1. Kiến thức:
- Nêu được những ảnh hưởng của nhân tố sinh thái vô sinh( ánh sáng) đến các đặc điểm hình thái, giải phẫu, sinh lí và tập tính của sinh vật.
- Nêu được một số nhóm sinh vật dựa vào giới hạn sinh thái của nhân tố sinh thái (ánh sáng).
- Nêu được một số ví dụ về sự thích nghi của sinh vật với môi trường.
Tuần: 22 Ngày dạy / / 2012 tại lớp 9A Ngày dạy / / 2012 tại lớp 9B Tiết 43: ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nêu được những ảnh hưởng của nhân tố sinh thái vô sinh( ánh sáng) đến các đặc điểm hình thái, giải phẫu, sinh lí và tập tính của sinh vật. - Nêu được một số nhóm sinh vật dựa vào giới hạn sinh thái của nhân tố sinh thái (ánh sáng). - Nêu được một số ví dụ về sự thích nghi của sinh vật với môi trường. 2. Kĩ năng: - Nhận biết được một số nhân tố sinh thái trong môi trường. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật. II. chuẩn bị của giỏo viờn và học sinh: 1.Chuẩn bị của giáo viên: - Mẫu: cây lá lốt, cây lúa ... - Bảng phụ(HĐ1) 2. Chuẩn bị của học sinh: - Mẫu: cây lá lốt, cây lúa ... - Đọc trước bài ở nhà. III. Tiến trỡnh bài dạy 1. Kiểm tra bài cũ: (5') + Môi trường sống của sinh vật là gì? Kể tên các loại môi trường và nhân tố sinh thái chủ yếu? 2. Dạy nội dung bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung * Hoạt động 1: Tìm hiểu ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật.(20') - GV: Nêu vấn đề: ánh sáng ảnh hưởng đến hình thái và sinh lí của cây như thế nào? - GV: Cho h/s quan sát lá lốt, vạn niên thanh, cây lúatrả lời câu hỏi: + ánh sáng ảnh hưởng tới quá trình nào của cây xanh? - HS: ánh sáng ảnh hưởng tới quang hợp. + Giải thích cách xếp lá trên thân của cây lúa và cây lá lốt? - HS: * Cây lá lốt: Lá xếp ngang nhân nhiều ánh sáng. * Cây lúa: Lá xếp nghiêng tránh tia nắng chiếu thẳng góc. + Sự khác nhau giữa 2 cách xếp lá này nới lên điều gì? - HS: Giúp thực vật thích nghi với môi trường sống. - GV: Yêu cầu h/s liên hệ thực tế, thảo luận nhóm nội dung: + So sánh đặc điểm của cây mọc nơi ánh sáng mạnh với nơi ánh sáng yếu. - GV: Gợi ý: cây mọc riêng rẽ nơi trống trải (bạch đàn..) Ư ánh sáng mạnh; cây mọc dưới tán cây khác (lá lốt) Ư ánh sáng yếu. - HS: Nghiên cứu ắ- tr122, thảo luận nhóm thống nhất ý kiến hoàn thiện bảng so sánh. - GV: Đưa ra một số ý kiến, yêu cầu các nhóm nhận xét lẫn nhau đưa ra ý kiến đúng. I. ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật. Những đặc điểm của cây Khi cây sống nơi quang đãng Khi cây sống trong bóng râm *Đặc điểm hình thái: - Lá - Thân - Phiến lá nhỏ, hẹp, xanh nhạt. - Thân cây thấp, số cành cây nhiều. - Phiến lá lớn, xanh thẫm. - Chiều cao bị hạn chế bởi chiều cao của tán cây phía trên, trần nhà. * Đặc điểm sinh lí: - Quang hợp - Thoát hơi nước. - Cường độ cao trong điều kiện ánh sáng mạnh. - Cây điều tiết thoát hơi nước linh hoạt: Tăng cao trong điều kiện ánh sáng mạnh, giảm khi cây thiếu nước. - Quang hợp trong điều kiện ánh sáng yếu, yếu trong điều kiện ánh sáng mạnh. - Cây điều tiết thoát hơi nước kém: tăng cao trong điều kiện ánh sáng mạnh, thiếu nước cây dễ bị héo. - GV: Yêu cầu h/s suy nghĩ trả lời câu hỏi: + Thực vật được chia thành mấy nhóm? - HS: Nhóm cây ưa sáng và cây ưa bóng. + Người ta phân biệt cây ưa bóng với cây ưa sáng dựa vào tiêu chuẩn nào? - HS: Dựa vào khả năng thích nghi của chúng với các điều kiện chiếu sáng của môi trường. - GV: Yêu cầu h/s liên hệ: + Em hãy kể tên cây ưa sáng và cây ưa bóng mà em biết? + Trong nông nghiệp người nông dân đã ứng dụng điều này vào sản xuất như thế nào và có ý nghĩa gì? - HS: Trồng xen kẽ cây để tăng năng suất và tiết kiệm đất, ví dụ trồng đỗ dưới cây ngô. * Hoạt động 2: Tìm hiểu ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống động vật.(15') - GV: Yêu cầu: Nghiên cứu thí nghiệm sgk tr123 trả lời câu hỏi: + ánh sáng có ảnh hưởng như thế nào tới động vật? - HS: Thảo luận nhóm nhỏ: + Chọn phương án đúng trong 3 phương án. (3) + Kết luận về ảnh hưởng của ánh sáng. - HS: Đại diện trình bày, h/s khác bổ sung. - GV: Đánh giá hoạt động của học sinh, yêu cầu trả lời: + Kể tên những động vật thường kiếm ăn lúc chập choạng tối, ban đêm, buổi sáng sớm, ban ngày? + Tập tính kiếm ăn và nơi ở của động vật liên quan với nhau như thế nào? - HS: Nơi ở phù hợp với tập tính kiếm ăn. Ví dụ: Loài ăn đêm hay ở trong hang tối. - GV: Thông báo thêm: Gà thường đẻ trứng ban ngày; Vịt để trứng ban đêm; Mùa xuân nếu có nhiều ánh sáng cá chép đẻ trứng sớm hơn. + Từ ví dụ trên em hãy rút ra kết luận về ảnh hưởng của ánh sáng tới động vật? - HS: Phân chia động vật thành những nhóm thích nghi với những điều kiện chiếu sáng ngày đêm. - GV: Nhận xét và hoàn chỉnh kiến thức. - HS: Liên hệ: Trong chăn nuôi người ta có biện pháp kĩ thuật gì để tăng năng suất? ( Chiếu sáng để cá đẻ; Tạo ngày nhân tạo để gà đẻ nhiều trứng) * ánh sáng ảnh hưởng tới hoạt động sinh lí của thực vật như quang hợp, hô hấp và hút nước của cây. + Nhóm cây ưa sáng. + Nhóm cây ưa bóng. II. ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống động vật * ánh sáng ảnh hưởng tới các hoạt động sống của động vật: Nhận biết, định hướng di chuyển trong không gian, sinh trưởng, sinh sản - Nhóm động vật ưa sáng: gồm những động vật hoạt động ban ngày. - Nhóm động vật ưa tối: Gồm những động vật hoạt động về ban đêm, sống trong hang, hốc đất * Kết luận chung: (sgk) 3. Củng cố, luyên tập: (4') * GV yêu cầu h/s trả lời câu hỏi: + Nêu sự khác nhau giữa thực vật ưa bóng và thực vật ưa sáng? + Sắp xếp các cây sau vào nhóm thực vật ưa bóng và thực vật ưa sáng cho phù hợp: Cây bàng, cây ổi, cây ngải cứu, cây thài lài, phong lan, hoa sữa, dấp cá, táo? 4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1') - Về nhà học bài và trả lời câu hỏi sgk. - Đọc mục "Em có biết" - Đọc trước bài 43.
Tài liệu đính kèm: