1. Kiến thức cơ bản:
- Quan sát cấu tạo đặc trưng của một số đại diện.
- Phân biệt được các cấu tạo chính của thân mềm từ vỏ, cấu tạo ngoài đến cấu tạo trong.
2. Kỹ năng, kỹ xảo:
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng kính lúp.
- Kĩ năng quan sát, đối chiếu vật mẫu với tranh vẽ.
3. Thái độ nhận thức:
Tuần 11 Tiết 21 Ngày dạy:13/11/07 Bài 20: THỰC HÀNH: QUAN SÁT MỘT SỐ THÂN MỀM I. Mục tiêu: 1. Kiến thức cơ bản: - Quan sát cấu tạo đặc trưng của một số đại diện. - Phân biệt được các cấu tạo chính của thân mềm từ vỏ, cấu tạo ngoài đến cấu tạo trong. 2. Kỹ năng, kỹ xảo: - Rèn luyện kĩ năng sử dụng kính lúp. - Kĩ năng quan sát, đối chiếu vật mẫu với tranh vẽ. 3. Thái độ nhận thức: Nghiêm túc, cẩn thận trong lúc thực hành. II. Phương pháp: Quan sát, thực hành, thảo luận, đàm thoại. III. Đồ dùng dạy học: - GV: + Mẫu trai, mực mổ sẵn. + Mẫu trai, ốc, mực để quan sát cấu tạo ngoài. + Tranh hoặc mô hình cấu tạo trong của trai, mực. - HS: ốc, trai, mực và vỏ ốc, trai, mai mực. IV. Tiến hành bài giảng: 1. Mở bài: (1 phút) Để nắm rõ hơn về cấu tạo của thân mềm, tiết học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài 20: thực hành- quan sát một số thân mềm. 2. Phát triển bài: - Hoạt động 1: Quan sát cấu tạo vỏ của trai, ốc, mực. + Yêu cầu: HS xem vỏ của trai, ốc, mực và điền được các bộ phận trong H20.2,20.3. + Tiến hành: TG NỘI DUNG HĐ GV HĐ HS 10 phút 1. Quan sát cấu tạo vỏ: - Trai: Phân biệt đầu, đuôi, đỉnh, vòng tăng trưởng, bản lề. - Ốc: quan sát vỏ ốc, đối chiếu H20.2 SGK để nhận biết các bộ phận, chú thích hình. - Mực: quan sát mai mực, đối chiếu H20.3 SGK để nhận biết các bộ phận, chú thích hình. - Yêu cầu HS đem các vỏ của trai, ốc, mực ra quan sát. - Gọi HS phân biệt đầu, đuôi... - Yêu cầu HS chú thích hình 20.2, 20.3. (GV theo dõi, uốn nắn HS.) - Quan sát mẫu vật. - HS phân biệt cấu tạo vỏ. - Thảo luận, chú thích hình, cử đại diện trình bày ý kiến. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Hoạt động 2: Quan sát cấu tạo ngoài của trai, ốc, mực. + Yêu cầu: HS xem mẫu vật, chú thích được H20.1, 20.4, 20.5 SGK. + Tiến hành: TG NỘI DUNG HĐ GV HĐ HS 15 phút 2. Quan sát cấu tạo ngoài: - Trai: + Quan sát mẫu vật, phân biệt áo trai, khoang áo, mang, thân trai, chan trai, cơ khép vỏ. + Đối chiếu mẫu vật với H20.4 để điền chú thích bằng số vào hình. - Ốc: + Quan sát mẫu vật, nhận biết các bộ phận: tua, mắt, lỗ miệng, chân, thân, lỗ thở. + Bằng kiến thức đã học chú thích hình bằng số vào H20.1. - Mực: quan sát mẫu vật để nhận biết các bộ phận, sau đó chú thích vào H20.5. - Yêu cầu HS đọc thông tin SGK. - GV tách mẫu trai giới thiệu. - Hướng dẫn HS quan sát, gọi HS phân biệt các bộ phận. - Gọi HS chú thích H20.4? - Yêu cầu HS quan sát mẫu vật. - Gọi HS chú thích H20.1? - Yêu cầu HS quan sát mẫu, ghi chú thích H20.5? - Đọc thông tin SGK. - Quan sát mẫu. - Phân biệt các bộp phận của trai, các HS khác nhận xét, bổ sung. - Chú thích H20.4. - Quan sát mẫu, phân biệt các bộ phận của ốc. - Chú thích H20.1. - Quan sát mẫu, chú thích H20.5. - Hoạt động 3: Quan sát cấu tạo trong. + Yêu cầu: HS quan sát mẫu vật và chú thích được H20.6 SGK. + Tiến hành: TG NỘI DUNG HĐ GV HĐ HS 10 phút 3. Quan sát cấu tạo trong: - Quan sát mẫu mổ sẵn cấu tạo trong của mực. - Đối chiếu mẫu mổ với tranh vẽ để phân biệt các cơ quan. - Thảo luận trong nhóm để điền số vào ô trống của chú thích H20.6 SGK. - GV cho HS quan sát mẫu đã mổ sẵn. Yêu cầu HS thảo luận và hoàn thành chú thích H20.6 SGK. - Quan sát, uốn nắn HS. - Quan sát, thảo luận nhóm, điền chú thích vào tập H20.6. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 3. Củng cố: (2 phút) Gọi HS đọc lại cấu tạocác bộ phận bên ngoài của mực, trai, ốc. (GV treo hình hoặc mẫu vật.) 4. Kiểm tra, đánh giá: (6 phút) Các nhóm kẻ bảng thu hoạch SGK trang 70 vào giấy và hoàn thành bảng. 5. Dặn dò: (1 phút) - Thu bài thu hoạch. - Dặn dò HS Học thuộc bài cũ và xem trước bài 21. - HS tìm hiểu vai trò của thân mềm ở địa phương. - Kẻ trước bảng 1, 2 vào tập. - Nhận xét buổi thực hành, vệ sinh nơi thực hành.
Tài liệu đính kèm: