Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 23 - Tiết 45: Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 23 - Tiết 45: Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái

Kiến thức: Học xong bài này học sinh có khả năng nêu được khái niệm môi trường sống và các loại môi trường sống của sinh vật

 Phân biệt được các nhân tố sinh thái

 *Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, phân tích để thu nhận kiến thức từ hình vẽ, hợp tác nhóm, tự nghiên cứu SGK

* Giáo dục : HS hiểu được môi trường sống của sinh vật biết tác động tích cực vào môi trường, không hủy hoại môi trường sống của sinh vật .

II.Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, hợp tác nhóm

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1287Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 23 - Tiết 45: Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 23 Ngày soạn:20/1/2010
 Ngày dạy:25/1/2010
 Sinh vật và môI trường
Chương I: sinh vật và môI trường
Tiết 45: BàI 41: môI trường và các nhân tố sinh thái
I.Mục tiêu:
*Kiến thức: Học xong bài này học sinh có khả năng nêu được khái niệm môi trường sống và các loại môi trường sống của sinh vật 
 Phân biệt được các nhân tố sinh thái
 *Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, phân tích để thu nhận kiến thức từ hình vẽ, hợp tác nhóm, tự nghiên cứu SGK
* Giáo dục : HS hiểu được môi trường sống của sinh vật à biết tác động tích cực vào môi trường, không hủy hoại môi trường sống của sinh vật . 
II.Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, hợp tác nhóm
III.Chuẩn bị:
 - Giáo viên: Tranh phóng to H : 41.1, 41.2 SGK
 - Học sinh: Xem trước bài ở nhà ,bảng phụ 41.1, 41.2 
IV. Tiến trình lên lớp
1. ổn định: Kiểm tra sĩ số học sinh 
2. Bài mới:
a. Mở bài: Thế nào là môi trường sống, các loại môi trường sống của sinh vật, các nhân tố sinh thái của môi trường và giới hạn nhân tố sinh thái là gì ?...
b. Phát triển bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
*Hoạt động 1: Tìm hiểu về môi trường sống của sinh vật
GV :Treo tranh H: 41.1 à hướng dẫn học sinh quan sát tranh, nghiên cứu SGK. 
HS : Trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi, 
? Môi trường sống là gì ?
- Giáo viên treo bảng 41.1, gọi học sinh điền tiếp nội dung vào các ô trống của bảng 41.1 cho phù hợp
- Giáo viên gọi đại diện nhóm trình bày kết quả 
- Nhóm khác theo dõi nhận xét bổ sung
? Qua nội dung trong bảng cho biết môi trường sống của sinh vật bao gồm mấy loại ?
- Giáo viên chốt lại và giới thiệu thêm 4 loại môi trường
*Hoạt động 2: Tìm hiểu các nhân tố sinh thái của môi trường
GV : Yêu cầu học sinh tìm hiểu SGK 
HS : Thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:
? Nhân tố sinh thái là gì ?
( Là những yếu tố của môi trường tác động lên sinh vật )
? Có mấy loại nhân tố sinh thái ?
 ( có 2 nhóm : nhân tố sinh thái vô sinh ( không sống ) và nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh (sống )
? Vì sao con người được tách ra thành nhân tố sinh thái riêng ?
( Vì : hoạt động của con người khác với các SV khác . Con người có trí tuệ à khai thác tài nguyên và cải tạo thiên nhiên ) 
- Giáo viên treo bảng 41.2 à hướng dẫn HS điền bảng gọi học sinh lên điền bảng
? Nhận xét về sự thay đổi của các nhân tố sinh thái sau :
? Trong 1 ngày ( từ sáng tới tối ), ánh sáng mặt trời chiếu trên mặt đất thay đổi như thế nào ?
 (Trong 1 ngày ánh sáng chiếu lên mặt đất tăng dần từ sáng đến trưa, sau đó giảm dần từ chiều đến tối)
? ở nước ta, độ dài ngày vào mùa hè và mùa đông có gì khác nhau ?
 ( Độ dài ngày thay đổi theo mùa, mùa hè ngày dài hơn mùa đông )
? Sự thay đổi nhiệt độ trong 1 năm diễn ra như thế nào ?
 ( Trong 1 năm to thay đổi theo mùa: Hè nóng nực thu mát mẻ, đông lạnh, xuân ấm áp)
- Đại diện nhóm trình bày kết quả
- Nhóm khác nhận xét bổ sung, rút ra kết luận (dưới sự hướng dẫn của giáo viên )
*Hoạt động 3: Tìm hiểu giới hạn sinh thái
GV :Treo H: 41.2 SGK
HS :Quan sát H: 41.2, đọc SGK, trả lời câu hỏi :
? Cá rô phi ở VN sống và phát triển ở nhiệt độ nào 
( 5 – 42 0C )
? Nhiệt độ nào cá rô phi sinh trưởng và phát triển thuận lợi nhất ? ( 25 – 35 0C, điểm cực thuận là 300C 
? Tại sao 420C thì cá rô phi sẽ bị chết ?
( Vì quá giới hạn chịu đựng ) 
? Từ VD trên em có nhận xét gì về khả năng chịu đựng của SV với mỗi nhân tố sinh thái ?
( Mỗi loài chịu được 1 giới hạn nhất định với các nhân tố sinh thái )
? Thế nào là giới hạn sinh thái ?
- GV : Liên hệ thực tế :
? Khi biết được ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái và giới hạn sinh thái có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất nông nhgiệp ?
I. Môi trường sống của sinh vật 
- Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng
- Có 4 loại môi trường
+ Môi trường nước
+ Môi trường trong đất 
+ Môi trường cạn (đất - không khí )
+ Môi trường sinh vật
II. Các nhân tố sinh thái của môi trường
- Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật
- Các nhân tố sinh thái chia thành 2 nhóm
+ Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh
+ Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh
III. Giới hạn sinh thái 
Là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định.
c.Tổng kết : Học sinh đọc phần tóm tắt cuối bài
4. Kiểm tra đánh giá :
? Thế nào là môi trường sống của sinh vật ? Có mấy nhóm nhân tố sinh thái ?
Trả lời câu hỏi 1 SGK? 
Gợi ý câu hỏi 1: Nhóm nhân tố sinh thái sống: Kiến,rắn hổ mang, cây gỗ, cây cỏ, sâu ăn lá cây
Nhân tố không sống: Mức độ ngập nước, độ dốc của đất, nhiệt độ, không khí, ánh sáng độ ẩm, áp suất không khí, gỗ mục, gió thổi, thảm lá khô, độ tươi xốp của đất, lượng mưa
5.Hướng dẫn học ở nhà:- Học bài + trả lời các câu hỏi SGK
 Xem trước bài: “ ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật”
 Chuẩn bị bảng phụ nội dung bảng 42.1
 V.Rút kinh nghiệm giờ dạy : 

Tài liệu đính kèm:

  • docsinh 9 t43.doc