học 8 ngành cơ bản. - Hs nghe ghi nhớ kiến thức. * KL: Có 8 ngành động vật - Đv không xương sống: 7 ngành - Đv có xương sống: 1 ngành 15’ HOẠT ĐỘNG 4 VAI TRÒ CỦA ĐỘNG VẬT - Gv yêu cầu Hs hoàn thành bảng 2 - Gv kẻ sẵn bảng 2 để Hs chữa bài - Hs trao đổi nhóm hoàn thành bảng 2. - Đại diện nhóm lên ghi kết quảà nhóm khác bổ sung. Bảng 2: Động vật với đời sống con người TT Các mặt lợi, hại Tên động vật đại diện 1 Đv cung cấp nguyên liệu cho con người: - Thực phẩm - Tôm, cá, chim, lợn, bò, trâu, thỏ, vịt - Lông - Gà, vịt, chồn, cừu - Da - Trâu, bò, lợn, cừu, rắn, cá sấu 2 Động vật dùng làm thí nghiệm cho: - Học tập, nghiên cứu khoa học - Trùng biến hình, thuỷ tức, giun, thỏ, ếch, chó - Thử nghiệm thuốc - Chuột bạch, khỉ 3 Động vật hỗ trợ cho người trong: - Lao động - Trâu, bò, lừa, voi - Giải trí - Cá heo, các Đv làm xiếc (hổ, báo, voi) - Thể thao - Ngựa, trâu chọi, gà chọi - Bảo vệ an ninh - Chó nghiệp vụ, chim đưa thư 4 Động vật truyền bệnh sang người - Ruồi, muỗi, bọ chó, rận, rệp - Gv nêu câu hỏi: + Động vật có vai trò gì trong đời sống con người? - Hs hoạt động độc lậpà nêu được: + Có lợi ích nhiều mặt. + Tác hại đối với con người IV/ Kiểm tra-đánh giá:(5’) - Gv gọi 1 Hs đọc phần kết luận cuối bài. - Gv cho Hs trả lời câu hỏi 1 và 3 trong Sgk V/ Dặn dò: Học bài trả lời câu hỏi trong Sgk, Ngâm rơm cỏ khô vào bình nước trước 5 ngày. Tuần 2 - Tiết 3 CHƯƠNG I: NGÀNH ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH Bài 3 - THỰC HÀNH: QUAN SÁT MỘT SỐ ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH I/ Mục tiêu: 1/ Kiến thức: - Thấy được ít nhất 2 đại diện điển hình cho ngành ĐVNS là: trùng roi và trùng giày - Phân biệt được hình dạng, cách di chuyển của 2 đại diện này. 2/ Kỹ năng : - Rèn kỹ năng sử dụng và quan sát mẫu bằng kính hiển vi. 3/ Thái độ: Nghiêm túc, tỉ mỉ, cẩn thận. II/ Đồ dùng dạy học : GV: - Kính hiển vi, lam kính, la men, kim nhọn, ống hút, khăn lau. - Tranh trùng roi, trùng dày, trùng biến hình. HS: Váng nước ao, hồ, rễ lục bình (bèo nhật bản), rơm khô ngâm nước trong 5 ngày. III/ Hoạt động dạy học: 1/ Kiểm tra bài cũ: (5’) Câu 1: Nêu các đặc điểm chung của động vật? Câu 2: Ý nghĩa của động vật với đời sống con người? 2/ Hoạt độnh dạy học: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Bổ sung 20’ HOẠT ĐỘNG 1 QUAN SÁT TRÙNG DÀY - Gv hướng dẫn các thao tác: + Dùng ống hút lấy 1 giọt nhỏ ở nước ngâm rơm (chỗ thành bình). + Nhỏ lên lam kínhà rải vài sợi bông để cản tốc độ à roi dưới kính hiển vi. + Điều chỉnh thị trường xem cho rõ. + Quan sát hình 3.1 Sgk nhận biết trùng dày. - Gv kiểm tra trên kính của các nhóm. - Gv hướng dẫn cách cố định mẫu: Dùng lamen đậy lên giọt nước (có trùng), lấy giấy thấm bớt nước. - Gv yêu cầu lấy 1 mẫu khác, Hs quan sát trùng dày di chuyển. Gợi ý: di chuyển kiểu tiến thẳng hay xoay tiến. - Gv cho Hs làm bài tập Sgk: “Chọn câu trả lời đúng”. - Gv thông báo kết quả đúng: + Trùng dày có hình dạng: “không đối xứng” và c ... ới hươu sao hơn với cá chép. Vì cá voi thuộc lớp thú bắt nguồn từ nhánh có gốc cùng với hươu sao, khác hẳn so với cá chép.) V/ Dặn dò: 1' – 2’ Học bài trả lời câu hỏi trong Sgk. Đọc mục “Em có biết?” Hs kẻ phiếu học tập “Sự thích nghi của Đv ở môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng” vào vở bài tập. Khí hậu Đặc điểm của Đv Vai trò của đặc điểm thích nghi (1) Đới lạnh Cấu tạo Tập tính (2) Hoang mạc đới nóng Cấu tạo Tập tính Tuần: 30 Ngày soạn:30/03/2008 Tiết : 60 Ngày dạy : CHƯƠNG VIII : ĐỘNG VẬT VÀ ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI Bài:57 ĐA DẠNG SINH HỌC I/ Mục tiêu: 1/ Kiến thức: Hs hiểu được sự đa dạng sinh học thể hiện ở số loài, khả năng thích nghi cao của Đv với các điều kiện sống khác nhau. 2/ Kỹ năng : Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, kĩ năng hoạt động nhóm 3/ Thái độ : Giáo dục lòng yêu thích môn học, khám phá tự nhiên. II/ Đồ dùng dạy học : GV: Tranh hình 58.1, 58.2 Sgk HS: Đọc trước bài mới. III/ Hoạt động dạy học: 1/ Kiểm tra bài cũ: 5’ Trình bày ý nghĩa và tác dụng của cây phát sinh giới động vật? 2/ Hoạt động dạy – học: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 8’ HOẠT ĐỘNG 1: SỰ ĐA DẠNG SINH HỌC - Gv yêu cầu Hs đọc thong tin Sgkà trao đổi nhóm à trả lời câu hỏi: + Sự đa dạng sinh học thể hiện như thế nào? + Vì sao có sự đa dạng về loài? - Gv gọi đại diện nhóm trình bày. - Gv nhận xét ý kiến của các nhóm. - Gv yêu cầu Hs rút ra kết luận. - Cá nhân tự đọc thông tin Sgk à trao đổi nhóm thống nhất ý kiến trả lời. Yêu cầu: + Đa dạng biểu thị bằng số loài. + Đv thích nghi rất cao với điều kiện sống. - Đại diện nhóm trình bày à nhóm khác nhận xétà bổ sung. * KL: Sự đa dạng sinh học biểu thị bằng số lượng loài. - Sự đa dạng loài là do khả năng thích nghi của động vật với điều kiện sống khác nhau. 25’ HOẠT ĐỘNG 2 ĐA DẠNG SINH HỌC CỦA ĐỘNG VẬT MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH VÀ HOANG MẠC ĐỚI NÓNG - Gv yêu cầu Hs đọc thông tin Sgk à trao đổi nhóm à hoàn thành phiếu học tập. - Gv kẻ bảng để Hs chữa bài. - Gv yêu cầu các nhóm chữa phiếu học tập. - Gv ghi ý kiến của các nhóm lên bảng. - Gv hỏi: + Dựa vào đâu để lựa chọn câu trả lời? - Gv nhận xét đúng, sai của các nhómà yêu cầu quan sát bảng chuẩn kiến thức. -Cá nhân tự đọc thông tin Sgkàghi nhớ kiến thức - Trao đổi nhóm theo các nội dung trong phiếu học tập. - Thống nhấtý kiến trả lời. Yêu cầu nêu được: + Nét đặc trưng của khí hậu. + Cấu tạo rất phù hợp với khí hậu để tồn tại. + Tập tính kiếm ăn, di chuyển, hoạt động, tự vệ đặc biệt . - Đại diện các nhóm lên ghi câu trả lời của nhóm mình. - Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung. - Hs nêu được: Dựa vào tranh vẽ, tư liệu sưu tầm, thông tin trên phim ảnh Bảng: Sự thích nghi của Đv ở môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng Môi trường đới lạnh Môi trường hoang mạc đới nóng Những đặc điểm thích nghi Giải thích vai trò của đặc điểm thích nghi Những đặc điểm thích nghi Giải thích vai trò của đặc điểm thích nghi Cấu tạo Bộ lông dày Giữ nhiệt cho cơ thể Cấu tạo Chân dài Vị trí cơ thể cao so với cát nóng, mỗi bước nhảy xa, hạn chế ảnh hưởng của cát nóng Mỡ dưới da dày Giữ nhiệt, dự trữ năng lượng, chống rét Chân cao, móng rộng, đệm thịt dày Không bị lún, đệm thịt chống nóng Lông màu trắng(mùa đông) Dễ lẫn với tuyết, che mắt kẻ thù. Bướu mỡ lạc đà. Màu lông giống màu cát Nơi dự trữ mỡ (nước trao đổi chất) Giống màu môi trường Tập tính Ngủ trong mùa đông Tiết kiệm năng lượng Tập tính Mỗi bước nhyảy cao và xa Hạn chế sự tiếp xúc với cát nóng Di cư về mùa đông Tránh rét, tìm nơi ấm áp Di chuyển bằng cách quăng thân Hạn chế sự tiếp xúc với cát nóng Hoạt động về ban ngày trong mùa hạ Thời tiết ấm hơn để tận dụng nguồn nhiệt Hoạt động vào ban đêm Để tránh nóng về ban ngày Khả năng đi xa Tìm nguồn nước phân bố rải rác và rất xa nhau Khả năng nhịn khát Khí hậu quá khô. Thời gian để tìm nơi có nước lâu Chui rúc vào sâu trong cát Chống nóng - Gv yêu cầu Hs tiếp tục trao đổi nhóm, trả lời câu hỏi: + Nhận xét gì về cấu tạo và tập tính của Đv ở môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng? + Vì sao ở 2 môi trường này số loài Đv rất ít? + Nhận xét về mức độ đa dạng của Đv ở 2 môi trường này? - Gv gọi đại diện nhóm trình bày. - Gv tổng kết lại ý kiến của các nhóm. - Gv yêu cầu Hs rút ra kết luận. - Hs dựa vào nội dung bảng à trao đổi nhóm. Yêu cầu: + Cấu tạo và tập tính thích nghi cao độ với môi trường. + Đa số Đv không sống được, chỉ có một số loài có cấu tạo đặc biệt thích nghi. + Mức độ đa dạng thấp. - Đại diện nhóm trình bày ý kiến à nhóm khác bổ sung. * KL: Sự đa dạng của các động vật ở môi trường đặc biệt rất thấp. - Chỉ có những loài có khả năng chịu đựng cao thì mới tồn tại được. IV/ Kiểm tra-đánh giá: 5’ Gv gọi 1 Hs đọc kết luận cuối bài. Gv sử dụng câu hỏi 1, 2 cuối bài. V/ Dặn dò: 1’ – 2’ Học bài trả lời câu hỏi trong Sgk Đọc mục “Em có biết?” Tuần:34 - 35 Ngày soạn:24/04/2008 Tiết : 68,69, 70 Ngày dạy : Bài:64, 65, 66 THAM QUAN THIÊN NHIÊN I/ Mục tiêu: 1/ Kiến thức: - Tạo cơ hội cho Hs tiếp xúc với thiên nhiên và thế giới động vật. - Hs nghiên cứu động vật sống trong thiên nhiên. 2/ Kỹ năng : - Rèn kĩ năng quan sát và sử dụng các dụng cụ để theo dõi hoạt động sống của Đv - Tập cách nhận biết động vật và ghi chép ngoài thiên nhiên. 3/ Thái độ : Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thế giới động vật, đặc biệt là động vật có ích. II/ Đồ dùng dạy học : GV: Vợt thuỷ tinh, chổi lông, kim nhọn, khay đựng mẫu, kính lúp. HS: Lọ bắt động vật, hộp chứa mẫu, kính lúp cầm tay, vở ghi chép có kẻ sẵn bảng Sgk. III/ Hoạt động dạy học: 1/ Kiểm tra bài cũ: (Không kiểm tra) 2/ Hoạt động dạy – học: HOẠT ĐỘNG 1 GIÁO VIÊN GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC ĐỊA ĐIỂM THAM QUAN Đặc điểm: Có những môi trường nào? Độ sâu của môi trường nước. Một số loại thực vật và động vật có thể gặp. HOẠT ĐỘNG 2 GIỚI THIỆU TRANG BỊ DỤNG CỤ CỦA CÁ NHÂN VÀ NHÓM Trang bị trên người: Mũ, dày, dép quai hậu gọn gàng. Dụng cụ cần thiết: 1 túi có dây đeo chứa: + Giấy báo rộng, kính lúp cầm tay. + Bút. Số ghi chép, áo mưa, ống nhòm. Dụng cụ chung cả nhóm: + Vợt bướm, vợt thuỷ tinh, kẹp mẫu, chổi lông. + Kim nhọn, khay đựng mẫu. + Lọ bắt thuỷ tức, hộp chứa mẫu sống. HOẠT ĐỘNG 3 GIÁO VIÊN GIỚI THIỆU CÁCH SỬ DỤNG DỤNG CỤ Với động vật dưới nước: dụng vợt thuỷ sinh vợt động vật lên rồi lấy chổi lông quét nhẹ vào khay (chứa nước) Với động vật ở cạn hay trên cây: Trải rộng báo dưới gốc rung cành cây hay vợt bướm để hứng, bắt à cho vào túi ni lông. Với động vật ở đất (sâu, bọ): Dùng kệp mềm gắp cho vào túi ni lông (chú ý đục các lỗ nhỏ) Với động vật lớn hơn như động vật có xương sống (cá, ếch, thằn lằn) dùng vợt bướm bắt rồi cho vào hộp chứa mẫu. HOẠT ĐỘNG 4 GIÁO VIÊN GIỚI THIỆU CÁCH GHI CHÉP Đánh dấu vào bảng trang 205 Sgk Mỗi nhóm cử 1 Hs ghi chépngắn gọn đặc điểm cơ bản nhất. Cuối giờ Gv cho Hs nhắc lại các thao tác sử dụng dụng cụ cần thiết. Bài 65, 66: Tiến hành tham quan ngoài trời Giáo viên yêu cầu: + Hoạt động theo nhóm 8 người + Giữ trật tự, nghiêm túc, không trèo cây, lội nước sâu. + Lấy được mẫu đơn giản. HOẠT ĐỘNG 1 I/ GV THÔNG BÁO NỘI DUNG CẦN QUAN SÁT 1/ Quan sát động vật phân bố theo môi trường. Trong từng môi trường có những động vật nào? Số lượng cá thể nhiều hay ít? Vd: Cành cây có nhiều sâu bướm. 2/ quan sát sự thích nghi di chuyển của động vật ở các môi trường Động vật có các cách di chuyển bằng bộ phận nào? Vd: Bướm bay bằng cánh. Châu chấu nhảy bằng chân. Cá bơi bằng vây 3/ Quan sát sự thích nghi dinh dưỡng của động vật Quan sát các loại động vật có hình thức dinh dưỡng như thế nào? Vd: Ăn lá, ăn hạt, ăn động vật nhỏ, hút mật 4/ Quan sát mối quan hệ động vật và thực vật Tìm xem có những động vật nào có ích hoặc gây hại cho thực vật. Vd: Ông hút mật à thụ phấn cho hoa. Sâu ăn láà ăn lá non à cây chết. Sâu ăn quả à đục quả à thối quả. 5/ Quan sát hiện tượng nguỵ trang của động vật Có những hiện tượng sau: Màu sắc giống lá cây, cành cây, màu đất. Duỗi cơ thể giống cành cây khô hay một chiếc lá. Cuộn tròn giống hòn đá. 6/ Quan sát số lượng thành phần động vật trong tự nhiên Từng môi trường có thành phần loài như thế nào? Trong môi trường số lượng cá thể như thế nào? Loài động vật nào không có trong môi trường đó? HOẠT ĐỘNG2 II/ HỌC SINH TIẾN HÀNH QUAN SÁT a, Đối tượng Hs: Trong nhóm phân công tất cả phải được quan sát. 1 à người ghi chép. 2 à Người giữ mẫu Thay phiên nhau lấy mẫu quan sát. * Lưu ý: Bảo quản mẫu cẩn thận tránh làm chết hay bay mất. Loài động vật nào chưa biết tên cần hỏi ý kiến của giáo viên. b, Đối với giáo viên: Bao quát toàn lớp, hướng dẫn giúp đỡ nhóm học yếu. Nhắc nhở Hs lấy đủ mẫu ở nơi quan sát HOẠT ĐỘNG 3 III/ BÁO CÁO KẾT QUẢ CỦA CÁC NHÓM Gv yêu cầu Hs tập trung ở chỗ mát. Các nhóm báo cáo kết quả Yêu cầu gồm: + Bảng tên các động vật và môi trường sống. + Mẫu thu thập được. + Đánh giá về số lượng thành phần động vật trong tự nhiên. Sau khi báo cáo giáo viên cho Hs dùng chổi lông, nhẹ nhàng quét trả các mẫu về môi trường sống của chúng. IV/ Kiểm tra-đánh giá: Gv nhận xét tinh thần, thái độ học tập của Hs. Căn cứ vào báo cáo của các nhóm đánh giá kết quả học tập. V/ Dặn dò: Ôn tập chương trình chuẩn bị thi học kì.
Tài liệu đính kèm: