Học xong bài này, HS có khả năng:
1. Kiến thức:
- Nêu được thế nào là nhân tố sinh vật.
- Trình bày được quan hệ giữa các sinh vật cùng loài và khác loài.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng tự nghiên cứu với SGK, trao đổi theo nhóm và quan sát, phân tích để thu nhận kiến thức từ các hình vẽ, kênh hình, đoạn phim.
3. Thái độ: Rèn tinh thần yêu thích môn học.
Tuần 23 Ngày soạn: 16/2/2009 Tiết 46 Ngày dạy: 19/2/2009 Bài 44: ẢNH HƯỞNG LẪN NHAU GIỮA CÁC SINH VẬT I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS có khả năng: 1. Kiến thức: - Nêu được thế nào là nhân tố sinh vật. - Trình bày được quan hệ giữa các sinh vật cùng loài và khác loài. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng tự nghiên cứu với SGK, trao đổi theo nhóm và quan sát, phân tích để thu nhận kiến thức từ các hình vẽ, kênh hình, đoạn phim. 3. Thái độ: Rèn tinh thần yêu thích môn học. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: Tranh phóng to hình 44.1 - 3 SGK. Máy chiếu. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Ổn định tổ chức. Kiểm tra bài cũ: - Hs 1: Trình bày khái niệm và đặc điểm của động vật biến và hằng nhiệt, cho ví dụ minh họa. - Hs 2: Trong hai nhóm trên nhóm nào tiến hóa hơn? Vì sao? Bài mới: Hoạt động 1 TÌM HIỂU QUAN HỆ CÙNG LOÀI * Treo tranh phóng to hình 44.1 SGK cho HS quan sát và yêu cầu các em nghiên cứu mục I để thực hiện sSGK. * Gợi ý: Mỗi sinh vật sống trong môi trường đều gián tiếp hoặc trực tiếp ảnh hưởng tới các sinh vật khác ở xung quanh. Sinh vật cùng loài sống gần nhau, liên hệ với nhau, hình thành nên nhóm cá thể. * Theo dõi, nhận xét, bổ sung và chốt lại (đáp án). - Quan sát tranh, nghiên cứu SGK, trao đổi theo bàn, cử đại diện báo cáo kết quả thảo luận của nhóm. - Đại diện một vài nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm, các nhóm khác bổ sung và cùng đưa ra các câu trả lời chung cho cả lớp. Đáp án: * Khi có gió bão, thực vật sống chụm thành nhóm có tác dụng giảm bớt sức thổi của gió, làm cây không bị đổ. * Động vật sống thành bầy đàn có lợi trong tìm kiếm thức ăn, phát hiện kẻ thù nhanh hơn và tự vệ tốt hơn. * Hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm, làm giảm nhẹ cạnh tranh giữa các cá thể, hạn chế sự cạn kiệt nguồn thức ăn trong vùng. * Tiểu kết 1: Các sinh vật cùng loài sống gần nhau và liên hệ với nhau tạo thành nhóm cá thể. - Khi điều kiện thuận lợi : các cá thể hỗ trợ nhau ( tìm thức ăn, chống kẻ thù, chịu đựng bất lợi của môi trường ). - Khi gặp điều kiện bất lợi (thiếu thức ăn, nơi ở . . . ) các cá thể trong nhóm cạnh tranh gay gắt dẫn tới sự tách nhóm. Hoạt động 2 TÌM HIỂU QUAN HỆ KHÁC LOÀI * Cho HS đọc mục II SGK và thảo luận theo nhóm để thực hiện sSGK. * Gợi ý: Các sinh vật khác loài có quan hệ hoặc hỗ trợ hoặc đối địch lẫn nhau. - Đọc SGK, thảo luận theo nhóm và cử đại diện trình bày kết quả thảo luận. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp, các nhóm khác bổ sung, (dưới sự hướng dẫn của GV) cả lớp thống nhất đáp án đúng. Đáp án: * Tảo và nấm trong địa y có quan hệ cộng sinh. * Lúa và cỏ dại trên cánh đồng lúa có quan hệ cạnh tranh. * Hươu, nai và hổ trong một cánh rừng có quan hệ sinh vật ăn sinh vật khác. * Rận, bét và trâu, bò có quan hệ kí sinh. * Địa y và cành cây có quan hệ hội sinh. * Cá ép và rùa có quan hệ hội sinh. * Dê, bò cùng sống trên cánh đồng cỏ có quan hệ cạnh tranh. * Giun đũa sống trong ruột người có quan hệ kí sinh. * Vi khuẩn trong nốt sần rễ cây họ Đậu có quan hệ cộng sinh. * Cây nắp ấm bắt côn trùng có quan hệ sinh vật ăn sinh vật khác. * Sự khác nhau chủ yếu giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch của các loài sinh vật là: - Quan hệ hỗ trợ là quan hệ có lợi (không có hại) cho sinh vật. - Quan hệ đối địch là quan hệ mà một bên sinh vật có lợi, còn bên kia bị hại. * Tiểu kết 2: Nội dung bảng 44/132. IV. CỦNG CỐ VÀ HOÀN THIỆN: 1. GV cho HS đọc phần tóm tắt cuối bài và phải phân biệt được quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch. 2. Gợi ý trả lời câu hỏi cuối bài. ð Câu 1. Các sinh vật cùng loài hỗ trợ và cạnh tranh lẫn nhau trong những điều kiện: - Khi sinh vật sống với nhau thành nhóm tại nơi có diện tích (hay thể tích) hợp lí và có nguồn sống đầy đủ thì có quan hệ hỗ trợ. - Khi gặp điều kiện bất lợi như số lượng cá thể quá cao dẫn tới thiếu thức ăn, nơi ở thì có quan hệ cạnh tranh. ð Câu 2. – Tự trả lời là kết quả của cạnh tranh cùng loài và khác loài. - Thể hiện rõ nhất khi thiếu ánh sáng. ð Câu 3. Sắp xếp các quan hệ giữa các sinh vật tương ứng với các mối quan hệ khác loài. Các mối quan hệ khác loài Trả lời Các quan hệ giữa các sinh vật 1. Cộng sinh 2. Hội sinh 3. Cạnh tranh 4. Kí sinh 5. Sinh vật ăn sinh vật khác 1.. 2.. 3.. 4.. 5.. a. Trong một ruộng lúa, khi cỏ dại phát triển, năng suất giảm. b. Số lượng hươu, nai bị số lượng hổ cùng sống (trong một khu rừng) khống chế. c. Địa y sống bám trên cành cây. d. Rận, bọ chét sống bám trên da bò. e. Vi khuẩn sống trong nốt sần rễ cây họ đậu. g. Trâu và bò cùng sống trên một đống cỏ. h. Giun đũa sống trong ruột người. i. Cá ép bám vào rùa biển để được đưa đi xa. k. Cây nắp ấm bắt côn trùng. Đáp án: 1. e; 2. i; 3. a,g; 4. c,d,h; 5. b,k. ð Câu 4. - Trồng cây hoặc nuôi động vật phải có mật độ hợp lí - Áp dụng kĩ thuật làcần tỉa thưa hoặc tách đàn khi mật độ cao và cung cấp thức ăn đầy đủ, giữ chuồng trại sạch sẽ. V. DẶN DÒ: * Học thuộc và ghi nhớ phần tóm tắt cuối bài. * Trả lời các câu hỏi sau: 1. Các sinh vật cùng loài hỗ trợ và cạnh tranh lẫn nhau trong những điều kiện nào? 2. Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa ở thực vật là mối quan hệ gì? Trong điều kiện nào hiện tượng tự tỉa diễn ra mạnh mẽ? 3. Hãy tìm thêm các ví dụ minh họa quan hệ hỗ trợ và đối địch của các sinh vật khác loài. Trong các ví dụ đó, những sinh vật nào là sinh vật được lợi hoặc bị hại? 4. Trong thực tiễn sản xuất, cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật, làm giảm năng suất vật nuôi, cây trồng? * Đọc mục “Em có biết?”. * Chuẩn bị cho bài thực hành. !!!&!!!
Tài liệu đính kèm: