Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 2 - Tiết 3 - Bài 1: Lai một cặp tính trạng

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 2 - Tiết 3 - Bài 1: Lai một cặp tính trạng

Học xong bài này Học sinh có những khả năng sau:

1. Kiến thức:

 Trình bày và phân tích được về phép lai phân tích.

 Nêu được các ý nghĩa về sự tương quan trội lặn.

 Nắm được hiện tượng trội không hoàn toàn.

2. Kĩ năng:

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 960Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 2 - Tiết 3 - Bài 1: Lai một cặp tính trạng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2
Tiết 3
Bài 1. LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG (tt)
NS: 30/08/2008
ND: 01/09/2008
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Học xong bài này Học sinh có những khả năng sau:
Kiến thức:
Trình bày và phân tích được về phép lai phân tích.
Nêu được các ý nghĩa về sự tương quan trội lặn.
Nắm được hiện tượng trội không hoàn toàn.
Kĩ năng:
Rèn kĩ năng tư duy sáng tạo.
Rèn kĩ năng giải các bài tập di truyền.
Thái độ:
Rèn ý thức làm việc độc lập, sáng tạo, sự suy luận của Hs.
Rèn ý thức học tập và yêu thích bộ môn.
CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
Chuẩn bị của Gv:
Giáo án.
Tranh vẽ hình 3 SGK.
Chuẩn bị của Hs:
Học bài cũ ở nhà.
Đọc trước bài mới.
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ:
Hs 1: Trình bày thí nghiệm và kết luận về phép lai một cặp tính trạng.
Hs 2: Làm bài tập 4 trang 10 SGK.
Bài mới:
Giáo viên vào bài: Như đã tìm hiểu trong bài trước, Menđen đã thành công trên đối tượng thí nghiệm nghiên cứu là Đậu Hà lan, và chúng ta đã tìm hiểu quá trình thí nghiệm của ông như thế nào. Hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu tiếp các vấn đề liên quan đến phép lai mộtcặp tính trạng, vì có nhiều trường hợp khi lai hai cơ thể bố mẹ khác nhau về 1 cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1 lại không đồng tính.
Giáo viên ghi đề bài.
Hoạt động 1. Tìm hiểu phép lai phân tích.
* Mục tiêu 1: Hs trình bày được thí nghiệm và kết luận về phép lai phân tích.
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung ghi bảng
- Kiểu hình trội trong thí nghiệm của Menđen có mấy kiểu gen?
- Vậy khi nhìn vào kiểu hình của tính trạng nào thì ta biết ngay được kiểu gen của nó?
- Vậy muốn xác định cơ thể mang tính trạng trội có thuần chủng hay không ta làm như thế nào?
- Lấy ví dụ.
- Vậy lai phân tích là gì?
- Cơ thể trội thuần chủng khi nào?
- Hai.
- Tính trạng lặn.
- Lai với cơ thể mang tính trạng lặn tương ứng.
- Lai phân tích là phép lai giữa cơ thể mang tính trạng trội với cơ thể mang tính trạng lặn tương ứng để kiểm tra kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội.
- Khi F1 đồng tính.
III. Lai phân tích.
- Ví dụ:
1.P: AA(đỏ) x aa (trắng)
 F1: 100% Aa (đỏ)
2.P: Aa(đỏ) x aa (trắng)
 F1:1/2Aa(đỏ);1/2aa (trắng)
- Khái niệm: Lai phân tích là phép lai giữa cơ thể mang tính trạng trội với cơ thể mang tính trạng lặn tương ứng để kiểm tra kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội.
* Tiểu kết 1: Lai phân tích là phép lai giữa cơ thể mang tính trạng trội với cơ thể mang tính trạng lặn tương ứng để kiểm tra kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội.
Hoạt động 2. Tìm hiểu ý nghĩa tương quan trội lặn.
* Mục tiêu 2: Hs hiểu được ý nghĩa của hiện tượng trội lặn, từ đó áp dụng vào thực tế.
- Cho Hs đọc phần thông tin tại mục II.
- Qua các thí nghiệm của Menđen, các em thấy các tính trạng trội thường như thế nào so với tính trạng lặn?
- Để xác đinh mức độ thuần chủng của một giống ta đem lai phân tích.
- Tại sao phải kiểm tra độ thuần chủng?
- Đọc phần thông tin.
- Có lợi.
- Nghe GV giảng.
- Tránh phân li tính trạng, khi đó tính trạng xấu sẽ xuất hiện.
II. Ý nghĩa tương quan trội lặn.
- Đa số tính trạng trội thường có lợi. Vì thế mục tiêu của chọn giống là tập trung càng nhiều gen quý vào một kiểu gen để tạo ra giống có giá trị kinh tế cao. 
* Tiểu kết 2: Đa số tính trạng trội thường có lợi. Vì thế mục tiêu của chọn giống là tập trung càng nhiều gen quý vào một kiểu gen để tạo ra giống có giá trị kinh tế cao.
Hoạt động 3. Tìm hiểu hiện tương trội không hoàn toàn.
* Mục tiêu 3: Hs hiểu được hiện tượng trội không hoàn toàn là gì?
- Treo tranh 3.
- F1 như thế nào?
- Tính trạng F1 như thế nào so với bố mẹ?
- Vậy trội không hoàn toàn là gì?
- Quan sát tranh.
- Đồng tính.
- Khác.
- Là hiện tượng di truyền trong đó kiểu hình của cơ thể lai F1 biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ.
III. Trội không hoàn toàn.
- Ví dụ: SGK.
- Khái niệm: Là hiện tượng di truyền trong đó kiểu hình của cơ thể lai F1 biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ.
* Tiểu kết 2: Là hiện tượng di truyền trong đó kiểu hình của cơ thể lai F1 biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ.
Củng cố:
Khái niệm về phép lai phân tích?
Khái niệm về hiện tượng trội không hoàn toàn?
Hs đọc phần ghi nhớ.
Gv nhắc lại một số kiến thức quan trọng của bài.
Bài tập về nhà:
Học bài theo vở ghi và SGK.
Vẽ hình 3 trang 12 SGK. Làm bài tập 4 trang 13 SGK.
Xem trước nội dung bài 4.
ÐÐЯ¯ÑÑÑ
* Tiểu kết 2: Giải thích của Menđen:
Pt/c:
GP:
A A
a a
F1:
100% Aa
(Hoa đỏ)
F1 x F1
Aa
(Hoa đỏ)
Aa
(Hoa đỏ)
GF1:
1A
1a
1A
1a
F2:
1AA
(Hoa đỏ)
2Aa
(Hoa đỏ)
1aa
(Hoa trắng)
X
X
AA (Hoa đỏ)
Aa (Hoa trắng)

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 2_1.doc