Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 40 - Bài 37: Thành tựu trong chọn giống ở Việt Nam

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 40 - Bài 37: Thành tựu trong chọn giống ở Việt Nam

KT :- Học sinh nắm được các phương pháp thường sử dụng chọn giống vật nuôi và cây trồng.

 - Trình bày được phương pháp được xem là cơ bản trong chọn giống cây trồng.

 - Trình bày được phương pháp chủ yếu trong chọn giống vật nuôi.

 - Trình bày được các thành tựu nổi bật trong chọn giống cây trồng và vật nuôi.

 KN: Có KN NC tài liệu, khái quát kiến thức

 Thái độ: Có ý thức tìm tòi sưu tầm tài liệu, trân trọng thành tựu KH

2. CHUẨN BỊ

 - GV: + Chuẩn bị tờ giấy khổ to có in sẵn nội dung.

 

doc 15 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 4671Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 40 - Bài 37: Thành tựu trong chọn giống ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
Tiết 40
Bài 37: Thành tựu chọn giống ở Việt Nam
1. Mục tiêu
 KT :- Học sinh nắm được các phương pháp thường sử dụng chọn giống vật nuôi và cây trồng.
 - Trình bày được phương pháp được xem là cơ bản trong chọn giống cây trồng.
 - Trình bày được phương pháp chủ yếu trong chọn giống vật nuôi.
 - Trình bày được các thành tựu nổi bật trong chọn giống cây trồng và vật nuôi.
 KN: Có KN NC tài liệu, khái quát kiến thức
 Thái độ: Có ý thức tìm tòi sưu tầm tài liệu, trân trọng thành tựu KH
2. chuẩn bị
 - GV: + Chuẩn bị tờ giấy khổ to có in sẵn nội dung.
	+ Bút dạ.
 - HS: nghiên cứu kĩ bài 37 theo nội dung GV đã giao.
3. phương pháp: Đàm thoại, thảo luận nhóm
4. Tiến trình bài giảng
4.1. ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số.
4.2. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra câu 1, 2, SGK trang 107.
4.3. Bài mới
	GV tóm tắt kiến thức của các tiết trước về vấn đề như gây đột biến nhân tạo, tạo ưu thế lai, các phương pháp chọn lọc cho đến nay đã thu được những thành tựu đáng kể.
 	Hoạt động 1: Thành tựu chọn giống cây trồng và vật nuôi
	 MT: Trình bày được các PP và thành tựu nổi bật trong chọn giống cây trồng và vật nuôi ở VN
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- Yêu cầu chia lớp thành 4 nhóm:
 + Nhóm 1 + 2: hoàn thành nội dung I: thành tựu chọn giống cây trồng
 + Nhóm 3 + 4: thành tựu chọn giống vật nuôi.
- GV gọi đại diện nhóm trình bày nội dung đã hoàn thành.
- GV nhận xét và hoàn thiện kiến thức
- CáC Nhóm đã Chuốn Bỵ TrưÍc Nội Dung ậ Nhà Và Trao đặi Nhóm, Hoàn Thành Nội Dung Vào Giờy Khổ To.
Đạị diện nhóm đưa phiếu học tập của nhóm mình lên bảng, các nhóm nhận xét bổ sung
 Bảng: Thành tựu chọn giống ở Việt Nam
Phương pháp
Ví dụ
Chọn giống cây trồng
1. Gây đột biến nhân tạo
a. Gây đột biến nhân tạo rồi chọn cá thể để tạo giống mới.
b. Phối hợp giữa lai hữu tính và sử lí đột biến
c. Chọn giống bằng chọn dòng tế bào xôma có biến dị hoặc đột biến xôma.
- ở lúa: tạo giống lúa tẻ có mùi thơm như gạo tám thơm.
- Đậu tương sinh trưởng ngắn, chịu rét, hạt to, vàng,...
- Giống lúa DT10 x Giống lúa đột biến A20 " lúa DT16.
- Giống táo đào vàng do xử lí đột biến đỉnh sinh trưởng cây non của giống táo Gia Lộc quả to, màu vàng da cam, ngọt có vị thơm, năng suất đạt 40 – 50 tấn/ha.
2. Lai hữu tính để tạo biến dị tổ hợp hoặc chọn lọc cá thể từ các giống hiện có.
a. Tạo biến dị tổ hợp
b. Chọn lọc cá thể
- Giống lúa DT10 x OM80 " giống lúa DT17 năng suất cao, hạt gạo trong, cơm dẻo.
- Từ giống cà chua Đài Loan chọn lọc cá thể " giống cà chua P375 thích hợp cho vùng thâm canh.
3. Tạo giống ưu thế lai (ở F1)
- Giống ngô lai đơn ngắn ngày LVN 20 chống đổ tốt, thích hợp với vụ đông xuân trên chân đất lầy thụt, đạt 6-8 tấn/ha.
- Giống ngô lai đơn LVN 10 dài ngày, có thời gian sinh trưởng 125 ngày, chịu hạn, chống đổ và kháng sâu bệnh tốt.
4. Tạo giống đa bội thể
- Giống dâu Bắc Ninh thể tứ bội x giống lưỡng bội 2n " giống dâu số 12 (3n) có bản lá dầy, màu xanh đậm, thịt lá nhiều, tỉ lệ sống cao, năng suất cao.
Chọn giống vật nuôi
1. Tạo giống mới
- Giống lợn Đại Bạch x giống lợn ỉ 81 " Đại bạch ỉ 81.
- Giống lợn Bớcsai x giống lợn ỉ 81 " Bơcsai ỉ 81. hai giống đại bạch ỉ 81 và Bơcsai 81 dễ nuôi, mắn đẻ, đẻ nhiều con, thịt thơm ngon, xương nhỏ, tầm vóc to, tăng trọng nhanh, thịt nạc nhiều phát huy đặc điểm tốt của bố mẹ, khắc phục nhược điểm của lợn ỉ: nhiều mỡ, lưng võng, chân ngắn, bụng sệ. 
2. Cải tạo giống địa phương: dùng con cái tốt nhất của giống địa phương, lai với con đực tốt nhất của giống ngoại nhập, con đực dùng liên tiếp qua nhiều thế hệ.
- Lai Bơcsai x ỉ móng cái
" Cải tạo 1 số nhược điểm của ỉ Móng Cái, nâng cao tầm vóc giống ngoại, tỉ lệ nạc cao, khả năng thích ứng tốt.
- Bò Vàng Việt Nam x bò sữa Hà Lan "bò sữa sản lượng sữa cao.
3. Tạo ưu thế lai
- Lợn lai kinh tế: ỉ Móng Cái x Đại Bạch có sức sống cao, tăng trọng nhanh, tỉ lệ nạc cao.
- Cá chép Việt Nam x Cá chép Hungari.
- Gà ri Việt Nam x gà Tam Hoàng.
4. Nuôi thích nghi với các giống nhập nội
- Giống cá chim trắng. gà Tam Hoàng, bò sữa nhập nội, nuôi thích ứng với khí hậu và chăm sóc ở Việt Nam cho năng suất thịt, trứng, sữa cao.
5. ứng dụng công nghệ sinh học trong công tác giống
- Cấy chuyển phôi từ bò mẹ cao sản sang bò cái khác " Từ bò mẹ tạo 100-5000 con/năm.
- Thụ tinh nhân tạo bằng tinh trùng bảo quản trong môi trường pha chế " giảm số lượng, nâng cao chất lượng đực giống, thuận lợi sản xuất ở vùng sâu vùng xa.
- Công nghệ gen để phát hiện giới tính " điều chỉnh đực cái trong sản xuất. Xác định kiểu gen " chọn giống tốt.
4.4. Củng cố
- Yêu cầu HS trình bày các phương pháp chủ yếu trong chọn giống ? PP nào được xem là cơ bản? ( Lai hữu tính)
- Trong chọn giống vật nuôi, chủ yếu người ta dùng PP nào? tại sao 
4.5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Hướng dẫn:
Câu 1: Trong chọn giống cây trồng, phương pháp chủ yếu: lai hữu tính tạo biến dị tổ hợp vì nó tạo nguồn biến dị cho chọn lọc.
Câu 2: lai giống là phương pháp chủ yếu và nó tạo nguồn biến dị tổ hợp cho giống mới, cải tạo giống có năng suất thấp và tạo ưu thế lai.
Câu 3: Lĩnh vực chọn lúa, ngô, lợn, gà.
5. Rút kinh nghiệm
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
Tiết 41
Bài 38: Thực hành
Tập dượt thao tác giao phấn
1. Mục tiêu
 KT: - Học sinh trình bày được các thao tác giao phấn ở cây tự thụ phấn và cây giao phấn.
 - Củng cố lí thuyết về lai giống.
 KN: Có các thao tác cắt vỏ trấu, giao phấn, bao bông lúa thành thạo đúng KT
 Thái độ: Có ý thức yêu thích say mê KH
2. chuẩn bị 
 GV: - Tranh phóng to H 38 SGK, tranh phóng to cấu tạo 1 hoa lúa.
 HS: - Hai giống lúa có cùng thời gian sinh trưởng nhưng khác nhau về chiều cao cây, màu sắc, kích thước.
 - 2 giống bầu bí đã có hoa
 - Kéo, kẹp nhỏ, bao cách li, ghim, cọc cắm, nhãn ghi công thức lai, chậu, vại để trồng cây.
 - Băng đĩa hình về các thao tác giao phấn.
3. phương pháp
4. Tiến trình bài giảng
4.1. ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số.
4.2. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
4.3. Tiến hành
	 * Mở bài: GV giới thiệu MT của bài
Hoạt động 1: Tìm hiểu các thao tác giao phấn
 MT: HS nắm được các bước tiến hành giao phấn và KN giao phấn
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV chia 4 – 6 em/ nhóm, hướng dẫn HS cách chọn cây mẹ, bông hoa, bao cách và các dụng cụ dùng trong giao phấn.
- Cho HS quan sát H 38 SGK hoặc xem băng đĩa hình về công tác giao phấn ở cây giao phấn và trả lời câu hỏi:
- Trình bày các bước tiến hành giao phấn ở cây giao phấn?
-Hướng dẫn HS thực hành giao phấn trên lúa và hoa bầu bí
- HS chú ý nghe và ghi chép.
- Các nhóm xem băng hình hoặc quan sát tranh, chú ý các thao tác cắt, rắc phấn, bao nilon ... trao đổi nhóm để nêu được các thao tác. Rút ra kết luận.
- Vài HS nêu, nhận xét.
- HS tự thao tác trên mẫu thật.
* Nội dung:
 Bước 1: Chọn cây mẹ, chỉ giữ lại bông và hoa chưa vỡ, không bị dị hình, không quá non hay già, các hoa khác cắt bỏ.
 Bước 2: Khử đực ở cây hoa mẹ
 + Cắt chéo vỏ trấu ở phía bụng để lộ rõ nhị.
 + Dùng kẹp gắp 6 nhị (cả bao phấn) ra ngoài.
 + Bao bông lúa lại, ghi rõ ngày tháng.
 Bước 3: Thụ phấn
 + Nhẹ tay nâng bông lúa chưa cắt nhị và lắc nhẹ lên bông lúa đã khử nhị.
 + Bao nilông ghi ngày tháng.
Hoạt động 2: Báo cáo thu hoạch
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS lên bảng trình bày lại các thao tác giao phấn trên mẫu vật thật.
 PT nguyên nhân thành công và chưa thành công từ bài TH
- GV nhận xét, đánh giá 
- Yêu cầu HS về nhà viết báo cáo thu hoạch.
- HS trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung.
 - Có thể do: thao tác, ĐK TN, lựa chọn cây mẹ và hạt phấn
4.4. Kiểm tra - đánh giá
- GV nhận xét giờ thực hành.
- Tuyên dương nhóm thực hành tốt, nhắc nhở nhóm làm chưa tốt.
4.5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Nghiên cứu bài 39.
 - Sưu tầm tranh ảnh về giống bò, lợn, gà, vịt, cà chua, lúa, ngô có năng suất nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới.
5. RKN
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
Tiết 42
Bài 39: Thực hành
Tìm hiểu thành tựu chọn giống 
vật nuôi và cây trồng
1. Mục tiêu
 KT: - Học sinh biết cách sưu tầm tư liệu, biết cách trưng bày tư liệu theo các chủ đề.
 - Biết phân tích, so sánh và báo cáo những điều rút ra từ tư liệu.
 KN: Có KN tổng hợp, khái quát, quan sát tranh
 Thái độ: Có ý thức say mê tìm tòi NC KH
2. chuẩn bị
 GV:Tập ảnh về các giống vật nuôi
 HS: - Tranh ảnh sưu tầm theo yêu cầu SGK trang 114.
 - Giấy khổ to, bút dạ.
 - Kẻ bảng 39 SGK.
3. phương pháp: Thi tìm hiểu theo chủ đề
4. Tiến trình bài giảng
4.1. ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số.
4.2. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
4.3. Tiến hành
	GV chia lớp thành 4 nhóm: 2 nhóm cùng tìm hiểu chủ đề: “ Tìm hiểu thành tựu chọn giống vật nuôi” hoặc “ Tìm hiểu thành tựu chọn giống cây trồng”
Hoạt động 1: Tìm hiểu thành tựu giống vật nuôi và cây trồng
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS:
+Sắp xếp tranh ảnh theo chủ đề thành tựu chọn giống vật nuôi, cây trồng.
+ Ghi nhận xét vào bảng 39.1; 39.2.
- GV giúp HS hoàn hiện công việc.
( lưu ý dán tranh theo từng nhóm giống, trình bày cân đối , đẹp, ghi tên giống cụ thể)
- Các nhóm thực hiện:
+ 1 số HS dán tranh vào giấy khổ to theo chủ đề sao cho logic.
+ 1 số HS chuẩn bị nội dung bảng 39.
Hoạt động 2: Báo cáo thu hoạch
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả.
- GV nhận xét và đánh giá kết quả nhóm.
- GV bổ sung kiến thức vào bảng 39.1 và 39.2.
- Mỗi nhóm báo cáo cần;
+ Treo tranh của mỗi nhóm.
+ Cử 1 đại diện thuyết minh.
+ Yêu cầu nội dung phù hợp với tranh dán.
- Các nhóm theo dõi và có thể đưa câu hỏi để nhóm trình bày trả lời, nếu không trả lời được thì nhóm khác có thể trả lời thay.
Bảng 39.1–Các tính trạng nổi bật và hướng dẫn sử dụng của một số vật nuôi
STT
Tên giống
Hướng dẫn sử dụng
Tính trạng nổi bật
1
Giống bò:
- Bò sữa Hà Lan
- Bò Sind
- Lấy sữa
- Có khả năng chịu nóng.
- Cho nhiều sữa, tỉ lệ bơ cao.
2
Các giống lợn
- Lợn ỉ Móng Cái
- Lợn Bơcsai
- Lấy con giống
- Lấy thịt
- Phát dục sớm, đẻ nhiều con.
- Nhiều nạc, tăng trọng nhanh.
3
Các giống ga
- Gà Rôtri
- Gà Tam Hoàng
Lấy thịt và trứng
- Tăng trong nhanh, đẻ nhiều trứng.
4
Các giống vịt
- Vịt cỏ, vịt bầu
- Vịt kali cambet
Lấy thịt và trứng
Dễ thích nghi, tăng trọng nhanh, đẻ nhiều trứng.
5
Các giống cá
- Rô phi đơn tính
- Chép lai
- Cá chim trắng
Lấy thịt
Dễ thích nghi, tăng trọng nhanh.
Bảng 39.2 – Tính trạng nổi bật của giống cây trồng
STT
Tên giống
Tính trạng nổi bật
1
Giống lúa:
- CR 203
- CM 2
- BIR 352
- Ngắn ngày, năng suất cao
- Chống chịu đựoc rầy nâu.
- Không cảm quang
2
Giống ngô
- Ngô lai LNV 4
- Ngô lai LVN 20
- Khả năng thích ứng rộng
- Chống đổ tốt
- Năng suất từ 8- 12 tấn/ha
3
Giống cà chua:
- Cà chua Hồng Lan
- Cà chua P 375
- Thích hợp với vùng thâm canh
- Năng suất cao
4.4. Kiểm tra - đán ... sẽ dẫn đến hậu quả ngày càng lớn( lũ lụt, hạn hán, mưa A xít..
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi phần s SGK trang 120.
 +Trong 1 ngày ánh sáng mặt trời chiếu trên mặt đất thay đổi như thế nào?
 + Nước ta độ dài ngày vào mùa hè và mùa đông có gì khác nhau?
 + Sự thay đổi nhiệt độ trong 1 năm diễn ra như thế nào?
- Yêu cầu:
- Nhận xét về sự thay đổi của các nhân tố sinh thái?
- HS dựa vào kiến thức SGK để trả lời.
 + KN
 + Phân biệt được 2 nhóm NTST
- Quan sát môi trường sống của thỏ ở mục I để nhận biết.
- Trao đổi nhóm hoàn thành bảng 41.2.
- Đại diện nhóm điền bảng
+ Nhân tố vô sinh: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, đất, xác chết sinh vật, nước...
 +Nhân tố SV: TV, ĐV..
+ Nhân tố con người.
- HS rút ra KL
- HS dựa vào vốn hiểu biết của mình, nêu được: 
 + HĐ tích cực: Khai thác hợp lí, cải tạo, lai tạo..
 + HĐ tiêu cực: Săn bát, đốt phá, gây ô nhiễm MT..
- HS thảo luận nhóm, nêu được:
+ Trong 1 ngày ánh sáng tăng dần về buổi trưa, giảm về chiều tối.
+ Mùa hè dài ngày hơn mùa đông.
+ Mùa hè nhiệt độ cao, mùa thu mát mẻ, mùa đông nhiệt dộ thấp, mùa xuân ấm áp.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm bổ sung
Kết luận: 
 - Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật.
 - Các nhân tố sinh thái được chia thành 2 nhóm:
 + Nhân tố vô sinh: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, gió, đất, nước, địa hình...
 + Nhân tố hữu sinh: 
	Nhân tố sinh vật: VSV, nấm, động vật, thực vật,
Nhân tố con người: tác động tích cực: cải tạo, nuôi dưỡng, lai ghép.... tác động tiêu cực: săn bắn, đốt phá làm cháy rừng...
 - Các nhân tố sinh thái tác động lên sinh vật thay theo từng môi trường và thời gian.
 Hoạt động 3: Giới hạn sinh thái
	MT: HS hiểu được giới hạn sinh thái, chỉ ra được mỗi loài có 1 GHST
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV sử dụng H 41.2 và đặt câu hỏi:
- Cá rô phi ở Việt Nam sống và phát triển ở nhiệt độ nào?
- Nhiệt độ nào cá rô phi sinh trưởng và phát triển thuận lợi nhất?
- Tại sao trên 5oC và dưới 42oC thì cá rô phi sẽ chết?
- GV rút ra kết luận: từ 5oC - 42oC là giới hạn sinh thái của cá rô phi. 5oC là giới hạn dưới, 42oC là giới hạn trên. 30oC là điểm cực thuận.
- GV giới thiệu thêm: Cá chép Việt Nam chết ở nhiệt độ dưới 2o C và trên 44oC, phát triển thuận lợi nhất ở 28oC. Cây mắm ở biển sống và PT trong giới hạn độ mặn từ 0,36% đến 0,5% NaCL
- GV hỏi:+ Giới hạn sinh thái là gì?
 + Nhận xét về giới hạn sinh thái của mỗi loài sinh vật?
 + Cá rô phi và cá chép loài nào có giới hạn sinh thái rộng hơn? Loài nào có vùng phân bố rộng?
- GV cho HS liên hệ:
Nắm được ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái và giới hạn sinh thái trong sản xuất nông nghiệp nên cần gieo trồng đúng thời vụ, khi khoanh vùng nông, lâm, ngư nghiệp cần xác định điều kiện đất đai, khí hậu tại vùng đó có phù hợp với giới hạn sinh thái của giống cây trồng vật nuôi đó không?
VD: cây cao su chỉ thích hợp với đất đỏ bazan ở miền trung, Nam trung bộ, miền Bắc cây không phát triển được.
- HS quan sát H 41.2 thảo luận nhóm nhỏ để trả lời.
+ Từ 5oC tới 42oC.
+ 30oC
+ Vì quá giới hạn chịu đựng của cá.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm bổ sung
- HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
- HS nghiên cứu thông tin và trả lời.
- Một HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
Kết luận: 
 - Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với 1 nhân tố sinh thái nhất định.
 - Mỗi loài, cá thể đều có giới hạn sinh thái riêng đối với từng nhân tố sinh thái. Sinh vật có giới hạn sinh thái rộng phân bố rộng, dễ thích nghi.
 4.4. Củng cố
- Môi trường là gì? Phân biệt nhân tố sinh thái
- Chọn ý trả lời đúng
 1.1: Trong các NTSTsau: ánh sáng, độ ẩm, muối khoáng, nhiệt độ nhân tố noà vừa có tác động trực tiếp, vừa có tác động gián tiếp rõ nhất đối với TV
 a. ánh sáng
 b. Nhiệt độ
 c. Độ ẩm
 d. Muối khoáng
 1.2: Nhân tố nào có tác động lớn nhất đối với ĐV
	 a. ánh sáng
	 b. Nhiệt độ
	 c. Độ ẩm
	 d. Không khí
4.5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK
- Làm bài tập 1, 2, 3, 4 vào vở.
- Kẻ bảng 42.1 vào vở, ôn lại kiến thức sinh lí thực vật.
5. Rút kinh nghiệm
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
Tiết 44
Bài 42: ảnh hưởng của ánh sáng 
lên đời sống sinh vật
1. Mục tiêu
 KT- Học sinh nắm được những ảnh hởng của nhân tố ánh sáng đến các đặc điểm hình thái, giải phẫu, sinh lí và tập tính của sinh vật.
Giải thích được sự thích nghi của sinh vật với môi trờng.
 KN: Rèn KN HĐ nhóm, khái quát hoá, phát triển tư duy lô gíc vận dụng thực tế
 Thái độ; Có ý thức tạo ĐK nhân tố ánh sáng cho TV và ĐV
2. Đồ dùng dạy học
 GV: - Tranh phóng to H 42.1; 42.2 SGK.
 - bảng 42.1 SGK, bảng 42.1 SGV.
 - Sưu tầm một số lá cây ưa sáng; lá lúa, lá cây ưa bóng: lá lốt, vạn niên thanh.
 - Thí nghiệm tính hướng sáng của cây xanh.
3.PP:Quan sát tìm tòi NC, HĐ nhóm
4. Tiến trình bài giảng
 4.1. ổn định tổ chức
 - Kiểm tra sĩ số.
 4.2. Kiểm tra bài cũ
 - Môi trường là gì? Phân biệt nhân tố sinh thái? Kể tên 1 vài nhân tố hữu sinh ảnh hưởng đến con ngời?
 - Kiểm tra bài tập của HS.
 4.3. Bài mới
	 * Mở bài: Khi chuyển 1 sinh vật từ nơi có ánh sáng mạnh đến nơi có ánh sáng yếu (hoặc ngợc lại) thì khả năng sống của chúng sẽ như thế nào? Nhân tố ánh sáng có ảnh hưởng như thế nào tới đời sống sinh vật?
Hoạt động 1: ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật
	MT:Chỉ ra được những ảnh hưởng của ánh sáng lên hình thái, sinh lí của TV. Phân biệt được nhóm cây ưa sáng và cây ưa bóng
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV đặt vấn đề.
- ánh sáng có ảnh hưởng tới đặc điểm nào của thực vật?
- GV cho HS quan sát cây lá lốt, vạn niên thanh, cây lúa, gợi ý để các em so sánh cây sống nơi ánh sáng mạnh và cây sống nơi ánh sáng yếu. Cho HS thảo luận và hoàn thành bảng 42.1
- Yêu cầu vài nhóm đưa phiếu học tập lên bảng
-GV nhận xét và đưa bảng kiến thức chuẩn
- Cho HS nhận xét, quan sát minh hoạ trên tranh, mẫu vật.
- GV giải thích thêm: á sáng ảnh hưởng đến nhiệt độ và cùng với nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình hô hấp. Khi nắng găt kéo dài, cây hô hấp mạnh, THN mạnh, làm cây bị héo
 ánh sáng còn ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây.Trải qua QT lịch sử kéo dài cây đã hình thành đặc điểm thích nghi với cường độ và nhiệt độ chiếu sáng
- Hỏi: người ta phân biệt cây ưa sáng và cây ưa bóng dựa vào tiêu chuẩn nào/
 = Trong nông nghiệp, người ta ứng dụng điều này trong SX ntn? Cho VD
- HS nghiên cứu SGK trang 122
+ Quan sát H 42.1; 42.2.
 - HS quan sát tranh ảnh, mẫu vật.
- HS thảo luận nhóm, hoàn thành bảng 42.1 vào phiếu học tập
-2 nhóm đưa phiếu học tập lên bảng , các nhóm nhận xét bổ sung
Bảng 42.1: ảnh hưởng của ánh sáng tới hình thái và sinh lí của cây
Những đặc điểm của cây
Khi cây sống nơi quang đãng
Khi cây sống trong bóng râm, dưới tán cây khác, trong nhà
Đặc điểm hình thái
- Lá
- Thân
+ Phiến lá nhỏ, hẹp, màu xanh nhạt
+ Thân cây thấp, số cành cây nhiều
+ Phiến lá lớn, hẹp, màu xanh thẫm
+ Chiều cao của cây bị hạn chế bởi chiều cao của tán cây phía trên, của trần nhà.
Đặc điểm sinh lí:
- Quang hợp
- Thoát hơi nước
+ Cường độ quang hợp cao trong điều kiện ánh sáng mạnh.
+ Cây điều tiết thoát hơi nước linh hoạt: thoát hơi nước tăng trong điều kiện có ánh sáng mạnh, thoát hơi nước giảm khi cây thiếu nước.
+ Cây có khả năng quang hợp trong điều kiện ánh sáng yếu, quang hợp yếu trong điều kiện ánh sáng mạnh.
+ Cây điều tiết thoát hơi nước kém: thoát hơi nước tăng cao trong điều kiện ánh sáng mạnh, khi thiếu nước cây dễ bị héo.
- Yêu cầu HS rút ra kết luận.
- ánh sáng có ảnh hưởng tới những đặc điểm nào của thực vật?
- GV nêu thêm: ảnh hưởng tính hướng sáng của cây.
- Nhu cầu về ánh sáng của các loài cây có giống nhau không?
- Hãy kể tên cây ưa sáng và cây ưâ bóng mà em biết?
- Trong sản xuất nông nghiệp, người nông dân ứng dụng điều này như thế nào?
- HS rút ra kết luận.
- Dựa vào bảng trên và trả lời.
- HS lắng nghe.
- 1 HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.
+ Trồng xen kẽ cây để tăng năng suất và tiết kiệm đất.
 + Trồng dày hợp lí, trồng cây nơi đủ ánh sáng
 + Dùng biện pháp chiếu sáng đối với cây ưa sáng
Kết luận: 
 - ánh sáng có ảnh hưởng tới đời sống thực vật, làm thay đổi đặc điểm hình thái, sinh lí (quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước) của thực vật.
 - Nhu cầu về ánh sáng của các loài không giống nhau:
 + Nhóm cây ưa sáng: gồm những cây sống nơi quang đãng.
 + Nhóm cây ưa bóng; gồm những cây sống nơi ánh sáng yếu, dưới tán cây khác.
Hoạt động 2: ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống của động vật
MT: HS chỉ ra được ánh sáng có ảnh hưởng tới hoạt động sống, sinh sản và tập tính của ĐV
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thí nghiệm SGK trang 123. Chọn khả năng đúng
- H:+ ánh sáng có ảnh hưởng tới động vật như thế nào?
 + Qua VD về phơi nắng của thằn lằn H 42.3, em hãy cho biết ánh sáng còn có vai trò gì với động vật? Kể tên những động vật thường kiếm ăn vào ban ngày, ban đêm?
 + Giữa những loài chim kiếm ăn ban ngày và ban đêm có điểm nào khác nhau về màu lông, cơ quan thị giác?
- GV thông báo thêm: ánh sáng còn ảnh hưởng đến nhiều HĐ sống khác như TĐC, sinh trưởng, phát triển
 VD: + Gà thường đẻ trứng ban ngày
 + Vịt đẻ trứng ban đêm.
 + Mùa xuân nếu có nhiều ánh sáng, cá chép thờng đẻ trứng sớm hơn.
- Từ VD trên em hãy rút ra kết luận về ảnh hởng của ánh sáng tới động vật?
- Trong chăn nuôi ngời ta có biện pháp kĩ thuật gì để gà, vịt đẻ nhiều trứng?
- GV KL: nhịp điệu chiếu sáng ngày và đêm đã hình thành 2 nhóm ĐV
- Hỏi: lây VD về ĐV ưa sáng, ĐV ưa tối
- HS nghiêncứu thí nghiệm, thảo luận và chọn phương án đúng (phương án 3)
- HS trả lời câu hỏi.
- HS nêu. giúp điều hoà thân nhiệt
 - HS nghe GV nêu.
- HS rút ra kết luận về ảnh hưởng của ánh sáng.
 + Tạo ngày nhân tạo để gà vịt đẻ nhiều trứng.
Kết luận: 
 - ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống động vật:
+ Tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật và định hướng di chuyển trong không gian.
+ Giúp động vật điều hoà thân nhiệt.
+ ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh sản và sinh trưởng của động vật.
 - Động vật thích nghi điều kiện chiếu sáng khác nhau, người ta chia thành 2 nhóm động vật:
+ Nhóm động vật ưa sáng: gồm động vật hoạt động ban ngày.
+ Nhóm động vật ưa tối: gồm động vật hoạt động ban đêm, sống trong hang, đất hay đáy biển.
 4.4. Củng cố
 - Sắp xếp các cây sau vào nhóm thực vật ưa bóng và thực vật ưa sáng cho phù hợp: Cây bàng, cây ổi, cây ngải cứu, cây thài lài, phong lan, hoa sữa, dấp cá, táo, xoài.
 - Nêu sự khác nhau giữa thực vật ưa sáng và thực vật ưa bóng?
 - Chuột nhà thường hoạt động vào thời gian nào trong ngày?
 - Giải thích bài tập 3/ SGK
 4.5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Làm bài tập 1, 2, vào vở.
- Đọc trớc bài 43.
5.Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docT40-44.doc