Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 17 - Tiết 33: Gây đột biến nhân tạo trong chọn giống

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 17 - Tiết 33: Gây đột biến nhân tạo trong chọn giống

Hs có khả năng:

- Giải thích được: tại sao phải chọn các tác nhân cụ thể cho từng đối tượng gây đột biến

- Nêu được một số phương pháp sử dụng các tác nhân vật lí và hoá học để gây đột biến

- Nêu được điểm giống và khác nhau trong sử dụng các thể đột biến để chọn giống vi sinh vật và thực vật. Giải thích được tại sao lại có sự khác nhau đó

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1087Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 17 - Tiết 33: Gây đột biến nhân tạo trong chọn giống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 17 - TIẾT 33. GÂY ĐỘT BIẾN NHÂN TẠO TRONG CHỌN GIỐNG
I. Mục tiêu
 Hs có khả năng:
Giải thích được: tại sao phải chọn các tác nhân cụ thể cho từng đối tượng gây đột biến
Nêu được một số phương pháp sử dụng các tác nhân vật lí và hoá học để gây đột biến
Nêu được điểm giống và khác nhau trong sử dụng các thể đột biến để chọn giống vi sinh vật và thực vật. Giải thích được tại sao lại có sự khác nhau đó
 Rèn kỹ năng quan sát, thu nhận kiến thức từ hình vẽ
II. Phương tiện
Bảng phụ ghi nội dung về gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân vật lí, sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống
III. Phương pháp
Nêu vấn đề
Quan sát
Nghiên cứu SGK
IV. Tiến trình bài giảng
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài giảng
Gv-Hs
Mở bài:
Gv: yêu cầu hs đọc SGK để thực hiện bài tập phần I
Gv treo bảng phụ để phân tích cho hs thấy rõ các tác nhân vật lí và vai trò của chúng
Bảng
Bài 33: Gây đột biến nhân tạo trong chọn giống
I. Gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân vật lí
Tác nhân
Vai trò
Các tia phóng xạ
Khi xuyên qua mô, chúng tác động trực tiếp hay gián tiếp nên ADN trong tế bào, gây đột biến hoặc làm chấn thương NST, gây đột biến NST
Tia tử ngoại
Dùng để xử lí vi sinh vật, bào tụ hạt phấn bằng đột biến gen
Sốc nhiệt
Tăng giảm nhiệt độ đột ngột làm cho cơ thể tự điều tiết cân bằng của cơ thể không khởi động kịp, gây chấn thương bộ máy di truyền, tổn thương thoi vô sắc, rối loạn phân bào, phát sinh đột biến số lượng NST
Hs đọc SGK, trao đổi nhóm, cử đại diện trình bày
Gv: hướng dẫn hs 
- Tia phóng xạ có khả năng gây đột biến, vì nó xuyên qua mô tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên ADN. Chiếu tia phóng xạ với cường độ và liều lượng thích hợp vào hạt nảy mầm, đỉnh sinh trưởng hoặc hạt phấn, bầy nhụy hoặc mô thực vật nuôi cấy để gây đột biến
- Dùng tia tử ngoại để xử lí các đối tượng có kích thước bé là vì nó không có khả năng xuyên sâu như tia phóng xạ
- Sốc nhiệt là sự tăng hoặc giảm nhiệt độ môi trường một cách đột ngột. Sốc nhiệt có khả năng gây đột biến là vì nó làm cho cơ thể không khởi động kịp, gây chấn thương trong bộ máy di truyền hoặc làm tổn thương thoi vô sắc, gây rối loạn sự phân bào. Sốc nhiệt thường gây đột biến số lượng NST
Chuyển tiếp
Gv: cho hs đọc SGK, trả lời các câu hỏi sau:
? Tại sao khi thấm vào tế bào một số hoá chất lại gây đột biến gen, dựa vào đâu người ta hy vọng có thể gây đột biến theo ý muốn
? Tại sao dụng cônsixin lại gây được thể đa bội
? Các đột biến và các thể đa bội được tạo ra theo phương pháp nào
Hs đọc SGK, trao đổi nhóm, cử đại diện trình bày
II. Gây đột biến nhân tạo bằng phương pháp hoá học
- Khi thấm vào tế bào, hoá chất tác động trực tiếp lên phân tử ADN, gây ra hiện tượng thay thế cặp nucleotit này bằng cặp nucleotit khác dẫn đến mất hoặc thêm cặp nucleotit. Do có những loại hoá chất chỉ phản ứng với một loại nucleotit xác định, người ta hy vọng có thể gây đột biến theo ý muốn
- Người ta dùng cônsinxin để gây ra hiện tượng đa bội là vì khi thấm vào mô đang phân bào, cônsixin cản trở sự hình thành thoi vô sắc, làm cho NST không phân li
- Người ta tạo ra các đột biến và các thể đa bội bằng cách ngâm hạt khô hay hạt nảy mầm ở thời điểm nhất định trong dung dịch hoá chất với nồng độ thích hợp hoặc tiêm dung dịch vào bầu nhuỵ hoặc quấn bông tẩm dung dịch hoá chất vào đỉnh sinh trưởng (ở thực vật). Có thể cho hoá chất tác động vào tinh hoàn hay buồng trứng (ở vật nuôi)
Chuyển tiếp:
Gv: treo bảng phụ và phân tích
III. Sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống
Chọn giống vi sinh vật
Chọn giống cây trồng
Giống nhau
Sử dụng các thể đột biến để chọn giống
Khác nhau
- Chọn các thể đột biến nhân tạo có hoạt tính cao
- Chọn các thể đột biến sinh trưởng mạnh để tăng sinh khối(vi khuẩn, nấm men)
- Chọn các thể đột biến giảm sức sống, có vai trò như một kháng nguyên
- Chọn các thể đột biến từ một giống tốt đang được gieo trồng nhân lên tạo giống mới
- Dùng thể đột biến có ưu điểm từng mặt khi lai giống với nhau, tạo giống mới
- Sử dụng thể đa bội tạo ra giống cây trồng có năng suất tốt
Hs nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:
? Người ta sử dụng các thể đột biến trong chọn giống vi sinh vật và cây trồng theo những hướng nào
? Tại sao người ta ít sử dụng phương pháp gây đột biến trong chọn giống vật nuôi
* Người ta sử dụng các thể đột biến trong chọn giống vi sinh vật và cây trồng theo hướng:
- Đối với sinh vật: chọn các thể đột biến nhân tạo có các hoạt tính cao, sinh trưởng mạnh để tăng sinh khối, giảm sức sống (có vai trò như một kháng nguyên)
- Đối với cây cây trồng: người ta sử dụng được tiếp các thể đột biến để nhân lên hoặc chọn lọc trong các tổ hợp lai để tạo giống mới
* Người ta ít sử dụng phương pháp gây đột biến trong chọn giống vật nuôi là vì: Cơ quan sinh sản của chúng nằm sâu trong cơ thể, chúng phản ứng rất nhanh và dễ bị chết khi xử lí bằng các tác nhân lí hoá
Củng cố
Hs đọc phần tóm tắt cuối bài
BTVN: Trả lời câu hỏi trong SGK

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 33 gay dot bien nhan tao trong chon giong.doc