Học xong bài này, HS có những khả năng sau:
1. Kiến thức:
- Nêu được hiện tượng đa bội hóa và thể đa bội.
- Trình bày được cơ chế phát sinh thể đa bội (do nguyên phân, giảm phân).
- Phân biệt được sự phát sinh thể đa bội do nguyên phân và do giảm phân.
- Có thể phân biệt được thể đa bội với thể lưỡng bội.
- Có thể vận dụng những kiến thức về thể đa bội trong thực tiễn.
2. Kĩ năng:
Tuần 11 Ngày soạn: Tiết 22 Ngày dạy: Bài 24: ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ (tt) I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS có những khả năng sau: 1. Kiến thức: - Nêu được hiện tượng đa bội hóa và thể đa bội. - Trình bày được cơ chế phát sinh thể đa bội (do nguyên phân, giảm phân). - Phân biệt được sự phát sinh thể đa bội do nguyên phân và do giảm phân. - Có thể phân biệt được thể đa bội với thể lưỡng bội. - Có thể vận dụng những kiến thức về thể đa bội trong thực tiễn. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng thảo luận theo nhóm, tự nghiên cứu với SGK và kĩ năng quan sát, phân tích thu nhận kiến thức từ hình vẽ. 3. Thái độ: - Giáo dục tinh thần yêu thích môn học. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Giáo án. - Tranh phóng to hình 24.1.2.3.4.5 SGK. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Ổn định tổ chức. Kiểm tra bài cũ: - Hs 1: Đột biến số lượng NST là gì? Gồm những dạng nào? - Hs 2: Nguyên nhân phát sinh thể dij bội và hậu quả của nó? Cho ví dụ minh họa. Bài mới: Bài 21: ĐỘT BIẾN GEN I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS có khả năng: - Trình bày được khái niệm biến dị. - Xác định được nguyên nhân của biến dị. - Nêu được tính chất biểu hiện và vai trò của đột biến gen đối với sinh vật và con người. - Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích để thu nhận kiến thức từ hình vẽ và kĩ năng tự nghiên cứu SGK. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Tranh phóng to hình 21.1 - 4 SGK (hoặc) - Máy chiếu Overhead và film ghi hình 21.1 - 4 SGK. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: GV giải thích: Các cá thể ở đời con thường có nhiều nét khác nhau và khác với bố mẹ, được gọi là hiện tượng biến dị. Các biến dị di truyền được là những biến dị trong tổ hợp gen (biến dị tổ hợp), trong NST và trong ADN (đột biến). Cơ thể mang biến đổi trong NST và trong ADN được gọi là thể đột biến. Các biến dị không di truyền (thường biến) là những biến đổi kiểu hình do ảnh hưởng của môi trường. Hoạt động 1: TÌM HIỂU ĐỘT BIẾN GEN - GV treo tranh phóng to hình 21.1 SGK cho HS quan sát để thực hiện s SGK. GV gợi ý cho HS: Cần xem kĩ số lượng, trình tự và thành phần của các cặp nuclêôtit ở đoạn ADN (gen) chưa bị biến đổi (a) để so sánh với những đoạn đã bị biến đổi (b, c, d) xem khác nhau như thế nào. - HS quan sát tranh, thảo luận theo nhóm, cử đại diện trình bày. - Đại diện một vài nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. - Dưới sự hướng dẫn của GV, cả lớp xác định được: * Đột biến NST gồm các dạng sau: - Mất một cặp nuclêôtit (21.b) - Thêm một cặp nuclêôtit (21.c) - Thay thế một cặp nuclêôtit (21.d) * Đột biến gen là những biến đổi về số lượng, thành phần, trình tự các cặp nuclêôtit, xảy ra tại một điểm nào đó trên phân tử ADN. Hoạt động 2: TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN PHÁT SINH ĐỘT BIẾN GEN - GV giải thích: Đột biến gen phát sinh do những rối loạn trong quá trình tự sao chép phân tử ADN dưới ảnh hưởng phức tạp của môi trường và ngoài cơ thể. - Để gây các đột biến nhân tạo, người ta sử dụng các tác nhân vật lí hoặc hóa học tác động lên cơ thể sinh vật. - HS theo dõi GV giải thích và ghi những nội dung chính vào vở. Hoạt động 3: TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA ĐỘT BIẾN GEN * GV yêu cầu HS quan sát tranh phóng to các hình 21.2 -4 SGK và đọc mục III SGK để thực hiện s SGK. * Ở đây, GV cần giải thích: - Sự biến đổi cấu trúc của gen có thể dẫn đến sự biến đổi cấu trúc của prôtêin và có thể làm biến đổi kiểu hình. - Các đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật, vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn lọc và duy trì lâu đời, gây ra rối loạn trong tổng hợp prôtêin. - Phần lớn gen đột biến thường ở trạng thái lặn và được biểu hiện ra kiểu hình ở thể đồng hợp, trong điều kiện ngoại cảnh thích hợp. Qua giao phối, nếu gặp tổ gen thích hợp thì một đột biến vốn là có hại có thể trở thành có lợi. * HS quan sát hình 21.2 – 4 SGK, thảo luận theo nhóm, cử đại diện trình bày câu trả lời. * Đại diện các nhóm phát biểu, cả lớp góp ý kiến bổ sung. Dưới sự hướng dẫn của GV, HS xây dựng được đáp án đúng. Đáp án: - Các đột biến thể hiện ở hình 21.1 – 3 SGK là những đột biến có hại cho bản thân sinh vật và cho con người. - Đột biến thể hiện ở hình 21.4 SGK là đột biến có lợi cho sinh vật và con người. IV. CỦNG CỐ VÀ HOÀN THIỆN: 1. GV cho HS đọc phần tóm tắt cuối bài và nêu lên được: khái niệm đột biến gen, nguyên nhân và vai trò của đột biến gen. 2. Gợi ý trả lời câu hỏi cuối bài. ð Câu 1. Nêu được khái niệm đột biến gen và tìm các ví dụ. ð Câu 2. Đánh dấu + vào ô o chỉ câu đúng nhất trong các câu sau: 1. Nguyên nhân gây đột biến là gì? o a. Do quá trình giao phối giữa các cá thể khác loài. o b. Đột biến gen phát sinh do sự rối loạn trong quá trình tự sao chép ADNN dưới tác dụng của các yếu tố tự nhiên. o c. Con người gây đột biến nhân tạo bằng các tác nhân vật lí hoặc hóa học. o d. Cả b và c. 2. Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật, nhưng lại có ý nghĩa đối với chăn nuôi, trồng trọt? o a. Nếu đột biến gen thể hiện ra kiểu hình thì thường có hại cho bản thân sinh vật. Vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen và gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin. o b. Đột biến gen có ý nghĩa đối với chăn nuôi, trồng trọt vì trong thực tế có những đột biến có lợi cho con người. o c. Đột biến có thể làm tăng khả năng thích ứng của sinh vật với các điều kiện ngoại cảnh. o d. Cả a, b và c. Đáp án: 1.d; 2.d. ð Câu 3. GV gợi ý để HS tìm ra một số ví dụ về đột biến gen trong tự nhiên hoặc do con người tạo ra. V. DẶN DÒ: * Học thuộc và nhớ phần tóm tắt cuối bài. * Trả lời các câu hỏi sau: 1. Đột biến gen là gì? Cho ví dụ. 2. Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật? Nêu vai trò và ý nghĩa của đột biến gen trong thực tiễn sản xuất. 3. Hãy tìm thêm một số ví dụ về đột biến gen phát sinh trong tự nhiên hoặc do con người tạo ra. v
Tài liệu đính kèm: