Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 20 - Tiết 40 - Bài 37: Thành tựu chọn giống ở Việt Nam

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 20 - Tiết 40 - Bài 37: Thành tựu chọn giống ở Việt Nam

I. MỤC TIÊU:

Học xong bài này, HS có khả năng:

- Trình bày được các phương pháp thường sử dụng trong chọn giống vật nuôi và cây trồng.

- Xác định được phương pháp cơ bản trong chọn giống vật nuôi và cây trồng.

- Nêu được các thành tựu nổi bật trong chọn giống vật nuôi, cây trồng.

- Rèn luyện kĩ năng tự nghiên cứu với SGK và trao đổi theo nhóm.

 

doc 5 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1362Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 20 - Tiết 40 - Bài 37: Thành tựu chọn giống ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20	Ngày soạn:
Tiết 40	Ngày dạy:
Bài 37: THÀNH TỰU CHỌN GIỐNG Ở VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU:
Học xong bài này, HS có khả năng:
- Trình bày được các phương pháp thường sử dụng trong chọn giống vật nuôi và cây trồng.
- Xác định được phương pháp cơ bản trong chọn giống vật nuôi và cây trồng.
- Nêu được các thành tựu nổi bật trong chọn giống vật nuôi, cây trồng.
- Rèn luyện kĩ năng tự nghiên cứu với SGK và trao đổi theo nhóm.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Phiếu học tập ghi nội dung về về các dạng gây đột biến nhân tạo.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ:
- Hs 1: Chọn lọc 1 lần và nhiều lần được tiến hành như thế nào? Ưu nhược điểm của hai phương pháp này? Phạm vi áp dụng?
- Hs 2: Phương pháp chọn lọc cá thể được tiến hành như thế nào? Ưu nhược điểm của nó? Phạm vi áp dụng?
Bài mới:
Hoạt động 1
TÌM HIỂU THÀNH TỰU CHỌN GIỐNG CÂY TRỒNG
* Nêu vấn đề: Dựa vào các quy luật di truyền, biến dị, kĩ thuật phân tử, tế bào, ở Việt Nam đã tạo ra hàng trăm giống cây trồng mới, thông qua 4 phương pháp chủ yếu:
1. Gây đột biến nhân tạo.
* Lưu ý HS: Cần nghiên cứu kĩ các dạng gây đột biến nhân tạo (3 dạng).
* Treo bảng phụ 1: ghi nội dung về các dạng gây đột biến nhân tạo:
Các dạng gây đột biến nhân tạo
Nội dung
Gây đột biến nhân tạo rồi chọn cá thể để tạo giống mới.
Chọn lọc cá thể ưu tú trong các thể đột biến để tạo giống mới.
Phối hợp giữa lai hữu tính và xử li đột biến .
Lai hữu tính rồi xử lí đột biến và chọn lọc cá thể ưu tú để tạo giống mới.
Chọn giống bằng chọn dòng tế bào xôma, có biến dị hoặc đột biến xôma.
Chọn cá thể ưu tú trong dòng tế bào xôma có biến dị hoặc đột biến xôma để tạo giống mới.
* Dựa vào bảng phụ để phân tích và hoàn thiện câu trả lời của các nhóm HS.
2. Lai hữu tính để tạo biến dị tổ hợp hoặc chọn lọc cá thể từ các giống hiện có.
* Yêu cầu HS nghiên cứu SGK để nêu lên được các thành tựu chọn lọc giống qua lai hữu tính tạo biến dị tổ hợp hoặc chọn lọc cá thể.
3. Tạo ưu thế lai (ở F1) và tạo giống đa bội thể.
* Cho HS tìm hiểu SGK để nêu được thành tựu tạo giống ưu thế lai và tạo giống đa bội thể ở Việt Nam.
* GV nhấn mạnh: Trong chọn giống cây trồng, phương pháp lai hữu tính vẫn được coi là phương pháp cơ bản nhất.
* Nghiên cứu SGK, thảo luận theo nhóm để nêu lên được:
- Thế nào là gây đột biến nhân tạo trong chọn giống cây trồng?
- Những thành tựu thu được từ gây đột biến nhân tạo cây trồng ở Việt Nam là gì?
* Đại diện một vài nhóm HS trình bày kết quả thảo luận của nhóm, các nhóm khác bổ sung.
Đáp án:
* Gây đột biến nhân tạo trong chọn giống cây trồng là:
Gây đột biến nhân tạo, chọn thể đột biến ưu tú làm giống mới.
Lai hữu tính rồi gây đột biến chọn lọc cá thể ưu tú làm giống.
Chọn cá thể ưu tú trong dòng tế bào xôma có biến dị hoặc đột biến xôma để tạo giống.
* Những thành tự từ gây đột biến nhân tạo cây trồng ở Việt Nam, được thể hiện trên lúa, ngô, đậu tương, lạc, cà chua, táo .. với năng suất cao phẩm chất tốt.
* Tự nghiên cứu SGK, trao đổi theo nhóm và cử đại diện trình bày kết quảthảo luận trước cả lớp. Dưới sự hướng dẫn của GV, các em phải nêu lên được:
- Trong tạo biến dị tổ hợp, ngườita đã lai giống lúa DT10 với OM8 để tạo ra DT17 có ưu điểm của cả hai giống lúa đem lại.
- Trong chọn lọc cá thể, người ta đã chọn được các giống: Cà chua P375, lúa CR203, đậu tương AK02 có năng suất cao, phẩm chất tốt và thích hợp với vùng thâm canh.
* Tìm hiểu SGK, trao đổi theo nhóm, cử đại diện, báo cáo kết quả thảo luận của nhóm.
* Dưới sự chỉ đạo của GV, các nhóm thảo luận và phải nêu lên được:
- Trong tạo giống ưu thế lai, người ta đã tạo được: Giống ngô lai LVN10 chịu hạn, chống đổ và kháng sâu bệnh đó, có năng suất 8 – 12 tấn/ ha, giống ngô lai LVN4 có khả năng thích ứng rộng, đạt 8 – 10 tấn/ha. Giống ngô lai LVN20 có khả năng chống đổ tốt, có thể đạt 6 – 8 tấn/ha.
- Trong tạo giống đa bội thể, người ta đã tạo được: giống dâu số 12 (tam bội), có lá dày .. năng suất bình quân 29,7 tấn/ha/năm.
Hoạt động 2
TÌM HIỂU THÀNH TỰU CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI
* Phân tích cho HS rõ: Lai giống là phương pháp chủ yếu để tạo nguồn biến dị cho chọn giống mới, cải tạo giống có năng suất thấp và tạo ưu thế lai.
* Yêu cầu HS nghiên cứu mục II SGK để trình bày được: Các thành tựu chọn giống vật nuôi ở Việt Nam.
* Phân tích cho HS thấy rằng: Trong chọn giống vật nuôi, lai giống là phương pháp chủ yếu vì nó tạo ra nguồn biến dị tổ hợp cho tạo giống mới, cải tạo giống có năng suất thấp và tạo ưu thế lai.
* Độc lập nghiên cứu SGK, thảo luận theo nhóm, và cử đại diện trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
- Dưới sự hướng dẫn của GV, các nhóm thảo luận và phải trình bày được:
* Trong tạo giống mới: Trong những năm 80 (thế kỉ XX) đã tạo được 2 giống lợn mới: Đại bạch x Ỉ – 81 và Bơcsai x Ỉ – 81 (có nhiều ưu điểm của bố và mẹ).
Đã tạo được giống gà lai Rốt – Ri, Plaimao – Ri; giống vịt lai Bạch tuyết (vịt Anh đào x vịt cỏ) có nhiều ưu điểm hơn giống bố và giống mẹ.
* Cải tạo giống địa phương: Lai cái địa phương tốt nhất x đực ngoại tốt nhất (đực cao sản được dung liên tiếp qua 4 – 5 thế hệ) tạo được giống có tầm vóc gần giống ngoại, có tỉ lệ thịt nạc tăng, khả năng thích nghi khá tốt. Ví dụ, ở lợn, ở bò ..
* Tạo giống ưu thế lai (F1): Ở nước ta, đã có những thành công nổi bật trong tạo giống lai F1 ở lợn, bò, dê, gà, vịt, cá ....
Ví dụ: Hầu hết lợn thịt hiện nay là lợn lai kinh tế, bò vàng Thanh Hóa x bò Hônsten Hà Lan cho con lai chịu được nóng cho 1000kg sữa/con/năm tỉ lệ bơ 4 – 4,5%.
* Nuôi thích nghi các giống nhập nội (với sự chăm sóc và khí hậu Việt Nam) như vịt siêu thịt, siêu trứng, gà tam hoàng, chim trắng .. Chúng được dùng để lấy thịt, sữa, trứng tạo ưu thế lai và cải tạo giống nội.
* Ứng dụng công nghệ sinh học trong công tác giống: Công nghệ cấy chuyển phôi cho phép cấy phôi từ bố mẹ cao sản sang những bò cái khác, giúp làm tăng nhanh đàn bò sữa (hoặc thịt).
Công nghệ thụ tinh nhân tạo cho gia súc bằng tinh trung bảo quan trong môi trường pha chế, giúp cho việc giảm số lượng và nâng cao chất lượng đực giống, tạo thuận lợi sản xuất con lai F1 ở vùng sâu, vùng xa. Dùng công nghệ gen để phát hiện sớm giới tính của phôi, phục vụ cho mục đích con người..
IV. CỦNG CỐ VÀ HOÀN THIỆN:
1. GV cho HS đọc lại phần tóm tắt cuối bài và nhắc lại được các thành tựu trong chọn giống cây trồng và trong chọn giống vật nuôi.
2. Gợi ý trả lời câu hỏi cuối bài.
ð Câu 1. * Đánh dấu + vào ô o chỉ câu đúng nhất trong các câu sau. Trong chọn giống cây trồng, ở Việt Nam đã sử dụng những phương pháp nào?
1. Gây đột biến nhân tạo.
2. Lai h.tính để tạo b.dị tổ hợp hoặc chọn lọc cá thể từ các giống hiện có.
3. Tạo giống ưu thế lai (ở F1).
4. Tạo giống đa bội thể.
5. Tạo giống bằng nuôi cấy mô.
o a. 1,2,3,4;	o b. 1,2,3,5;	o c. 2,3,4,5;	o d. 1, 3,4,5.
Đáp án: a.
* Phương pháp cơ bản nhất là phương pháp lai hữu tính.
ð Câu 2. Nội dung trả lời đã được nêu ra khi thực hiện s SGK.
ð Câu 3. Thành tựu nổi bật nhất trong chọn giống vật nuôi và cây trồng ở nước ta là: chọn giống lúa, ngô và sử dụng ưu thế lai ở lợn, gà.
V. DẶN DÒ:
* Học thuộc và nhớ phần tóm tắt cuối bài.
* Trả lời các câu hỏi sau:
1. Trong chọn giống cây trồng, người ta sử dụng những phương pháp nào? Phương pháp nào được xem là cơ bản? Cho ví dụ minh họa kết quả của mỗi phương pháp đó.
2. Trong chọn giống vật nuôi, chủ yếu người ta dùng phương pháp nào? Tại sao? Cho ví dụ.
3. Thành tựu nổi bật nhất trong chọn giống vật nuôi và cây trồng ở Việt Nam là ở lĩnh vực nào?
!!!&!!!

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 20_2.doc