Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện năm học 2011 - 2012 môn: Hóa học - Lớp 9

Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện năm học 2011 - 2012 môn: Hóa học - Lớp 9

Câu I (5,0 điểm).

1. So sánh tính chất hóa học giữa nhôm và sắt, viết các phương trình phản ứng minh họa.

2. Cho dung dịch hỗn hợp A gồm BaCl2, MgCl2, CaCl2, NaCl, Ca(HCO3)2 tác dụng với dung dịch Na2CO3 dư, thu được dung dịch B và kết tủa D, lọc D. Cho dung dịch B tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch E, cô cạn dung dịch E thu được chất rắn F.

a. Xác định thành phần hóa học của B, D, E, F và viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra trong thí nghiệm trên.

 

doc 1 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1188Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện năm học 2011 - 2012 môn: Hóa học - Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
HUYỆN KHOÁI CHÂU
ĐỀ CHÍNH THỨC
 (Đề thi gồm có 01 trang)
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
Năm học 2011 - 2012
Môn: Hóa học - Lớp 9
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu I (5,0 điểm).
1. So sánh tính chất hóa học giữa nhôm và sắt, viết các phương trình phản ứng minh họa.
2. Cho dung dịch hỗn hợp A gồm BaCl2, MgCl2, CaCl2, NaCl, Ca(HCO3)2 tác dụng với dung dịch Na2CO3 dư, thu được dung dịch B và kết tủa D, lọc D. Cho dung dịch B tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch E, cô cạn dung dịch E thu được chất rắn F.
a. Xác định thành phần hóa học của B, D, E, F và viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra trong thí nghiệm trên.
b. Nêu mục đích của thí nghiệm.
3. Có 5 ống nghiệm không nhãn đựng 5 dung dịch (không trùng lặp nhau) được đánh số từ 1 đến 5, gồm: K2CO3, BaCl2, MgCl2, H2SO4, NaOH. Biết rằng:
- Ống (1) đổ vào ống (2) có tạo khí.
- Ống (1) đổ vào ống (4) có kết tủa.
- Ống (2) đổ vào ống (4) và ống (5) đều cho kết tủa.
Hãy cho biết mỗi ống nghiệm đựng dung dịch gì? Giải thích và viết các phương trình hóa học của phản ứng.
Câu II (3,0 điểm).
1. Hòa tan hết hỗn hợp N gồm MgO và CuO vào dung dịch H2SO4 thu được dung dịch M trong đó nồng độ phần trăm của 2 muối là bằng nhau. Xác định % khối lượng mỗi chất trong N.
2. Dung dịch X là dung dịch HCl, dung dịch Y là dung dịch NaOH. Cho 200 ml dung dịch X vào cốc chứa 120 gam dung dịch Y, tạo ra dung dịch Z chỉ chứa 1 chất tan. Cô cạn dung dịch Z thu được 17,55 gam chất rắn khan. Tính nồng độ mol của dung dịch X và nồng độ phần trăm của dung dịch Y.
Câu III (2,0 điểm). Hỗn hợp G gồm Na và Al
- Cho m gam G tác dụng với nước dư, thu được 1,344 lít khí, dung dịch H và phần không tan T.
- Cho 2m gam G tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 20,832 lít khí.
(Biết tất cả các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đo ở đktc).
1. Tính khối lượng từng kim loại trong m gam G.
2. Cho 50 ml dung dịch HCl vào dung dịch H, sau phản ứng thu được 0,78 gam kết tủa. Xác định nồng độ mol của dung dịch HCl.
(Cho: Mg= 24; O= 16; Na= 23; H= 1; Cl= 35,5; Al= 27; Cu= 64; S= 32)
-------------Hết------------
Họ và tên thí sinh:.Số báo danh:
Chữ ký của giám thị số 1:..
Ghi chú: - Thí sinh không sử dụng tài liệu, bảng tính tan, bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
 - Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Tài liệu đính kèm:

  • docThi HSG.doc