Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 16 - Tiết 31 - Bài 30: Di truyền học với con người

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 16 - Tiết 31 - Bài 30: Di truyền học với con người

Học xong bài này, HS có khả năng:

- Nêu được Di truyền y học tư vấn và nội dung của nó.

- Giải thích được cơ sở di truyền học của việc cấm 1 người lấy nhiều vợ hay nhiều chồng và không kết hôn với nhau trong vòng 4 đời.

- Giải thích được: Tại sao phụ nữ không nên sinh con ở tuổi ngoài 35.

- Rèn luyện kĩ năng trao đổi theo nhóm và tự nghiên cứu với SGK.

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1186Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 16 - Tiết 31 - Bài 30: Di truyền học với con người", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16	Ngày soạn:
Tiết 31	Ngày dạy:
Bài 30: DI TRUYỀN HỌC VỚI CON NGƯỜI
I. MỤC TIÊU:
Học xong bài này, HS có khả năng:
- Nêu được Di truyền y học tư vấn và nội dung của nó.
- Giải thích được cơ sở di truyền học của việc cấm 1 người lấy nhiều vợ hay nhiều chồng và không kết hôn với nhau trong vòng 4 đời.
- Giải thích được: Tại sao phụ nữ không nên sinh con ở tuổi ngoài 35.
- Rèn luyện kĩ năng trao đổi theo nhóm và tự nghiên cứu với SGK.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Bảng phụ ghi nội dung bảng 30.1 – 2 SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ:
- Hs 1: Có thể nhận biết bệnh nhân bệnh Đao và Tớc nơ qua các đặc điểm hình thái nào?
- Hs 2: Nêu các đặc điểm di truyền của bệnh bạch tạng, câm điếc bẩm sinh và tật 6 ngón ở người?
Bài mới:
Bài 31: CÔNG NGHỆ TẾ BÀO
I. MỤC TIÊU:
Học xong bài này, HS có khả năng:
- Nhận biết được công nghệ di truyền tế bào là gì, gồm những công đoạn chủ yếu nào.
- Phân tích được những ưu điểm của nhân giống vô tính trong ống nghiệm.
- Nêu được phương hướng ứng dụng phương pháp nuôi cấy mô trong chọn giống.
- Rèn luyện kĩ năng thảo luận theo nhóm, tự nghiên cứu với SGK và quan sát phân tích hình để thu nhận kiến thức.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Tranh phóng to hình 31.1 - 3 SGK (hoặc)
- Máy chiếu Overhead và film ghi hình 31.1 - 3 SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động 1:
TÌM HIỂU KHÁI NIỆM CÔNG NGHỆ TẾ BÀO
* GV cho HS đọc mục I SGK để thực hiện Đ SGK.
* GV giải thích: Việc ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo ra những mô, cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh với đầy đủ các tính trạng của cơ thể gốc đã trở thành một ngành kĩ thuật có quy trình xác định được gọi là công nghệ tế bào.
* GV lưu ý HS: Cần nghiên cứu kĩ SGK để nêu lên được các bước trong quy trình nuôi cấy mô.
- HS đọc SGK, nghe GV phân tích, trao đổi theo nhóm và cử đại diện trình bày các câu trả lời.
- Đại diện HS phát biểu ý kiến của nhóm, các HS khác bổ sung.
- Dưới sự hướng dẫn của GV, các em phải nêu được đáp án đúng.
Đáp án:
* Ngành kỹ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh với kiểu gen của cơ thể gốc được gọi là công nghệ tế bào.
* Người ta phải: Tách tế bào hoặ mô từ cơ thể mẹ, rồi nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo (để tạo thành mô non). Sau đó, kích thích mô non bằng hoocmôn sinh trưởng để nó phân hóa thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
Hoạt động 2:
TÌM HIỂU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TẾ BÀO
1. Nhân giống vô tính trong ống nghiệm (vi nhân giống) ở cây trồng.
* Để giúp HS nắm vững kiến thức, GV yêu cầu các em trình bày lại quy trình nuôi cấy mô (dựa trên hình 31.1a, b, c, d SGK).
2. Phương pháp nhân bản vô tính ở động vật.
* GV cho HS đọc SGK, thảo luận theo nhóm để trả lời câu hỏi:
Nêu những ưu điểm và triển vọng của phương pháp vi nhân giống.
* GV nhận xét, bổ sung và xác nhận đáp án đúng.
3. Phương pháp nuôi cấy tế bào và mô trong chọn giống cây trồng.
a. Lai tế bào.
* GV cần giải thích cho HS rõ:
Do tế bào thực vật có vách cứng (thành xenlulôzơ), nên phải loại bỏ lớp vách này trước khi dung hợp 2 tế bào.
Bằng cách dung hợp tế bào trần, có thể lai tế bào xôma của 2 loài, thuộc 2 họ, thậm chí thuộc 2 bộ với nhau.
b. Chọn dòng, tế bào.
* GV nêu vấn đề: Một tế bào phân chia nguyên nhiễm nhiều lần liên tiếp sẽ tạo ra dòng tế bào.
* Dùng phương pháp nuôi cấy mô để chọn các mô tốt cho phát triển thành cây giống.
* HS nghiên cứu SGK, quan sát tranh phóng to hình 31.1 – 2 SGK, thảo luận theo nhóm để nêu lên được:
- Quy trình nuôi cấy mô.
- Thành tựu nuôi cấy mô, đặc biệt là các kết quả nuôi cấy mô ở trong nước: Nhân giống khoai tây, dứa, phong lan ..
* HS đọc SGK, thảo luận theo nhóm và cử đại diện trình bày câu trả lời.
* Một vài HS (được GV chỉ định) trả lời câu hỏi, các em khác bổ sung.
Đáp án:
Phương pháp vi nhân giống cho ra giống nhanh, năng suất cao và chi phí thấp tiền. Có triển vọng mở ra khả năng cung cấp các cơ quan thay thế cho bệnh nhân hoặc nhân nhanh nguồn gen động vật quý hiếm (có nguy cơ tuyệt chủng).
* HS quan sát tranh phóng to hình 31.3 SGK và nghiên cứu SGK, thảo luận theo nhóm để nêu lên được:
- Phương pháp dung hợp tế bào trần.
- Thành tựu dung hợp tế bào trần trên thế giới và ở Việt Nam.
IV. CỦNG CỐ VÀ HOÀN THIỆN:
1. GV yêu cầu HS đọc chậm phần tóm tắt cuối bài để nêu lên được:
- Thế nào là công nghệ tế bào?
- Công nghệ tế bào gồm những công đoạn nào?
- Ứng dụng của công nghệ tế bào?
2. Gợi ý trả lời câu hỏi cuối bài.
ð Câu 1. Đã được trả lời khi thực hiện / SGK.
ð Câu 2. - Nhân giống vô tính là phương pháp có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu sản xuất.
- Có triển vọng: mở ra khả năng cung cấp cơ quan thay thế hoặc nhân nhanh nguồn gen quý hiếm.
ð Câu 3. - Trong chọn giống, tạo vật liệu mới cho chọn lọc và đánh giá.
- Ví dụ, lai tế bào Xôma và chọn lọc dòng biến dị Xôma.
V. DẶN DÒ:
* Học thuộc và nhớ phần tóm tắt cuối bài.
* Trả lời các câu hỏi sau:
1. Công nghệ tế bào là gì? Gồm những công đoạn thiết yếu nào?
2. Hãy nêu những ưu điểm và triển vọng của nhân giống vô tính trong ống nghiệm.
3. Hãy nêu những ứng dụng của phương pháp nuôi cấy mô trong chọn giống. Cho ví dụ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 16_1.doc