Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 8 - Tiết 16 - Tuần 9 - Tiết 17 - Bài 17 : Mối quan hệ giữa gen và arn

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 8 - Tiết 16 - Tuần 9 - Tiết 17 - Bài 17 : Mối quan hệ giữa gen và arn

Mục tiêu:

*Kiến thức: Học xong bài này học sinh có khả năng:

- Mô tả sơ bộ cấu tạo và chức năng của ARN. Xác định được điểm giống nhau và khác nhau cơ bản giữa ARN và ADN.

 -Trình bày được sơ bộ quá trình tổng hợp ARN, chức năng của ARN.

*Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, tự nghiên cứu SGK, phân tích, thu thập kiến thức từ kênh hình.

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1131Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 8 - Tiết 16 - Tuần 9 - Tiết 17 - Bài 17 : Mối quan hệ giữa gen và arn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9 Ngày soạn:
Tiết 17 Ngày dạy:
Bài 17 :	mối quan hệ giữa gen và ArN
I. Mục tiêu:
*Kiến thức: Học xong bài này học sinh có khả năng: 
- Mô tả sơ bộ cấu tạo và chức năng của ARN. Xác định được điểm giống nhau và khác nhau cơ bản giữa ARN và ADN.
 -Trình bày được sơ bộ quá trình tổng hợp ARN, chức năng của ARN.
*Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, tự nghiên cứu SGK, phân tích, thu thập kiến thức từ kênh hình.
* Thái độ: Yêu thích bộ môn học.
II. Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, hợp tác nhóm.
III. Chuẩn bị:
 - Giáo viên: Tranh phóng to H: 17.1, 17.2 SGK.
- Mô hình: Cấu trúc bậc 1 của một đoạn phân tử ARN. 
 Sơ đồ tổng hợp phân tử ARN
 Bảng phụ ghi đáp án bảng 17
 - Học sinh: Xem trước bài ở nhà. Chuẩn bị bảng phụ bảng 17 
IV. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định: Kiểm tra sĩ số học sinh
2. Kiểm tra bài cũ :
 	? Mô tả sơ lược quá trình tự nhân đôi của ADN
? Gọi học sinh lên giải bài 4 trang 50
3. Bài mới : 
a. Mở bài: ARN được tổng hợp theo nguyên tắc nào ? Điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc của ARN và ADN
b. Phát triển bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu ARN 
GV :Giới thiệu mô hình, treo tranh H17.1
HS : Đọc thông tin + quan sát H17.1
GV : ARN cũng như ADN thuộc lại axit nuclêic.
Tùy theo chức năng mà ARN được chia thành các loại khác nhau như ARN thông tin ( m ARN)
A RN vận chuyển ( t ARN ), ARN ribôxôm
( rARN)
? Vai trò của m ARN ? t ARN ? r ARN ?
 ( HS trả lời theo thông tin sgk )
? ARN có thành phần hóa học như thế nào ?
 (ARN được cấu tạo từ các nguyên tố C,H,O,N,P)
? Trình bày cấu tạo ARN ?
( ARN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là các nuclêôtit ( có 4 loại là A,U,G,X )
GV :Hướng dẫn học sinh quan sát mô hình, tranh vẽ và nghiên cứu SGK để hoàn thiện bảng 17 
? So sánh cấu tạo của ARN và ADN thông qua bảng 17 
Hoạt động 2: Tìm hiểu những nguyên tắc tổng hợp ARN:
HS: Nghiên cứu thông tin à Trả lời câu hỏi :
? ARN đựơc tổng hợp ở kì nào của chu kì tế bào ?
 ( ARN được tổng hợp ở kì trung gian tại NST )
 ( ARN được tổng hợp từ ADN )
GV: Mô tả quá trình tổng hợp ARN dựa vào H17 
 ( Hoặc mô hình động )
( Khi bắt đầu tổng hợp ARN, gen được tháo xoắn và tách dần 2 mạch đơn, các nuclêôtit trên mạch khuôn liên kết với các nuclêôtit trong môi trường nội bào thành từng cặp để dần hình thành mạch 
ARN. Khi kết thúc, phân tử ARN được hình thành liền tách khỏi gen , rời nhân đi ra chất tế bào để thực hiện quá trình tổng hợp prôtêin. Phân tử 
ARN được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu là gen nên được gọi là m ARN. Qúa trình tổng hợp 
t ARN và r ARN cũng theo nguyên tắc tương tự nhưng sau khi được tổng hợp sẽ tiếp tục tạo thành cấu trúc bậc cao hơn . 
HS : Q/S H17 à Trả lời :
? Một phân tử ARN được tổng hợp dựa vào 1 hay 2 mạch đơn của gen ?
 ( Dựa vào 1 mạch đơn của gen )
? Các loại nuclêôtit nào liên kết với nhau để tạo cặp trong quá trình hình thành mạch ARN ?
 ( Trong quá trình hình thành mạch ARN, các nuclêôtit trên mạch khuôn của ADN và môi trường nội bào liên kết với nhau theo NTBS (A-U, T-A, G-X, X-G )
? Nhận xét gì về trình tự các loại đơn phân trên mạch ARN so với mỗi mạch đơn của gen ?
 ( Trình tự các loại đơn phân trên ARN giống với trình tự mạch bổ sung của mạch khuôn, chỉ khác là T được thay bằng U)
? Quá trình tổng hợp ARN theo những nguyên tắc nào ?
( - Khuôn mẫu : dựa trên 1 mạch đơn của gen .
 - Bổ sung : A – U ; T – A ; G – X ; X – G )
GV : Mạch ARN đựơc tổng hợp có trình tự các nuclêôtit tương ứng với các trình tự nuclêôtit trên mạch khuôn nhưng chỉ khác T đựơc thay = U
? Mối quan hệ giữa gen và ARN ?
 ( Trình tự các nuclêôtit trên mạch khuôn của gen 
Qui định trình tự các nuclêôtit trên mạch ARN ) 
1. ARN (Axít ribônuclêic ) 
- ARN được cấu tạo từ nguyên tố C, H, O, N, P thuộc loại đại phân tử nhưng có kích thước, khối lượng nhỏ hơn nhiều so với ADN.
- Có 3 loạiARN
. m ARN: Truyền đạt thông tin qui định cấu trúc của prôtêin
.tARN : Vận chuyển axit amin
. rARN : Là thành phần cấu tạo nên ribôxôm.
- ARN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là 4 loại
Nuclêôtit : A, G, X, U
 - Bảng 17
Đặc điểm
ARN
ADN
Số mạch đơn
 1
 2
Các loại đơn phân
A, G, 
X, U
A, G, X, T
II. ARN được tổng hợp theo nguyên tắc nào ?
- Quá trình tổng hợp ARN diễn ra trong nhân, tại NST ở kì trung gian . Các loại ARN đều được tổng hợp dựa trên khuân mẫu là ADN dưới tác động của enzim.
- Quá trình tổng hợp ARN :
. Gen tháo xoắn, tách dần thành 2 mạch đơn .
. Các nuclêôtit ở mạch khuôn liên kết với các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo NTBS 
(A- U, T- A, G - X, X- G ) để hình thành dần mạch ARN .
- Khi tổng hợp xong ARN tách khỏi gen và rời nhân đi ra chất tế bào để tổng hợp prôtêin.
*Tóm lại: Sự tổng hợp ARN diễn ra theo NTBS và khuôn mẫu, do đó trình tự các nuclêôtit trên mạch khuôn ADN quy định trình tự các nuclêôtit trên mạch ARN
c.Tổng kết: Học sinh đọc phần tóm tắt cuối bài
 Gợi ý một số câu hỏi cuối bài
4. Kiểm tra đánh giá :
? Nêu điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc ARN và ADN ?
? ARN được tổng hợp dựa trên nguyên tắc nào ?
Bài tập 4 trang 53
5. Hướng dẫn học ở nhà: Học bài + Làm bài tập: 1, 2, 3, 4, 5 trang 53
 . Xem trước bài số 18: “ Prôtêin”
 V. Rút kinh nghiệm 

Tài liệu đính kèm:

  • docsinh 9 t17.doc