Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 20 - Tiết 39 - Bài 36: Các phương pháp về chọn lọc

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 20 - Tiết 39 - Bài 36: Các phương pháp về chọn lọc

MỤC TIÊU:

Học xong bài này, HS có khả năng:

- Xác định được phương pháp chọn lọc hàng loạt một lần, nhiều lần và ưu nhược điểm của phương pháp này.

- Xác định được phương pháp chọn lọc cá thể và ưu, nhược điểm của phương pháp chọn lọc cá thể.

- Rèn luyện kĩ năng quan sát, tự nghiên cứu với SGK và thảo luận theo nhóm.

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1598Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 20 - Tiết 39 - Bài 36: Các phương pháp về chọn lọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20	Ngày soạn:
Tiết 39	Ngày dạy:
Bài 36: CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỌN LỌC
I. MỤC TIÊU:
Học xong bài này, HS có khả năng:
- Xác định được phương pháp chọn lọc hàng loạt một lần, nhiều lần và ưu nhược điểm của phương pháp này.
- Xác định được phương pháp chọn lọc cá thể và ưu, nhược điểm của phương pháp chọn lọc cá thể.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, tự nghiên cứu với SGK và thảo luận theo nhóm.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Tranh phóng to hình 36.1 - 2 SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ:
- Hs 1: Ưu thế lai là gì? Cơ sở di truyền của hiện tượng trên? Tại sao không sử dụng F1 làm giống?
- Hs 2: Các phương pháp để tạo ưu thế lai ở chọn giống cây trồng và vật nuôi?
Bài mới:
Hoạt động 1
TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA CHỌN LỌC TRONG CHỌN GIỐNG
* Yêu cầu HS nghiên cứu mục I SGK để nêu vai trò của chọn lọc trong chọn giống.
* Gợi ý cho HS: Cần phải nghiên cứu kĩ các ý:
- Chọn lọc để có giống phù hợp nhu cầu con người.
- Chọn lọc để phục hồi giống đã thoái hóa.
- Trong lai tạo giống và chọn giống đột biết, biến dị tổng hợp, đột biến cần được đánh giá, chọn lọc qua nhiều thế hệ thì mới có giống tốt.
* Nêu vấn đề:
- Người ta chọn các phương pháp chọn lọc phù hợp với mục tiêu và hình thức sinh sản của đối tượng.
- Người ta thường áp dụng 2 phương pháp chọn lọc cơ bản: chọn lọc hàng loạt và chọn lọc cá thể.
* Độc lập nghiên cứu SGK, thảo luận theo nhóm cử đại diện trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
* Đại diện một vài nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung. dưới sự hướng dẫn của GV, cả lớp phải nêu lên được:
Vai trò của chọn lọc trong chọn giống là để phục hồi lại các giống đã thoái hóa, đánh giá chọn lọc đối với các dạng mới tạo ra, nhằm tạo ra giống mới hay cải tiến giống cũ.
Hoạt động 2
TÌM HIỂU CHỌN LỌC HÀNG LOẠT
* Yêu cầu HS trả lời 2 câu hỏi:
- Chọn lọc hàng loạt 1 lần và 2 lần giống và khác nhau như thế nào?
- Có 2 giống lúa thuần được tạo ra đã lâu: Giống A bắt đầu giảm độ đồng đều về chiều cao và thời gian sinh trưởng, còn giống B có sai khác khá rõ rệt giữa các cá thể về hai tính trạng nêu trên. Em sử dụng phương pháp và hình thức chọn lọc nào để khôi phục lại hai đặc điểm tốt ban đầu của 2 giống đó. Các tiến hành trên từng giống nhau thế nào?
- Quan sát hình 36.1 SGK, đọc mục II SGK, thảo luận theo nhóm, cử đại diện trình bày kết quả thảo luận.
- Một vài HS (được GV yêu cầu) báo cáo kết quả thảo luận của nhóm, các nhóm khác bổ sung và cùng xây dựng đáp án đúng.
Đáp án:
* Giống nhau, chọn cây ưu tú: trộn lẫn hạt cây ưu tú làm giống cho vụ sau: đơn giản dễ làm, ít tốn kém, để áp dụng rộng rãi; tuy nhiên, chỉ dựa vào kiểu hình (dễ nhầm với thường biến).
- Khác nhau: Ở chọn lọc 1 lần thì so sánh giống “chọn lọc hàng loạt” với giống khởi đầu và giống đối chứng, nếu hơn giống ban đầu, bằng hoặc hơn giống đối chứng thì không cần chọn lọc 2 lần. Còn chọn lọc hàng loạt 2 lần cũng thực hiện như chọn lọc hàng loạt 1 lần, nhưng trên ruộng giống năm thứ II, gieo trồng giống chọn “chọn lọc hàng loạt” để chọn cây ưu tú.
* Đối với giống lúa A nên chọn hình thức chọn lọc hàng loạt 1 lần là vì giống A mới bắt đầu giảm độ đồng đều về chiều cao và thời gian sinh trưởng. Còn giống B nên chọn hình thức hàng loạt 2 lần là vì giống B đã có sai khác nhiều về 2 tính trạng nêu trên.
Hoạt động 3
TÌM HIỂU CHỌN LỌC CÁ THỂ
- Yêu cầu HS quan sát tranh phóng to hình 36.2 SGK và đọc mục III SGK để nêu lên được: Thế nào là chọn lọc cá thể?
* Lưu ý HS khi quan sát hình: Ở năm I, trên ruộng chọn giống khởi đầu (1), chọn ra những cá thể tốt nhất. Hạt của mỗi cây được gieo riêng thành từng dòng để so sánh (năm II). Các dòng chọn lọc cá thể (3, 4, 5, 6) được so sánh với nhau, so sánh với giống khởi đầu (2) và giống đối chứng (7) sẽ cho phép chọn được dòng tốt nhất (đáp ứng mục tiêu đặt ra).
- Quan sát tranh, đọc SGK, thảo luận theo nhóm, cử đại diện báo cáo kết quả thảo luận của nhóm.
- Dưới sự chỉ đạo của GV, các nhóm thảo luận phải nêu lên được:
Chọn lọc cá thể là chọn lấy một số ít cá thể tốt, nhân lên một cách riêng rẽ theo từng dòng. Nhờ đó, kiểu gen của mỗi cá thể được kiểm tra.
IV. CỦNG CỐ VÀ HOÀN THIỆN:
1. GV cho HS đọc chậm phần tóm tắt cuối bài và phải phân biệt được chọn lọc hàng loạt và chọn lọc cá thể.
2. Gợi ý trả lời câu hỏi cuối bài:
ð Câu 1. Đánh dấu + vào ô o chỉ câu đúng nhất trong các câu sau, khi viết về các phương pháp chọn lọc giống :
o a. Phương pháp chọn lọc hàng loạt cũng được áp dụng trên vật nuôi và đã tạo ra những giống có năng suất cao về thịt, trứng, sữa ..
o b. Chọn lọc hàng loạt đem lại kết quả ổn định, nâng cao được năng suất vật nuôi, cây trồng.
o c. Chọn lọc cá thể phối hợp được việc chọn lọc dựa trên kiểu hình với việc kiểm tra kiểu gen, nhanh đạt kết quả nhưng đòi hỏi theo dõi công phu và chặt chẽ.
o d. Chọn lọc cá thể thích hợp với cây tự thụ phấn, cho hiệu quả nhanh, cũng thích hợp với những cây có thể nhân giống vô tính bằng cành, củ, mắt ghép.
Đáp án: a, b, và d.
ð Câu 2. Phương pháp chọn lọc cá thể.
- Ở năm I, trên ruộng chọn giống khởi đầu, chọn lấy những cá thể tốt nhất.
- Gieo hạt của từng cây được chọn riêng thành từng dòng để so sánh.
- Ở năm II, người ta so sánh các dòng với nhau và với giống gốc, giống đối chứng để chọn dòng tốt nhất.
V. DẶN DÒ:
* Học thuộc và nhớ phần tóm tắt cuối bài.
* Trả lời các câu hỏi sau:
1. Phương pháp chọn lọc hàng loạt 1 lần và nhiều lần du chọn lọc hàng loạt 1 lần và nhiều lần được tiến hành như thế nào, có ưu nhược điểm gì và thích hợp với loại đối tượng nào?
2. Phương pháp chọn lọc cá thể được tiến hành như thế nào? Có ưu, nhược điểm gì so với phương pháp chọn lọc hàng đầu và thích hợp với đối tượng nào?
* Đọc trước bài 37: “Thành tựu chọn giống ở Việt Nam”.
!!!&!!!

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 20_1.doc