Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 23 - Tiết 45: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 23 - Tiết 45: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật

. Mục tiêu:

 1. Kiến thức: Qua bài, học sinh cần:

- Trình bày được thế nào là nhân tố sinh vật.

- Nêu được quan hệ giữa các sinh vật cùng loài và khác loài.

 2. Kĩ năng:

- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng quan sát, phân tích, thu thập kiến thức từ hình vẽ.

- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1244Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 23 - Tiết 45: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 23 Ngày dạy / / 2012 tại lớp 9A
 Ngày dạy / / 2012 tại lớp 9B 
 Tiết 45: ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật
 I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Qua bài, học sinh cần:
- Trình bày được thế nào là nhân tố sinh vật.
- Nêu được quan hệ giữa các sinh vật cùng loài và khác loài.
 2. Kĩ năng: 
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng quan sát, phân tích, thu thập kiến thức từ hình vẽ.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
 3. Thái độ:
	- Vận dụng vào thực tế sản xuất gia đình.
	- Giáo dục ý thức bảo vệ thiện nhiên đặc biệt là động vật.
II. chuẩn bị: 
 1.Chuẩn bị của giáo viên: 
 - Bảng phụ 
 2. Chuẩn bị của học sinh: 
 - Kẻ bảng 44 và làm các bài tập mục I, II vào vở.
III. Tiến trỡnh bài dạy
 1. Kiểm tra bài cũ: (5')
 + Nhiệt độ môi trường có ảnh hưởng tới đặc điểm hình thái, sinh lí của sinh vật như thế nào?
 2. Dạy nội dung bài mới: 
	Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu mối quan hệ cùng loài.
(18’)
- GV: Yêu cầu h/s quan sát h44.1, nghiên cứu ắ về quan hệ cùng loài để trả lời các câu hỏi trong sgk.
- HS:Quan sát và giải thích nội dung các hình a,b,c.
- GV: Gợi ý: Mỗi sinh vật sống trong môi trường đều trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến sinh vật khác, sinh vật cùng loài sống gần nhau tạo thành nhóm cá thể.
- HS: Làm bài tập mục ‚ - sgk:
+ Khi có gió bão, thực vật sống thành nhóm có lợi gì so cới sống riêng rẽ?
- HS: Giảm bớt sức thổi của gió, cây không bị đổ.
+ Trong tự nhiên động vật sống thành bầy đàn có lợi gì?
- HS: Tìm kiếm nhiều thức ăn, phát hiện kẻ thù nhanh tự vệ tốt hơn, săn mồi có hiệu quả hơn.
+ Vậy, quan hệ giữa các cá thể sinh vật cùng loài có tính chất gì?
- HS: Tính chất hỗ trợ biểu hiện ở hiệu quả nhóm.
+ Sinh vật cùng loài hỗ trợ nhau trong điều kiện nào?
- HS: Khi sinh vật sống với nhau thành nhóm tại nơi có diện tích (hoặc thể tích) hợp lí, có nguồn sống đầy đủ.
- GV: Bổ sung: 
 + Khi chim sẻ sống theo bầy đàn thì chúng thông báo cho nhau nơi có nhiều thức ăn, phát hiện kẻ thù cũng như nơi trú ẩn thuận tiện, thông báo luồng gió trái.an toàn hơn sống riêng rẽ.
 + Trâu rừng đi ngủ: Con non nằm trong, con trưởng thành nằm ngoài Ư Bảo vệ.
- GV: Treo bảng phụ ghi bài tập phần ‚ - sgk: , yêu cầu h/s liên hệ thực tế chọn câu đúng trong 3 câu:
- HS: Đưa ra đáp án: Câu 3 đúng.
+ Khi gặp điều kiện bất lợi dẫn đến hiện tượng gì?
- HS: Do thiếu thức ăn, nơi ở nên các cá thể cạnh tranh gay gắt, 1 số cá thể phải tách ra khỏi nhóm.
- GV: Ví dụ: Khi một bầy sói có số lượng cá thể tăng quá cao, lại sống trong một khu vực có nguồn sống trở nên eo hẹp thì chúng tranh giành thức ăn, nơi ở và con cáiƯ Phân tán ở động vật.
 + Nhiều loài động vật, số lượng cá thể tăng cao, giảm khả năng sinh sản, phân và sản phẩm bài tiết nhiều gây ô nhiễm, phát sinh bệnh tật, con non bị chết
- GV: Kết luận: Sinh vật cùng loài có những mối quan hệ nào? Mối quan hệ đó có ý nghĩa gì?
- GV: Yêu cầu h/s liên hệ:
 + Trong chăn nuôi người ta đã lợi dụng mối quan hệ hỗ trợ cùng loài để làm gì ? 
- HS: Nuôi vịt đàn, lợn đàn để tranh nhau ăn và sẽ nhanh lớn hơn.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu mối quan hệ khác loài(18’)
- GV: Yêu cầu h/s liên hệ thực tế về hoạt động: Hổ ăn thỏ, hải quỳ và tôm kí cư, địa y, cây nắp ấm đang bắt mồi. Yêu cầu: Phân tích và gọi tên mối quan hệ đó ?
- HS: Nêu được: Động vật ăn thịt con mồi; Hỗ trợ nhau cùng sống
- GV: Hỏi thêm: 
+ Hãy tìm thêm ví dụ về mối quan hệ giữa sinh vật khác loài mà em biết?
- HS: Giun kí sinh ở ruột người, bọ chét ở trâu bò
- GV: Treo bảng phụ ghi bảng 44 (tr132) yêu cầu h/s đọc và hiểu nội dung để nắm được bản chất của các mối quan hệ khác loài.
+ Quan hệ khác loài biểu hiện như thế nào? Hãy phân biệt quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch? 
- HS: Trả lời đặc điểm của từng mối quan hệ trên bảng phụ.
- GV: Chia lớp thành 4 nhóm lớn, yêu cầu thảo luận nhóm nội dung:
 + Xác định mối quan hệ hỗ trợ và đối địch trong các ví dụ ( Bảng phụ)
- HS: Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến Ư Cử đại diện trình bày.
- GV: Đưa ra đáp án chuẩn, yêu cầu các nhóm nhận xét chéo: Nhóm I Nhóm II
 Nhóm III Nhóm IV
 1) Cộng sinh: 1; 9 4) Kí sinh: 4; 8 
 2) Hội sinh: 5; 6 5) SV ăn SV khác: 3; 10
 3) Cạnh tranh: 2; 7
- GV: Cho h/s quan sát địa y, rễ cây họ đậu 
( H44.2 và 44.3), yêu cầu phân tích mối quan hệ giữa tảo với nấm (địa y), vi khuẩn trong nốt sần rễ cây họ đậu.
- GV: Yêu cầu h/s qua phân tích trả lời câu hỏi:
+ Sự khác nhau chủ yếu giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch của các sinh vật khác loài là gì?
- HS: Trả lời câu hỏi.
- GV: Cho h/s liên hệ:
 + Trong sản xuất cần làm gì để tránh cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật, làm giảm năng suất vật nuôi, cây trồng?
 + Trong nông nghiệp và lâm nghiệp con người đã lợi dụng mối quan hệ giữa các sinh vật khác loài để làm gì? Điều đó có ý nghĩa như thế nào? 
- HS: + Mật độ hợp lí, áp dụng kĩ thuật tỉa thưa (thực vật), tách đàn (động vật), cung cấp đủ thức ăn, vệ sinh môi trường sạch sẽ
 + Dùng sinh vật có ích tiêu diệt sinh vật có hại ( Ong mắt đỏ diệt sâu đục thân lúa)
- GV: Việc dùng sinh vật có ích tiêu diệt sinh vật có hại còn gọi là biện pháp sinh học và không gây ô nhiễm môi trường.
I. Quan hệ cùng loài.
* Các sinh vật cùng loài sống gần nhau, liên hệ với nhau hình thành nhóm cá thể.
- Trong một nhóm có những mối quan hệ:
 + Hỗ trợ: Sinh vật được bảo vệ tốt hơn, kiếm được nhiều thức ăn.
 + Cạnh tranh: Ngăn ngừa gia tăng số lượng cá thể và sự cạn kiệt nguồn thức ăn.
II. Quan hệ khác loài.
 * Hỗ trợ: 
 + Cộng sinh.
 + Hội sinh.
 Ư Mối quan hệ có lợi (hoặc ít nhất không có hại) đối với sinh vật.
 * Đối địch:
 + Cạnh tranh.
 + Kí sinh, nửa kí sinh.
 + Sinh vật ăn sinh vật khác Ư Một bên sinh vật được lợi, còn bên kia bị hại hoặc cả 2 bên cùng bị hại.
* Kết luận chung: (sgk)
 3. Củng cố, luyên tập: (3')
 - GV yêu cầu h/s điền tên các mối quan hệ giữa các sinh vật.
Quan hệ giữa các sinh vật
Quan hệ hỗ trợ cùng có lợi
(+ +)
Quan hệ hỗ trợ một bên có lợi và bên kia không bị hại (+ 0)
Quan hệ đối địch một bên có lợi và bên kia bị hại (+ -)
Quan hệ đối địch 2 bên cùng bị hại ( - -)
 (1) (2) (3) (4)
 Cộng sinh Hội sinh SV ăn SV khác Cạnh tranh 
 (Có lợi thức ăn, nơi ở) Kí sinh. nửa kí sinh 
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1')
 - Về nhà học bài theo câu hỏi1,2,3,4 SGK; 
 - Chuẩn bị dụng cụ thực hành bài 45 - 46 (tr135)./. 

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 44 Anh huong lan nhau giua cac sinh vat.doc