Hs có khả năng:
- Trình bày được khái niệm biến dị
- Xác định được nguyên nhân của biến dị
- Nêu được tính chất biểu hiện và vai trò của đột biến gen đối với sinh vật và con người
Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp
II. Phương tiện:
TUẦN 10- TIẾT 21. ĐỘT BIẾN GEN I. Mục tiêu: Hs có khả năng: Trình bày được khái niệm biến dị Xác định được nguyên nhân của biến dị Nêu được tính chất biểu hiện và vai trò của đột biến gen đối với sinh vật và con người Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp II. Phương tiện: Tranh phóng to hình 21.1, 21.2, 21.3, 21.4 III. Phương pháp Nêu vấn đề Quan sát Nghiên cứu SGK IV. Tiến trình bài giảng 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài giảng Gv – Hs Mở bài: Gv: giải thích: các cá thể ở đời con thường có nhiều nét khác nhau và khác với bố mẹ, được gọi là hiện tượng biến dị. Các biến dị di truyền được là những biến đổi trong tổ hợp gen (biến dị tổ hợp), trong NST và trong ADN (đột biến). Cơ thể mang biến đổi trong NST và trong ADN được gọi là thể đột biến. Các biến dị không di truyền (thường biến) là những biến đổi kiểu hình do ảnh hưởng của môi trường. Bảng Bài 21. Đột biến gen I. Đột biến gen Đột biến NST gồm các dạng sau: Mất một cặp nucleotit (21.b) Thêm một cặp nucleotit(21.c) Thay thế một cặp nucleotit (21.d) Đột biến gen là những biến đổi về số lượng, thành phần, trình tự các cặp nucleotit, xảy ra tại một điểm nào đó trên phân tử ADN II. Nguyên nhân phát sinh đột biến gen Gv: cho hs quan sát hình 21.1, yêu cầu thực hiện bài tập trong phần I SGK Gv: gợi ý hs cần xem kĩ số lượng, trình tự và thành phần của các cặp nucleotit ở đoạn ADN (gen) chưa bị biến đổi (a) để so sánh với những đoạn đã bị biến đổi (b, c, d) xem khác nhau ntn Hs quan sát, đại diện trình bày Chuyển tiếp: Gv: giải thích đột biến gen phát sinh do những rối loạn trong quá trình tự sao chép phân tử ADN dưới ảnh hưởng phức tạp của môi trường và ngoài cơ thể. Để gây ra các đột biến nhân tạo, người ta sử dụng các tác nhân vật lí hoặc hoá học tác động lên cơ thể sinh vật Hs theo dõi, ghi nội dung chính vào vở Giải thích đột biến gen phát sinh do những rối loạn trong quá trình tự sao chép phân tử ADN dưới ảnh hưởng phức tạp của môi trường và ngoài cơ thể. Để gây ra các đột biến nhân tạo, người ta sử dụng các tác nhân vật lí hoặc hoá học tác động lên cơ thể sinh vật. Chuyển tiếp: Gv: cho hs quan sát tranh 21.2, 21.3, 21.4 SGK, đọc SGK để thực hiện bài tập phần III SGK Gv: giải thích: Sự biến đổi cấu trúc của gen có thể dẫn tới sự biến đổi cấu trúc của protein và có thể làm biến đổi kiểu hình Các đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật, vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hoà trong kiểu gen đã qua chọn lọc và duy trì lâu đời, gây ra rối loạn trong tổng hợp protein Phần lớn gen đột biến thường ở trạng thái lặn và được biểu hiện ra kiểu hình ở thể đồng hợp, trong điều kiện ngoại cảnh thích hợp. Qua giao phối, nếu gặp tổ hợp gen thích hợp thì một đột biến vốn là có hại có thể trở thành có lợi III. Vai trò của đột biến gen - Các đột biến thể hiện ở hình 21.1, 21.3 là những đột biến có hại cho bản thân sinh vật và cho con người - Đột biến thể hiện ở hình 21.4 là đột biến có lợi cho sinh vật và cho con người Củng cố: Chọn câu trả lời đúng nhất: Nguyên nhân của đột biến là gì do quá trình giao phối giữa các cá thể khác loài do sự rối loạn trong quá trình tự sao chép ADN dưới tác dụng của các yếu tố tự nhiên con người gây đột biến nhân tạo bằng các tác nhân vật lí hoặc hoá học Cả b và c* Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật nhưng lại có ý nghĩa đối với chăn nuôi, trồng trọt Nếu đột biến gen thể hiện ra kiểu hình thì thường có hại cho bản thân sinh vật. Vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hoà trong kiểu gen và gây ra những rỗi loạn trong quá trình tổng hợp protein Đột biến gen có ý nghĩa đối với chăn nuôi, trồng trọt vì trong thực tế những đột biến có lợi cho con người Đột biến gen làm tăng khả năng thích ứng của sinh vật với các điều kiện ngoại cảnh Cả a, b, c* BTVN: Trả lời câu hỏi trong SGK
Tài liệu đính kèm: