Học xong bài này, HS có khả năng:
- Nêu được sự ảnh hưởng của nhân tố sinh thái nhiệt độ và độ ẩm đến đặc điểm hình thái sinh lí và tập tính của sinh vật.
- Giải thích được sự thích nghi của sinh vật.
- Rèn luyện kĩ năng thảo luận theo nhóm, tự nghiên cứu với SGK và quan sát, phân tích hình vẽ để thu nhận kiến thức.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Tuần 23 Ngày soạn: 16/2/2009 Tiết 45 Ngày dạy: 17/2/2009 Bài 43: ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ ĐỘ ẨM LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS có khả năng: - Nêu được sự ảnh hưởng của nhân tố sinh thái nhiệt độ và độ ẩm đến đặc điểm hình thái sinh lí và tập tính của sinh vật. - Giải thích được sự thích nghi của sinh vật. - Rèn luyện kĩ năng thảo luận theo nhóm, tự nghiên cứu với SGK và quan sát, phân tích hình vẽ để thu nhận kiến thức. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Tranh phóng to hình 43.1 - 3 SGK. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Ổn định tổ chức. Kiểm tra bài cũ: - Hs 1: Trình bày ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật, cho ví dụ minh họa. - Hs 2: Trình bày ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống động vật, cho ví dụ minh họa. Bài mới: Hoạt động 1 TÌM HIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT * Treo tranh phóng to hình 43.1 – 2 SGK cho HS quan sát và yêu cầu các em nghiên cứu mục I SGK để thực hiện s SGK. * Từ kết luận trên, GV gợi ý để HS nêu lên được: Đa số sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ từ 0oC – 50oC. Tuy nhiên, cũng có một số sinh vật sống được ở nhiệt độ rất cao (vi khuẩn suối nước nóng) hoặc ở nhiệt độ rất thấp (ấu trùng sâu ngô chịu được nhiệt độ – 27oC. * Nêu vấn đề: Người ta chia sinh vật thành 2 nhóm: - Sinh vật biến nhiệt có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường (vì sinh vật, nấm, thực vật, động vật không xương sống, cá, lưỡng cư, bò sát). - Sinh vật hằng nhiệt nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường (chim, thú và con người). * Quan sát tranh, nghiên cứu SGK, trao đổi theo nhóm và cử đại diện trình bày kết quả thảo luận. * Dưới sự hướng dẫn của GV, điện diện một vài nhóm HS báo cáo kết quả, cả lớp thảo luận và đưa ra kết luận chung. Kết luận: Nhiệt độ ảnh hưởng tới quang hợp và hô hấp của thực vật: Cây chỉ quang hợp và hô hấp tốt ở nhiệt độ 20oC – 30oC. Cây ngừng quang hợp và hô hấp ở nhiệt độ quá thấp (0oC) hoặc quá cao (hơn 40oC). * HS độc lập nghiên cứu các ví dụ, rồi trao đổi nhóm, tìm các cụm từ phù hợp điền vào ô trống hoàn thiện bảng 43.1 SGK. * Một HS (được GV chỉ định) lên bảng điền vào bảng (nội dung bảng 43.1 SGK), dưới sự hướng dẫn của GV, cả lớp thảo luận và đưa ra đáp án đúng. Đáp án: Các sinh vật biến nhiệt và hằng nhiệt (đây là một ví dụ) Nhóm sinh vật Tên sinh vật Môi trường sống Sinh vật biến nhiệt - Cây ngô - Vi khuẩn cố định đạm -Trùng roi - Ba ba - Ruộng ngô - Rễ cây họ Đậu - Ao hồ; vũng nước đọng -Ao hồ Sinh vật hằng nhiệt - Gà - Lợn .. - Rừng và trong nhà - Rừng và trong nhà .. Hoạt động 2 TÌM HIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ ẨM LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT * Gợi ý: Sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật cũng chịu nhiều ảnh hưởng của độ ẩm không khí và đất có sinh vật thường xuyên sống trong nước hoặc trong môi trường ẩm ướt (ven bờ sông suối, dưới tán rừng rậm, trong các hang động .. Có những sinh vật sống nơi khí hậu khô như hoang mạc, vùng núi đá ..) * Quan sát tranh phóng to hình 43.3 SGK và đọc mục II SGK, thảo luận theo nhóm, để thực hiện sSGK. * Một đại diện nhóm HS lên bảng điền vào bảng (nội dung bảng 43.2 SGK), các nhóm khác nhận xét, bổ sung, (dưới sự hướng dẫn của GV) HS cả lớp cùng xây dựng đáp án đúng. Đáp án: (Đây là một ví dụ). Các nhóm sinh vật Tên sinh vật Môi trường sống Thực vật ưa ẩm - Cây lúa nước - Cây cói - Cây dương xỉ - Cây ráy - Ruộng lúa nước - Bãi ngập ven biển - Dưới tán rừng - Dưới tán rừng Thực vật chịu hạn - Cây lá bỏng - Cây xương rồng - Cây thông - Cây phi lao - Trong vườn nơi khô - Bãi cát - Trên đồi - Bãi cát ven biển Động vật ưa ẩm - Giun đất - Eách, nhái - Con sên - Trong đất - Ven bờ nước ao, hồ - Khu vực ẩm ướt trong rừng, vườn Động vật ưa khô - Thằn lằn - Lạc đà - Vùng cát khô - Sa mạc IV. CỦNG CỐ VÀ HOÀN THIỆN: 1. GV yêu cầu HS đọc phần tóm tắt cuối bài và nêu lên được: Sự ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật. 2. Gợi ý trả lời câu hỏi cuối bài. ð Câu 1. Đánh dấu + vào ô o chỉ câu đúng nhất trong các câu sau. Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của thực vật? 1. Ảnh hưởng rất mạnh đến hoạt động quang hợp và hô hấp. 2. Ảnh hưởng tới sự hình thành và hoạt động của diệp lục. 3. Khi độ ẩm không khí thấp, nhiệt độ không khí càng cao thì cây thoát hơi nước càng mạnh. 4. Ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của thực vật. o a.1,2,3; o b.2,3,4; o c.1,2,4; o d.1,3,4. Đáp án: a. ð Câu 2. - Sinh vật hằng nhiệt, chúng có khả năng duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định, không thay đổi theo nhiệt độ môi trường. - Sở dĩ như vậy là sinh vật hằng nhiệt đã phát triển cơ chế điều hòa nhiệt (có trung tâm điều hòa nhiệt ở não bộ). ð Câu 3. Sắp xếp các sinh vật tương ứng với từng nhóm sinh vật Các nhóm sinh vật Trả lời Các sinh vật 1. Sinh vật biến nhiệt 2. Sinh vật hằng nhiệt 1.. 2.. a. Vi sinh vật, rêu b. Ngan, ngỗng c. Cây khế d. Cây mít e. Hổ, báo, lợn g. Tôm, cua Đáp án: 1. a, c, d, g; 2. b.e. ð Câu 4. - Động vật ưa ẩm: Eách, nhái, ốc sên, mọt ẩm, rết. - Động vật ưa khô: Rắn, rùa, thằn lằn, kì nhông. V. DẶN DÒ: * Học thuộc và nhớ phần tóm tắt cuối bài. * Trả lời các câu hỏi sau: 1. Vì sao nói nhiệt độ của môi trường có ảnh hưởng tới đặc điểm hình thái và sinh lí của sinh vật? 2. Trong hai nhóm sinh vật hằng nhiệt và biến nhiệt, sinh vật thuộc nhóm nào có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệ độ của môi trường? Tại sao? 3. Hãy so sánh đặc điểm khác nhau giữa hai nhóm cây ưa ẩm và chịu hạn. 4. Hãy kể tên 10 động vật thuộc hai nhóm động vật ưa ẩm và ưa khô * Đọc mục “Em có biết?”. !!!&!!!
Tài liệu đính kèm: