I. Mục tiêu
Hs có khả năng:
- Nêu được khái niệm quần thể, nêu ví dụ minh hoạ được quần thể sinh vật
- Nêu được đặc trưng cơ bản của quần thể qua các ví dụ
Rèn kỹ năng quan sát, thu nhận kiến thức từ hình vẽ
II. Phương tiện
- Tranh phóng to hình 47 sgk
TUẦN 24- TIẾT 47. QUẦN THỂ SINH VẬT I. Mục tiêu Hs có khả năng: Nêu được khái niệm quần thể, nêu ví dụ minh hoạ được quần thể sinh vật Nêu được đặc trưng cơ bản của quần thể qua các ví dụ Rèn kỹ năng quan sát, thu nhận kiến thức từ hình vẽ II. Phương tiện Tranh phóng to hình 47 sgk Phiếu học tập và bảng phụ ghi nội dung bảng 47.1 sgk III. Phương pháp Nêu vấn đề Quan sát Nghiên cứu sgk IV. Tiến trình bài giảng 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài giảng: Gv – Hs Mở bài: Gv: phát phiếu học tập ghi nội dung bảng 47.1 sgk và yêu cầu hs điền dấu ´ vào các ô trống để đúng các ví dụ thuộc vào quần thể sinh vật hay không phải quần thể sinh vật Hs độc lập hoàn thành bài tập. Đại diện trình bày Bảng Bài 47. Quần thể sinh vật I. Quần thể sinh vật Ví dụ Quần thể sinh vật Không phải quần thể sinh vật Tập hợp các cá thể rắn hổ mang, cú mèo và lợn rừng sống trong một rừng mưa nhiệt đới ´ Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam ´ Tập hợp các cá thể cá chép, cá mè, cá rô phi sống chung trong một ao ´ Các cá thể rắn hổ mang sống ở 3 hòn đảo cách xa nhau ´ Các cá thể chuột đồng sống trên một đồng lúa. Các cá thể chuột đực và cái có khả năng giao phối với nhau sinh ra chuột con. Số lượng chuột tuỳ thuộc nhiều vào lượng thức ăn có trên cánh đồng ´ Gv: gợi ý: Tỉ lệ đực/ cái có thể thay đổi phụ thuộc vào sự tử vong không đồng đều giữa các cá thể đực và cái ? Thế nào là tỉ lệ giới tính ? Tỉ lệ giới tính có ý nghĩa gì Hs đọc sgk, thảo luận nhóm, đại diện trình bày II. Các quần thể trong một loài phân biệt nhau ở những dấu hiệu nào 1. Tỉ lệ giới tính - Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực/ số lượng cá thể cái - Tỉ lệ đực/ cái có ý nghĩa quan trọng, nó cho thấy tiềm năng sinh sản của quần thể Gv: treo tranh phóng to hình 47 sgk, yêu cầu hs quan sát, tìm hiểu sgk để nêu được ý nghĩa sinh thái của các nhóm tuổi Hs quan sát tranh, thảo luận nhóm, đại diện trả lời ? Thế nào là mật độ quần thể Hs thảo luận nhóm, đại diện trả lời Chuyển tiếp: Gv: yêu cầu hs nghiên cứu mục III sgk, để trả lời câu hỏi: ? Khi thời tiết ấm áp và độ ẩm không khí cao (tháng 3 – tháng 6) số lượng muỗi nhiều hay ít ? Số lượng ếch nhái tăng cao vào mùa mưa hay mùa khô ? Chim cu gáy xuất hiện nhiều vào thời gian nào trong năm ? Hãy cho 2 ví dụ về biến động số lượng các cá thể trong quần thể Gv: gợi ý: Môi trường sống thay đổi sẽ thay đổi số lượng cá thể trong quần thể 2. Thành phần nhóm tuổi - Nhóm trước sinh sản (phía dưới): có vai trò chủ yếu làm tăng trưởng khối lượng và kích thước quần thể - Nhóm sinh sản (ở giữa): cho thấy khả năng sinh sản của các cá thể quyết định mức sinh sản của quần thể - Nhóm sau sinh sản (phía trên): biểu hiện những cá thể không còn khả năng sinh sản nên không ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể 3. Mật độ quần thể - Mật độ quần thể là số lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích III. Ảnh hưởng của môi trường tới quần thể sinh vật - Số lượng muỗi tăng cao vào những tháng nóng và ẩm (mùa hè) - Số lượng ếch nhái tăng cao vào mùa mưa - Chim cu gáy xuất hiện nhiều vào tháng có lúa chín - Chẳng hạn nêu sự biến đổi về số lượng cua hoặc bọ cánh cứng hoặc thạch sùng hoặc số lượng ve sầu Củng cố: Quần thể sinh vật là gì: Quần thể sinh vật là một tập hợp những cá thể cùng loài sinh sống trong một khoảng không gian xác định ở một thời điểm nhất định Những cá thể trong quần thể có khả năng giao phối với nhau, nhờ đó quần thể có khả năng sinh sản, tạo thành những thế hệ mới Quần thể là một tổ chức sinh vật ở mức độ cao hơn cá thể, được đặc trưng bởi những tính chất mà cá thể không có Cả a, b, và c* Những đặc trưng cơ bản của quần thể là gì: Đặc trưng về giới tính Thành phần nhóm tuổi của cá thể Mật độ quần thể Cả a, b và c*
Tài liệu đính kèm: